Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quy Sơn Thiên Hoàng »»
(正傳寺, Shōden-ji): ngôi chùa của Phái Nam Thiền Tự (南禪寺派) thuộc Lâm Tế Tông, hiệu núi là Cát Tường Sơn (吉祥山); hiện tọa lạc tại 72 Nishikamo (西賀茂), Chinjuan-chō (北鎭守菴町), Kita-ku (市北區), Kyōto-shi (京都市), Kyōto-fu (京都府), gọi cho đủ là Chánh Truyền Hộ Quốc Thiền Tự (正傳護國禪寺). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai. Khởi đầu, vào năm thứ 5 (1282) niên hiệu Hoằng An (弘安), pháp từ của Ngột Am Phổ Ninh (兀菴普寧) là Đông Nham Huệ An (東巖慧安) kiến lập một ngôi chùa ở vùng Nhất Điều Kim Xuất Xuyên (一條今出川), và người khai cơ chùa này là Tĩnh Thành Pháp Ấn (靜成法印). Sau đó, Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō) ban sắc hiệu cho chùa là Chánh Pháp Hộ Quốc Thiền Tự (正法護國禪寺), và nơi đây trở thành ngôi danh lam của vùng Lạc Bắc (洛北). Đến tháng 4 năm đầu (1340) niên hiệu Hưng Quốc (興國), chùa được liệt ngang hàng với những ngôi danh lam khác. Các tòa đường vũ của chùa hiện tại là kiến trúc ngôi điện của Thành Đào Sơn (桃山城, Momoyama-jō) được dời đến dựng nên, vì thế hiện tại quần thể kiến trúc của chùa được nhà nước đặc biệt bảo hộ. Chánh Điện chùa là kiến trúc được dời từ Thành Phục Kiến (伏見城, Fushimi-jō) vào năm thứ 2 niên hiệu Thừa Ứng (承應).
(大覺寺, Daikaku-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đại Giác Tự (大覺寺派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Sagaōzawa-chō (嵯峨大澤町), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市), còn được gọi là Tha Nga Ngự Sở (嵯峨御所), Đại Giác Tự Môn Tích (大覺寺門跡). Nguyên lai xưa kia chùa là Ly Cung của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823), Không Hải Đại Sư điêu khắc tượng Ngũ Đại Minh Vương (五大明王) và kiến lập Ngũ Giác Viện (五覺院). Khi gặp bệnh dịch hoành hành, Đại Sư cho đọc tụng Bát Nhã Tâm Kinh do tự tay mình viết và nạp vào Tâm Kinh Đường (心經堂). Vào năm 876 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 18), thể theo lịnh chỉ của Hoàng Hậu Chánh Tử (正子), chùa được khai sáng và ban tặng cho Hoàng Tử thứ 2 là Thân Vương Hằng Tịch (恆寂, Kōjaku). Thân Vương an trí tượng A Di Đà, chỉnh trang cảnh quan chùa, và vào năm 878 (niên hiệu Nguyên Khánh [元慶] thứ 2), chùa được phép cho độ mỗi năm 2 người. Đến năm 918 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 18), Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō, tại vị 887-897) thọ trì hai bộ Quán Đảnh tại chùa này, và Khoan Không (寛空) làm vị Tổ đời thứ 2 của chùa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Nguyên (天元, 978-983), chùa thuộc quyền quản lý của Nhất Thừa Viện (一乘院) của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Đến năm 1268 (niên hiệu văn vĩnh thứ 5), Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō, tại vị 1242-1246) đến tu tại đây, rồi sau đó Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cũng đến nhập chúng. Vào năm 1307 (niên hiệu Đức Trị [德治] thứ 2), Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō, tại vị 1274-1287) tiến hành tổ chức Viện Chính tại Thọ Lượng Viện (壽量院), cho xây dựng phòng ốc và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Đến năm 1336 (niên hiệu Kiến Võ thứ 3), chùa bị cháy toàn bộ. Năm 1392 (niên hiệu Nguyên Trung thứ 9), ngay tại chùa này, Hậu Quy Sơn Thiên Hoàng (後龜山天皇, Gokameyama Tennō, tại vị 1383-1392) nhường thần khí lại cho Hậu Tiểu Tùng Thiên Hoàng (後小松天皇, Gokomatsu Tennō, tại vị 1382-1412) và nơi đây trở thành vũ đài lịch sử đấu tranh. Đời đời chư vị Thân Vương đều làm trú trì ở đây, mặc dầu bị đốt cháy tan tành trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁), nơi đây vẫn trở thành ngôi chùa Môn Tích và rất hưng thịnh. Chính các dòng họ Phong Thần (豐臣, Toyotomi), Đức Xuyên (德川, Tokugawa) đã từng hộ trì đắc lực cho chùa, nhưng kể từ cuối thời Giang Hộ trở đi thì trở nên hoang phế. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, có khi chẳng ai trú trì ở đây cả, rồi sau đó nhóm Nam Ngọc Đế (楠玉諦), Cao Tràng Long Sướng (高幢龍暢) đã tận lực phục hưng lại hiện trạng. Khách Điện (客殿) của chùa là kiến trúc thời Đào Sơn (桃山, Momoyama), trong đó có 13 bức tranh tùng và chim ưng. Thần Điện (宸殿) là kiến trúc cung điện đầu thời thời Giang Hộ, có 18 bức tranh hoa Mẫu Đơn, 8 bức Hồng Mai với bút tích của Thú Dã Sơn Lạc (狩野山樂, Kanō Sanraku, 1559-1635), do Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629) hiến cúng. Trong Ngũ Đại Đường (五大堂) có an trí tượng Ngũ Đại Minh Vương thuộc cuối thời Bình An và một số tượng khác. Bảo vật của chùa có đồ hình Ngũ Đại Hư Không Tạng (五大虛空藏), Khổng Tước Kinh Âm Nghĩa (孔雀經音義), v.v.
