Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quyền hiện »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quyền hiện








KẾT QUẢ TRA TỪ


Quyền hiện:

(權現, gongen): quyền (權) nghĩa là quyền nghi, ứng cơ; hiện (現) là hóa hiện; tức chỉ chư phật bồ tát vì độ khắp chúng sanh mà quyền xảo hóa hiện các loại hình tướng; đồng nghĩa với quyền hóa (權化), quyền tích (權迹), ứng hiện (應現), thị hiện (示現), hóa hiện (化現), v.v. Như trong Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經, Taishō Vol. 16, No. 665), Phẩm Như Lai Thọ Lượng (如來壽量品) thứ 2, quyển 1 có câu: “Thế Tôn Kim Cang thể, quyền hiện ư Hóa Thân (世尊金剛體、權現於化身, Thế Tôn thể Kim Cang, quyền hiện nơi Hóa Thân).” Hay trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 3, phần Thiệu Hưng Phủ Đông Sơn Giác Thiền Sư (紹興府東山覺禪師), lại có đoạn: “Kim thời tùng lâm, tương vị Quảng Ngạch quá khứ thị nhất Phật, quyền hiện đồ nhi (今時叢林、將謂廣額過去是一佛、權現屠兒, tùng lâm ngày nay cho rằng Quảng Ngạch quá khứ là một vị Phật, hóa hiện làm đồ tể).” Hoặc trong Pháp Hoa Kinh Chỉ Chưởng Sớ (法華經指掌疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 33, No. 631) cũng có đoạn: “Nhiên Đạt Đa tuy xưng quyền hiện, nhân hại Phật cố, bất miễn Địa Ngục chi khổ (然達多雖稱權現。因害佛故。不免地獄之苦, tuy nhiên, Đề Bà Đạt Đa tuy gọi là quyền hiện, nhưng vì hại Phật, nên không thoát khỏi cái khổ của Địa Ngục).” Quyền hiện cũng là một trong những tư tưởng đặc trưng của Phật Giáo Nhật Bản. Sau khi Phật Giáo được vào xứ sở Phù Tang này, Thần Đạo trở thành địa vị phụ thuộc, và đến cuối thời kỳ Bình An (平安, Heian, 794-1185), thuyết gọi là Bản Địa Thùy Tích (本地垂迹, honjisuijaku) bắt đầu thịnh hành. Từ thời Nại Lương (奈良, Nara, 710-794) trở đi, việc tiếp cận với chư thần của Phật Giáo dần dần được tiến hành. Với tư cách là chúng sanh phàm phu đầy phiền não, chư thần linh cũng tôn kính Phật Giáo; cho nên việc đọc kinh trước thần linh, các Thần Cung Tự (神宮寺), Trấn Thủ Tự (鎭守寺) cũng được kiến lập. Vào khoảng đầu thời Bình An, các thần dần dần khai ngộ và địa vị của họ cũng được nâng cao. Tỷ dụ như trường hợp Thạch Thanh Thủy Bát Phan Thần (石清水八幡神) đã đạt đến danh hiệu Bồ Tát. Sau đó, trong văn thư của Thái Tể Phủ (太宰府, Dazaifu) gởi cho đền thờ Cừ Khi Bát Phan Cung (筥崎八幡宮, Hakozakihachimangū) vào năm 937 (Thừa Bình [承平] thứ 7), có đoạn văn gọi Bát Phan Thần là quyền hiện. Hay trong tác phẩm Tẩu Thang Duyên Khởi (走湯緣起, Sōtōengi) có các văn thư ghi năm 812 (Hoằng Nhân [弘仁] thứ 3) cũng như 904 (Diên Hỷ [延喜] thứ 4), có thể thấy từ quyền hiện. Đến giữa thời Bình An, chư thần tiến đến rất gần với địa vị của Phật. Trong bức Cúng Dường Nguyện Văn (供養願文) do ca nhân Đại Giang Khuông Hành (大江匡衡, Ōe-no-Masahira, 952-1012) viết khi đến tham bái đền thờ Nhiệt Điền Thần Xã (熱田神社, Atsuta Jingū) ở tiểu quốc Vĩ Trương (尾張, Owari) vào năm 1004 (Khoan Hoằng [寬弘] nguyên niên), ông viết là thùy tích của Nhiệt Điền Quyền Hiện (熱田權現, Atsutagongen). Cũng vào năm thứ 4 (1007) cùng niên hiệu trên, trong ống kinh do Đằng Nguyên Đạo Trưởng (藤原道長, Fujiwara-no-Michinaga, 966-1027) đem thờ trên Kim Phong Sơn (金峯山) có ghi dòng chữ “Tạng Vương Quyền Hiện (藏王權現).” Trong bộ Kim Tích Vật Ngữ Tập (今昔物語集, Konjakumonogatarishū) cũng có xuất hiện từ Hùng Dã Quyền Hiện (熊野權現, Kumanogongen). Việc phổ cập hóa tư tưởng quyền hiện như vậy là đồng thể hóa Phật với Thần; và cho biết rằng đã đến thời kỳ hoàn thành thuyết Bản Địa Thùy Tích. Đến thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333), các đền thờ Thần Xã gọi tên quyền hiện bắt đầu xuất hiện như Địa Chủ (地主), Bạch Sơn (白山), Ái Đãng (愛宕), Xuân Nhật (春日), v.v. Trong tác phẩm Chư Thần Bản Hoài Tập (諸神本懷集, Shojinhongaishū) do Tồn Giác (存覺, Zonkaku, 1290-1373) viết vào cuối thời kỳ Liêm Thương, chia thần thành hai loại là Quyền Xã (權社) và Thật Xã (實社), cho rằng Thần của Quyền Xã là “đức Như Lai xưa kia, vì để mang lại lợi ích cho Bồ Tát, chúng sanh thâm vị, nên giả hiện thân hình thần minh”; song tất cả đều là quay về với sự giáng tích của Phật Di Đà; và cho rằng chư thần của Thật Xã thì cần phải bài xích như là tà thần. Thần Đạo mang tính thần Phật tập hợp vào thời Trung Đại, lấy tư tưởng quyền hiện làm luận cứ quan trọng. Tuy nhiên, sau khi Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu, 1542-1616) qua đời, vị tăng của Thiên Thai Tông là Thiên Hải (天海, Tenkai, 1536-1643) chủ trương thờ phụng đấng quyền hiện và xem đó như là thần hiệu của Gia Khang. Ngoài ra, các Thiên Hoàng Nhật Bản đã từng lấy danh hiệu quyền hiện để ban hiệu sắc hứa cho cấp dưới. Tỷ dụ như Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō, tại vị 897-930) đã ban cho Đằng Nguyên Liêm Túc (藤原鎌足, Fujiwara-no-Kamatari, 614-669) hiệu là Đàm Sơn Quyền Hiện (談山權現); hay Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629) ban cho Đức Xuyên Gia Khang hiệu là Đông Chiếu Đại Quyền Hiện (東照大權現), v.v.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Thiếu Thất lục môn


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...