(南禪寺, Nanzen-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Nam Thiền Tự (南禪寺派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Nanzenjifukuchi-chō, Sakyō-ku, Kyoto, tên núi là Thoại Long Sơn (瑞龍山), tên chính thức của chùa là Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Thiền Tự (太平興國南禪禪寺). Đây là ngôi chùa do Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cải đổi từ ngôi điện phía Đông Sơn mà thành. Sau đó nhà vua đã mời Vô Quan Phổ Môn (無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291, tức Đại Minh Quốc Sư [大明國師]) đến làm tổ khai sơn chùa này và trải qua hơn 10 lần chỉnh bị ngôi già lam. Đây cũng được xem như là ngôi già lam đầu tiên tại Nhật mà cả Hoàng thất đều trở thành đàn việt của chùa. Ban đầu tên chùa là Nam Thiền Thiền Tự (南禪禪寺), nhưng sau được đổi thành Nam Thiền Tự và dùng cho đến ngày nay. Chùa này được xem như là ngôi già lam có phong cách cao nhất trong số các tự viện Thiền Tông thuộc Ngũ Tông. Chùa cũng đã trải qua mấy lần bị thiêu cháy và hoang phế, còn quần thể kiến trúc hiện tại là sự phục hưng vào thế kỷ thứ 17.
(心地覺心, Shinchi Kakushin): tức Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心, Muhon Kakushin, 1207-1298), vị Tổ của Phái Pháp Đăng (法燈派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản; húy là Giác Tâm (覺心), đạo hiệu Vô Bổn (無本), hiệu là Tâm Địa Phòng (心地房); thụy hiệu Pháp Đăng Thiền Sư (法燈禪師), Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư (法燈圓明國師); xuất thân vùng Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]), họ là Hằng (恆, có thuyết cho là Thường Trừng [常澄]). Vào năm thứ 3 (1221) niên hiệu Thừa Cửu (承久), ông vào Thần Cung Viện ở quê mình mà học kinh sử, rồi đến năm 29 tuổi thì đến Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) đăng đàn thọ Cụ Túc Giới. Tiếp đến, ông theo hầu Giác Phật (覺佛) ở Truyền Pháp Viện (傳法院) trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) mà tu học về Mật Giáo, rồi kế đến ông đến tham bái Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇) ở Kim Cang Tam Muội Viện (金剛三昧院). Sau đó, ông lại đến bái yết Đạo Nguyên (道元) ở Cực Lạc Tự (極樂寺, Gokuraku-ji) thuộc vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) và thọ Bồ Tát Giới với vị này. Tiếp theo ông còn đến tham vấn nhiều nơi như Vinh Triêu (榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), Sanh Liên (生蓮) ở Tâm Hành Tự (心行寺) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Tạng Tẩu Lãng Dự (藏叟朗譽) ở Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji), và Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) ở Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji). Đến năm thứ 3 (1249) niên hiệu Bảo Trị (寶治), ông khởi chí muốn sang nhà Tống cầu pháp, rồi lênh đênh trải qua hai tháng trường mới đến được vùng Cửu Châu. Đến năm thứ 10 (1250) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến được Dục Vương Sơn (育王山), rồi tham yết Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) và đắc pháp của vị này. Sau đó, ông trở về nước, lên Cao Dã Sơn, nương theo Long Thiền (隆禪) ở Thiền Định Viện (禪定院) làm Thủ Tòa ở đây, nhưng sau ông lại từ giã nơi ấy mà đến ở tại Thứu Phong Sơn (鷲峰山) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山懸]). Vào năm thứ 4 (1264) niên hiệu Hoằng Trường (弘長), Nguyện Chủ Nguyện Tánh (願主願性) của Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji, sau là Hưng Quốc Tự [興國寺]) nhường chùa này lại cho Giác Tâm. Năm thứ 4 (1281) niên hiệu Hoằng An (弘安), Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō) cho mời ông đến ở tại Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji) trong Kinh Đô để thường xuyên vấn pháp, rồi Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō) cũng biến ly cung của mình thành Thiền lâm, rồi thỉnh ông làm sơ Tổ nơi ấy, nhưng ông đã cố từ mà không nhận. Vào ngày 13 tháng 10 năm thứ 6 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch tại Tây Phương Tự, hưởng thọ 92 tuổi. Quy Sơn Thiên Hoàng ban thụy hiệu cho ông là Pháp Đăng Thiền Sư; sau đó Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) còn ban tặng thêm cho ông thụy hiệu khác là Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư. Tương truyền tâm ông mến mộ vùng Phổ Hóa (普化), Trấn Châu (鎭州), thường hay thổi sáo hát ca, nên được kính ngưỡng như là vị Tổ của Tông Phổ Hóa (普化宗).
(天龍寺, Tenryu-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Thiên Long Tự (天龍寺派) thuộc Lâm Tế Tông, ngôi Thiền Tự được xây dựng vào đời đại Nam Bắc Triều, tọa lạc tại số 68 Sagatennōjisusukinobabachō (嵯峨天龍寺芒ノ馬場町), Ukyō-ku (右京区), Kyoto-shi (京都市), Kyoto-fu (京都府); hiệu núi là Linh Quy Sơn (靈龜山), còn gọi là Thiên Long Tư Thánh Thiền Tự (天龍資聖禪寺); tên chính thức là Linh Quy Sơn Thiên Long Tư Thánh Thiền Tự (靈龜山天龍資聖禪寺). Lúc ban đầu mới thành lập thì chùa được gọi là Lịch Ứng Tự (曆應寺), nhưng không bao lâu thì tên này được sửa đổi. Đây là ngôi chùa đứng hàng đầu nổi tiếng trong năm ngôi bảo sát ở vùng kinh đô Kyoto. Nơi vùng đất chùa ngày xưa có Đàn Lâm Tự (檀林寺), rồi có Tiên Động Ngự Sở của Hậu Tha Nga Thượng Hoàng (後嵯峨上皇), và Ly Cung của Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō). Vào năm thứ 4 (1339) niên hiệu Diên Nguyên (延元), khi Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) băng hà ở vùng Cát Dã (吉野, Yoshino), theo lời khuyên của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) mới nhận chiếu chỉ và khai sáng chùa này. Chính bản thân Mộng Song và Túc Lợi đã tự mình bưng đất cát xây chùa, rồi cho đến năm thứ 6 (1345) niên hiệu Hưng Quốc (興國) thì chùa được hoàn thành, và Mộng Song trở thành vị Tổ khai sơn chùa này. Kế đến bảy ngôi đường vũ già lam cũng đều được hoàn bị. Về sau, chùa cũng đã nhiều lần bị nạn binh hỏa, các ngôi đường vũ dần dần bị cháy tan tành. Đến trong khoảng niên hiệu Ứng Vĩnh (應永, 1394-1427), khuôn viên chùa được nới rộng ra thêm, có đến khoảng 110 ngôi tháp. Kiến trúc hiện còn lại là Tổng Môn, Sắc Tứ Môn, Chánh Điện, Pháp Đường, Thư Viện, Đại Phương Trượng, Tuyển Phật Trường, Tàng Kinh, Sơn Môn, v.v. Phần lớn những kiến trúc này đều được xây dựng lại dưới thời Minh Trị trở về sau. Chánh Điện chùa được gọi là Đa Vũ Điện (多宇殿), nơi đây an trí tôn bia của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng. Còn ở trên trần nhà của Pháp Đường có vẽ hình rồng ẩn trong mây, là thư bút nổi tiếng của Linh Mộc Tùng Niên (鈴木松年). Trong khuôn viên chùa còn có rất nhiều tòa viện và chùa nhỏ như Kim Cang Viện (金剛院), Bảo Thọ Viện (寶壽院), Từ Tế Viện (慈濟院), Diệu Trí Viện (妙智院), Tùng Nham Tự (松岩院), Lộc Vương Viện (鹿王院), Tây Phương Tự (西芳寺), Địa Tạng Viện (地藏院), v.v. Đình viên Tào Nguyên Trì (曹源池) của chùa được công nhận là thắng cảnh nổi tiếng, tương truyền do tay Mộng Song Sơ Thạch làm ra.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập