Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quy phạm »»
(s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 大方廣佛華嚴經): gọi tắt là Hoa Nghiêm Kinh (c: Hua-yen-ching, j: Kegonkyō, 華嚴經), Tạp Hoa Kinh (雜華經). Đây là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Hoa Nghiêm Tông (華嚴宗, Kegonshū) của Trung Hoa và Nhật Bản đều ý cứ vào bộ kinh này, lập ra diệu nghĩa gọi là pháp giới duyên khởi (法界緣起), sự sự vô ngại (事事無礙), v.v., để làm tông chỉ. Theo tựa đề mà luận, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh lấy pháp dụ cho nhân quả, nêu lên danh xưng gọi là “lý trí nhân pháp (理智人法, lý trí người và pháp)”; cho nên yếu chỉ của kinh đều ở trong đây. Từ đại (大) ở đây có nghĩa là bao hàm; phương (方) là quỹ phạm; quảng (廣) là cùng khắp; tức nói chung thể dụng của pháp giới nhất tâm, rộng lớn không cùng, nên mới gọi là đại phương quảng. Phật là đấng chứng nhập vào pháp giới vô tận to lớn không cùng; hoa (華) là thí dụ nhân hạnh thành tựu vạn đức tròn đầy; cho nên để khai diễn muôn hạnh nhân vị, lấy thâm nghĩa của hoa để trang sức cho quả vị Phật, nên có tên là Phật Hoa Nghiêm (佛華嚴). Vào ngày thứ 14 sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ Đề, kinh này được đức Như Lai thuyết cho các Bồ Tát thượng vị như Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊), Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢), v.v., về pháp môn tự nội chứng. Giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm là bánh xe pháp căn bản trong các giáo pháp, vì vậy có tên là Xưng Tánh Bản Giáo (稱性本敎); hơn nữa, giáo pháp này thuộc về pháp môn Đốn Giáo (頓敎), nên được gọi là Sơ Đốn Hoa Nghiêm (初頓華嚴). Mặc dầu kinh này xuất phát từ Ấn Độ, nhưng vẫn chưa phát huy toàn bộ huyền chỉ tối cao của kinh; cho đến khi Trung Hoa thành lập Hoa Nghiêm Tông, áo nghĩa đó mới đạt đến tột đỉnh chân nghĩa. Về Phạn bản của kinh này, từ xưa đến nay vẫn có nhiều thuyết khác nhau. Theo bản Hoa Nghiêm Kinh Truyền Ký (華嚴經傳記, Taishō Vol. 51, No. 2073) quyển 1 của Sa Môn Pháp Tạng (法藏, 643-712) của Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Kinh Triệu (京兆) cho biết rằng Bồ Tát Long Thọ (s: Nāgājruna, 龍樹) thấy kinh này dưới Long Cung, có 3 bản Thượng Trung Hạ. Trong bản Thượng và Trung, số phẩm tụng rất nhiều, với sức phàm tình thì không thể nào thọ trì được; nên ẩn tàng không truyền ra. Và bản được truyền đến nay là bản Hạ, có đến mười vạn (100.000) câu kệ và 48 phẩm (hay 38 phẩm). Về sau, Bồ Tát Thế Thân (s: Vasubandhu, 世親) viết ra Thập Địa Kinh Luận (十地經論, Taishō Vol. 26, No. 1522, 12 quyển) để giải thích Phẩm Thập Địa (十地品) của kinh này. Các luận sư khác như Kim Cang Quân (金剛軍), Kiên Huệ (堅慧), v.v., cũng có các luận chú về Phẩm Thập Địa. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, Taishō Vol. 35, No. 1733) quyển 1 lại chia kinh này thành 6 bản là Hằng Bản (恆本), Đại Bản (大本), Thượng Bản (上本), Trung Bản (中本), Hạ Bản (下本) và Lược Bản (略本). Ngoài ra, Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy (華嚴經旨歸, Taishō Vol. 45, No. 1871), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ (大方廣佛華嚴經疏, Taishō Vol. 35, No. 1735) quyển 3 lại nêu ra 10 tên khác của kinh như Dị Thuyết Kinh (異說經), Đồng Thuyết Kinh (同說經), Phổ Nhãn Kinh (普眼經), Thượng Bản Kinh (上本經), Trung Bản Kinh (中本經), Hạ Bản Kinh (下本經), Lược Bản Kinh (略本經), Chủ Bạn Kinh (主伴經), Quyến Thuộc Kinh (眷屬經), Viên Mãn Kinh (圓滿經). Lại theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 100, Phạn bản của Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh (不可思議解脫經, tức Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh [四十華嚴經]) có tất cả mười vạn câu kệ. Tuy nhiên, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋, Taishō Vol. 31, No. 1595) quyển 15, bản dịch của Thiên Trúc Tam Tạng Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Lương, lại cho rằng Hoa Nghiêm Kinh có trăm ngàn kệ, nên có tên là Bách Thiên Kinh (百千經). Bản hiện tồn có ba loại: (1) Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴, Taishō Vol. 9, No. 278), 60 quyển, do Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛駄跋陀羅, 359-429) dịch từ năm 418-420 hay 421 (niên hiệu Nghĩa Hy [義熙] thứ 14 đến niên hiệu Nguyên Hy [元熙] thứ 2 hoặc Nguyên Sơ [元初] thứ 2) thời Đông Tấn; còn gọi là Cựu Hoa Nghiêm (舊華嚴), Cựu Dịch Hoa Nghiêm Kinh (舊譯華嚴經), Cựu Kinh (舊經), Tấn Kinh (晉經); tổng thành 7 nơi, 8 hội, 34 phẩm. Hoa Nghiêm Tông lấy 8 hội phân thành phần trước và phần sau; 7 hội của phần trước được thuyết trong thời gian 21 ngày sau khi đức Phật thành đạo; 1 hội của phần sau được thuyết vào thời kỳ sau. Trong khi đó, Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) lại cho rằng 5 hội trước được thuyết vào 7 ngày đầu sau khi đức Phật thành đạo; còn 2 hội sau được thuyết vào tuần thứ hai. Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ quyển 4, Trừng Quán (澄觀, 738-839) cho rằng trong 9 hội của Tân Hoa Nghiêm (新華嚴, tức Bát Thập Hoa Nghiêm, theo thuyết 7 chỗ, 9 hội), 5 hội đầu được thuyết vào tuần đầu tiên; hội thứ 6, 8 và 8 thuộc vào tuần thứ 2; và hội thứ 9 có Phẩm Nhập Pháp Giới (入法界品) thì thuộc về sau này. Về việc phiên dịch kinh này, theo Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集, Taishō Vol. 55, No. 2145) quyển 9, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký quyển 1, v.v., Phạn bản của Hoa Nghiêm Kinh nguyên lai có mười vạn (100.000) câu kệ, do Chi Pháp Lãnh (支法領) nhà Đông Tấn mang từ nước Vu Điền (s: Ku-stana, 于闐) vào ba vạn sáu ngàn (360.000) câu kệ, từ tháng 3 năm 418 (Nghĩa Hy [義熙] thứ 14) đời vua An Đế (安帝, tại vị 397-419); rồi được Phật Đà Bạt Đà La dịch thành 60 quyển; nên có tên gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm. Đây là bản dịch thứ nhất. Tuy nhiên, trong dịch bản này, Phẩm Nhập Pháp Giới vẫn còn khuyết văn, và mãi cho đến năm 680 (Vĩnh Long [永隆] nguyên niên) đời vua Huyền Tông (玄宗, 712-756) nhà Đường mới được bổ dịch. Bản Chú Sớ của kinh này thì rất nhiều, như Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 7 quyển) của Huệ Viễn (慧遠, 334-416); Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ (華嚴經搜玄分齊通智方軌, 5 quyển) của Trí Nghiễm (智儼, 620-668); Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, 20 quyển) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), v.v. (2) Bát Thập Hoa Nghiêm (八十華嚴, Taishō Vol. 10, No. 279), 80 quyển, do Thật Xoa Nan Đà (s: Śikṣānanda, 實叉難陀, 652-710) nhà Đường dịch; còn gọi là Tân Hoa Nghiêm (新華嚴), Đường Kinh (唐經); tổng thành 7 chỗ, 9 hội, 39 phẩm, là bản dị dịch của Lục Thập Hoa Nghiêm. Một vài điểm dị đồng giữa hai bản Lục Thập Hoa Nghiêm và Bát Thập Hoa Nghiêm có thể nêu ra như sau: Phạn bản của Bát Thập Hoa Nghiêm được Thật Xoa Nan Đà mang từ nước Vu Điền vào Trung Quốc thể theo lời thỉnh cầu của Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705); bắt đầu dịch từ tháng 3 năm 695 (Chứng Thánh [證聖] nguyên niên) tại Biến Không Tự (遍空寺), đến tháng 10 năm 699 (Thánh Lịch [聖曆] thứ 2) thì hoàn tất. Tương truyền trong khoảng thời gian này, đích thân Võ Hậu đến dịch trường, tự tay đề tên phẩm kinh. Đây được xem như là bản dịch thứ hai. So với bản Cựu Dịch Lục Thập Hoa Nghiêm, bản Tân Dịch này có văn từ lưu loát, nghĩa lý tròn đầy, cho nên được lưu thông thịnh hành. Kinh điển chính của Hoa Nghiêm Tông chính là bản Bát Thập Hoa Nghiêm này. Ngoài ra, dịch bản tiếng Tây Tạng có 45 phẩm; trong đó 44 phẩm đầu tương đương với 38 phẩm trước của kinh này, phẩm thứ 45 thì tương đương với Phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39. Về các bản Chú Sớ của Bát Thập Hoa Nghiêm, có Lược Sớ San Định Ký (略疏刊定記, 15 quyển) của Huệ Uyển (慧苑, 673-?); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 30 quyển) của Thần Tú (神秀, 605-706); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 60 quyển) của Trừng Quán (澄觀, 738-839); Hoa Nghiêm Kinh Luân Quán (華嚴經綸貫, 1 quyển) của Phục Am (復菴); Hoa Nghiêm Kinh Cương Yếu (華嚴經綱要, 80 quyển) của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623), v.v. (3) Tứ Thập Hoa Nghiêm (四十華嚴), 40 quyển, do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?) nhà Đường dịch; gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (大方廣佛華嚴經入不思議解脫境界普賢行願品, Taishō Vol. 10, No. 293); gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (普賢行願品), còn có tên là Trinh Nguyên Kinh (貞元經). Bản này được truyền vào nước Ni Ba La (尼波羅, tức Ni Bạc Nhĩ [尼泊爾], Nepal), là cùng với bản Hoa Nghiêm Kinh trong 9 bộ kinh Đại Thừa. Nội dung bộ kinh thuật lại việc Thiện Tài Đồng Tử (s: Sudhana-śreṣṭhi-dāraka, 善財童子) từng đi tham vấn qua 55 (hoặc 53) vị thiện tri thức và thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Đặc biệt, trong bản Tứ Thập Hoa Nghiêm này có nêu lên 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền. Về vấn đề phiên dịch bản kinh này, vào tháng 11 năm 795 (Trinh Nguyên [貞元] thứ 11) đời vua Đức Tông (德宗, tại vị 779-805) nhà Đường, do Sư Tử Vương (師子王) của nước Ô Đồ (s: Oḍra, 烏荼), Thiên Trúc (天竺), phái sứ giả tiến cống Phạn bản Hoa Nghiêm Kinh vốn do tự tay nhà vua viết. Đến tháng 6 năm sau, bản này được Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏) người Kế Tân (罽賓, tức Ca Tất Thí [s: Kāpiśa, 迦畢試]) dịch tại Sùng Phước Tự (崇福寺), Trường An (長安). Hai cao tăng Trừng Quán và Viên Chiếu (圓照) giám định dịch bản tại Giám Hư Tự (鑑虛等); và đến tháng 2 năm 798 (Trinh Quán thứ 14) thì hoàn tất công tác phiên dịch. Phạn bản của kinh này hiện bảo tồn tại thư viện của các nước như Anh, Pháp, Ấn Độ, v.v. Bản biệt dịch của kinh này có La Ma Già Kinh (羅摩伽經, 3 quyển) của Thánh Kiên (聖堅, ?-?) nhà Đông Tấn; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm (大方廣佛華嚴經入法界品, 1 quyển) của Địa Bà Ha La (地婆訶羅, 613-687) nhà Đường; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm Tứ Thập Nhị Tự Quán Môn (大方廣佛華嚴經入法界品四十二字觀門, 1 quyển) của Bất Không (s: Amoghavajra, 不空, 705-774) nhà Đường, v.v. Về bản Chú Sớ của kinh có Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ (華嚴經行願品疏, 10 quyển) của Trừng Quán; Hoa Nghiêm Kinh Biệt Hành Sớ (華嚴經別行疏, 2 quyển) của Trọng Hy (仲希, ?-?); Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tu Chứng Nghi (華嚴經普賢行願修證儀, 1 quyển) của Tịnh Nguyên (淨源, 1011-1088), v.v. Ngoài ra, còn có một số bản tán vịnh Thiện Tài Đồng Tử đi tham vấn chư thiện trí thức như Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Nhập Pháp Giới Phẩm Tán (大方廣華嚴入法界品讚) của Dương Kiệt (楊傑, hậu bán thế kỷ 11); Văn Thù Chỉ Nam Đồ Tán (文殊指南圖讚) của Phật Quốc Duy Bạch (佛國惟白, ?-?), v.v.
(彤史): có hai nghĩa chính. (1) Tên của một nữ quan trong cung thời cổ đại, chuyên trách ghi chép mọi chuyện trong hậu cung của đế vương. Như trong Tân Đường Thư (新唐書), phần Bách Quan Chí (百官志) 2, có câu: “Đồng Sử nhị nhân, Chánh Lục Phẩm (彤史二人、正六品, Đồng Sử hai người, chức quan Chánh Lục Phẩm).” Trong tác phẩm Thắng Triều Đồng Sử Thập Di Ký (勝朝彤史拾遺記) của Mao Kỳ Linh (毛奇齡, 1623-1716) nhà Thanh giải thích về chức quan này rằng: “Đồng Sử giả, hậu cung nữ quan danh dã; kỳ chế, tuyển lương gia nữ tử chi tri thư giả sung chi, sử chi ký cung vi khởi cư cập nội đình yến tiết chi sự, dụng thị khuyến giới (彤史者、後宮女官名也、其制、選良家女子之知書者充之、使之記宮闈起居及內庭燕褻之事、用示勸戒, Đồng Sử là tên vị nữ quan ở hậu cung; theo quy chế, vị này tuyển chọn người nữ của gia đình tốt lành rồi bảo người chuyên trách sổ sách sung vào, khiến người này ghi chép những sinh hoạt hằng ngày trong cung nội cũng như chuyện xảy ra ở nội đình, dùng để khuyên răn và cảnh giới).” (2) Chỉ cho cung sử, sử thư chuyên ghi chép về những sinh hoạt thường nhật trong nội cung. Như trong bài thơ Chương Hoài Thái Tử Tĩnh Phi Vãn Từ (章懷太子靖妃輓詞) của Thẩm Thuyên Kỳ (沉佺期, khoảng 656-714/715) nhà Đường có câu: “Đồng sử giai thanh tải, thanh cung ý phạm lưu (彤史佳聲載、青宮懿範留, Đồng sử tiếng thơm còn ghi mãi, thanh cung Quy phạm vẫn lưu truyền).”
(戒法): chỉ chung cho luật pháp do đức Phật chế ra, cũng là quỹ phạm của chúng sanh. Phàm 5 giới, 8 giới, 10 giới, Cụ Túc Giới (具足戒), Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒), 10 giới trọng, 48 giới khinh, v.v., được gọi là giới pháp; sau đó chỉ chung cho giới luật. Giới là căn bản của Thánh đạo, nhờ nương vào giới này, sanh Thiền định và trí tuệ diệt khổ; được miễn khỏi bị chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, nên được gọi là một trong những con đường tắt dẫn đến giải thoát. Trong tác phẩm Sự Vật Kỷ Nguyên (事物紀原), chương Đạo Thích Khoa Giáo (道釋科敎), Giới Đàn (戒壇), của Cao Thừa (高承, ?-?) nhà Tống, cho biết rằng: “Hán Ngụy chi tăng, tuy thế nhiễm nhi giới pháp vị bị, duy thọ Tam Quy (漢魏之僧、雖剃染而戒法未僃、唯受三歸, tăng sĩ thời nhà Hán và Ngụy, tuy xuất gia mà giới pháp chưa đủ, chỉ thọ Tam Quy thôi).” Hay trong Lược Thọ Tam Quy Ngũ Bát Giới Tinh Bồ Tát Giới (略授三歸五八戒幷菩薩戒, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1087) cũng khẳng định rằng: “Phù giới pháp giả, nãi thị thành Phật chi nguyên, chứng Thánh chi bản (夫戒法者、乃是成佛之源、證聖之本, phàm giới pháp chính là nguồn để thành Phật, là gốc để chứng Thánh).” Hoặc trong Ngũ Dăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, phần Thập Tam Tổ Ca Tỳ La Tôn Giả (十三祖迦毗摩羅尊者), lại có đoạn: “Khởi sân hận tưởng, mạng chung đọa vi mãng thân, trú thị quật trung, kim dĩ thiên tải, thích ngộ tôn giả, hoạch văn giới pháp, cố lai tạ nhĩ (起嗔恨想、命終墮爲蟒身、住是窟中、今已千載、適遇尊者、獲聞戒法、故來謝爾, do khởi tưởng sân hận, khi mạng hết đọa làm thân con trăn, sống trong động này, nay đã ngàn năm, may gặp tôn giả, được nghe giới pháp, nên đến tạ người).”
(閨範): chỉ Quy phạm đạo đức người phụ nữ cần phải tuân thủ. Như trong bài Cố Diêm Châu Phòng Ngự Sử Vương Túng Truy Thuật Bi (故鹽州防禦使王縱追述碑) của Tư Không Đồ (司空圖, 837-908) nhà Đường có câu: “Tảo di phương ư khuê phạm, nghi ưng đảo ư hà linh (早貽芳於閨範、宜應禱於河靈, sớm lưu tiếng thơm Quy phạm, nên cầu đảo nơi thần linh).” Hay trong Ngọc Tao Đầu (玉搔頭), phần Thập Sầu (拾愁), của Lý Ngư (李漁, 1610-1680) nhà Thanh, cũng có đoạn: “Chỉ thị nhĩ tại gia trung, tu yếu cẩn thủ khuê phạm, cần tố nữ công, bất khả thiện xuất phòng môn, nhạ nhân đàm tiếu (只是你在家中、須要謹守閨範、勤做女工、不可擅出房門、惹人談笑, chỉ là ngươi ở trong nhà, nên cần thận trọng giữ gìn Quy phạm đạo đức, siêng năng làm nữ công, không được tự ý ra khỏi cửa phòng, khiến cho người ta cười nói).”
(魯氏): tức Lỗ Ban (魯般、魯班), người thợ kiến trúc kiệt xuất, nổi tiếng của nước Lỗ dưới thời nhà Chu, ông họ là Công Thâu (公輸), kỹ nghệ siêu tuyệt, có nhiều phát minh lạ, đời sau tôn sùng ông là tổ sư của nghề mộc. Có thuyết cho rằng Công Thâu Tử (公輸子) cùng nhân vật với Lỗ Ban này, nhưng cũng có thuyết cho là khác. Tương truyền ông chế ra cái thang dài đến tận mây xanh (vân thê [雲梯], dùng làm khí giới tấn công thành quách) và con diều gỗ (mộc diên [木鳶], có thể giống như chiếc máy bay). Như trong Mạnh Tử (孟子), phần Ly Lâu Thượng (離婁上) có câu: “Ly Lâu chi minh, Công Thâu Tử chi công, bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên (離婁之明、公輸子之巧、不以規矩、不能成方員, sự sáng suốt của Ly Lâu, tài khéo tay của Công Thâu Tử, nếu không theo quy củ, không thể thành vuông tròn).” Hay trong Nhật Dụng Tục Tự (日用俗字), phần Mộc Tượng (木匠) của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh có giải thích rằng: “Mộc tượng tổ sư thị Lỗ Ban, gia hỏa học thành tải nhất thuyền (木匠祖師是魯班、家伙學成載一船, tổ sư nghề mộc là Lỗ Ban, từ những điều góp nhặt học thành, chở đầy một thuyền).” Về lai lịch của ông, trong Tây Dương Tạp Trở (酉陽雜俎) Tục Tập, quyển 4 có ghi rằng: “Cứ Triều Dã Thiêm Tải vân: 'Lỗ Ban giả, Túc Châu Đôn Hoàng nhân, mạc tường niên đại, công mâu tạo hóa; ư Lương Châu tạo Phù Đồ, tác mộc diên, mỗi kích tiết tam hạ, thừa chi dĩ quy; vô hà, kỳ thê hữu nhâm; phụ mẫu cật chi, thê cụ thuyết kỳ cố; phụ hậu tứ đắc diên, kích tiết thập dư hạ thừa chi, toại chí Ngô hội; Ngô nhân dĩ vi yêu, toại sát chi; Ban hựu vi mộc diên thừa chi, toại hoạch phụ thi; oán Ngô nhân sát kỳ phụ, ư Túc Châu thành Nam tác nhất mộc tiên nhân, cử thủ chỉ Đông Nam, Ngô địa đại hạn tam niên; Bặc viết Ban sở vi dã; tê vật cụ thiên số tạ chi; Ban vi đoạn nhất thủ, kỳ nhật Ngô trung đại vũ; quốc sơ, thổ nhân thượng kỳ đảo kỳ mộc tiên; Lục Quốc thời, Công Thâu Ban diệc vi mộc diên dĩ khuy Tống thành' (據朝野僉載雲、魯般者、肅州敦煌人、莫詳年代、巧侔造化、於涼州造浮圖、作木鳶、每擊楔三下、乘之以歸、無何、其妻有妊、父母詰之、妻具說其故、父後伺得鳶、擊楔十余下、乘之遂至吳會、吳人以爲妖、遂殺之、般又爲木鳶乘之、遂獲父屍、怨吳人殺其父、於肅州城南作一木仙人、舉手指東南、吳地大旱三年、蔔曰般所爲也、賫物具千數謝之、般為斷一手、其日吳中大雨、國初、土人尚祈禱其木仙、六國時、公輸般亦爲木鳶以窺宋城, theo Triều Dã Thiêm Tải cho rằng: 'Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu, không rõ niên đại, khéo tay nằng tạo hóa; tại Lương Châu ông từng dựng chùa Phật, làm diều gỗ; mỗi lần vỗ nó vào ba lần, cỡi lên diều trở về nhà; không hiểu vì sao, vợ ông mang thai, cha mẹ đều hỏi han; vợ ông kể rõ nguyên do; sau đó người cha dò xét xem sao và có được diều gỗ; ông vỗ vào hơn mười lần, rồi cỡi lên bèn đến đất Ngô; dân Ngô cho đó là yêu quái, liền giết chết ông; Lỗ Ban lại cỡi lên con diều gỗ, lấy được thi hà phụ thân, oán hận dân Ngô giết cha mình, bèn làm một hình tiên nhân bằng gỗ ở phía Nam thành Túc Châu, đưa tay chỉ về hướng Đông Nam, từ đó đất Ngô bị hạn hán ba năm; vua Bặc bảo rằng đó là do Lỗ Ban làm ra, bèn sai đem vật phẩm đủ số ngàn tạ ông; Lỗ Ban chém đứt một tay người gỗ, ngày hôm ấy trong nước Ngô mưa lớn; lúc mới lập quốc, người dân trong vùng vẫn thường cầu nguyện tiên nhân gỗ; đến thời Lục Quốc, Công Thâu Ban cũng dùng diều gỗ để thám thính thành nhà Tống').” Theo Lỗ Ban Kinh (魯班經), phần Lỗ Ban Tiên Sư Nguyên Lưu (魯班先師源流) của Đạo Giáo cho rằng ông húy là Ban, họ Công Thâu (公輸), tự là Y Trí (依智), người Thôn Đông Bình (東平村); cha húy là Hiền (賢), mẹ họ Ngô (吳), người nước Lỗ; nên được lấy tên nước làm họ; sanh vào năm thứ 13 (507 ttl.) đời Chu Kính Vương (周敬王) và mất năm thứ 25 (444 ttl.) đời vua Chu Trinh Định Vương (周貞定王). Lỗ Ban còn nổi tiếng về bùa, chú, ếm đối, nên thường có loại Bùa Lỗ Ban. Trong dân gian vẫn thường có thành ngữ “Ban môn lộng phủ (班門弄斧)”, nghĩa là múa búa trước cửa Lỗ Ban, hay múa rìu qua mắt thợ, là để chỉ người không biết liệu tài sức của mình, dám khoe tài trước mặt bực thầy, nên chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi. Như trong bài Dữ Mai Thánh Du Thư (與梅聖俞書) của văn học gia Âu Dương Tu (歐陽修, 1007-1072) nhà Tống có câu: “Tạc tại Chơn Định, hữu thi thất bát thủ, kim lục khứ, Ban môn lộng phủ, khả tiếu khả tiếu (昨在 眞定、有詩七八首、今錄去、 班門弄斧、可笑可笑, hôm qua tại Chơn Định, có làm bảy tám câu thơ, nay xem lại, đúng là múa búa trước cửa Lỗ Ban, nực cười nực cười thay !).” Hiện tại vẫn lưu hành Thước Lỗ Ban (魯班尺), hay thường được gọi là Thước Văn Công (文公尺), dài 1 thước 4 tấc 1 phân, lấy 5 chữ sanh (生), lão (老), bệnh (病), tử (死), khổ (苦) làm cơ sở, chia thành 8 cách, mỗi cách có cát hung, tốt xấu, theo đó phân thành 8 cung:
(1) Tài (財, tiền tài, tài năng),
(2) Bệnh (病, bệnh hoạn, bất lợi),
(3) Ly (離, Lục Thân ly tán, chia lìa)
(4) Nghĩa (義, phù hợp chính nghĩa, Quy phạm đạo đức, hay khuyên người làm việc thiện),
(5) Quan (官, vận làm quan, chức quyền cao),
(6) Kiếp (劫, bị cướp đoạt, áp bức),
(7) Hại (害, hoạn nạn, nguy hại),
(8) Bổn (本, bản vị hay bản thể của sự vật).
(法儀): lễ nghi theo đúng Quy phạm, pháp tắc. Như trong Mặc Tử (墨子), phần Pháp Nghi (法儀), giải thích rõ rằng: “Thiên hạ tùng sự giả, bất khả dĩ vô pháp nghi; vô pháp nghi nhi kỳ sự năng thành giả, vô hữu (天下從事者、不可以無法儀、無法儀而其事能成者、無有, người làm việc trong thiên hạ, không thể nào không có pháp nghi được, không có pháp nghi mà việc ấy có thể thành thì không bao giờ có).” Hay trong Tục Phật Tổ Thống Kỷ (續佛祖統紀, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1515) quyển 2, phần Tuyệt Tông Kế Pháp Sư Pháp Từ (絕宗繼法師法嗣), Pháp Sư Như Kỷ (法師如玘), có đoạn: “Chiêu thiên hạ cao tăng tất tập Chung Sơn, thiết quảng tiến hội, pháp nghi thậm thạnh, đại giá thân lâm (召天下高僧畢集鐘山、設廣薦會、法儀甚盛、大駕親臨, mời chư vị cao tăng trong thiên hạ tập trung hết tại Chung Sơn, thiết bày hội cúng tiến lớn, pháp nghi rất đầy đủ, nhà vua cũng thân lâm đến dự).”
(智顗, Chigi, 538-597): vị Thiền tăng thống nhiếp Phật Giáo Trung Quốc trong khoảng 3 triều đại Lương, Trần và Tùy với Thiên Thai giáo nghĩa của ông, vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông. Ông cũng được xem như là vị tổ sư thứ 3, kế thừa Huệ Văn (慧文) và Huệ Tư (慧思). Xuất thân từ Huyện Hoa Dung (華容), Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Nam ngày nay), ông là con của Trần Khởi Tổ (陳起祖), vị cao quan thời nhà Lương, tự là Đức An (德安). Lúc 15 tuổi, ông gặp phải nạn Hầu Cảnh (候景), đến năm 18 tuổi thì xuất gia ở Quả Nguyện Tự (果願寺) vùng Sương Châu (湘州, thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam). Sau một thời gian đi tham học tu tập ở các nơi, đến năm 23 tuổi, ông đến làm môn hạ của Huệ Tư (慧思) ở Đại Tô Sơn (大蘇山), Quang Châu (光州), tu học Pháp Hoa Tam Muội và được khai ngộ. Vâng theo lời thầy, ông cùng với nhóm Pháp Hỷ (法喜) gồm 27 người vào Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), thuyết giảng Pháp Hoa Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Từ đó Thỉ Hưng Vương (始興王) nhà Trần và một số vị cao quan khác ở Kim Lăng cũng quy y theo ông; hơn nữa các vị cao tăng như Pháp Tế (法濟), Đại Nhẫn (大忍), Huệ Biện (慧辨), Huệ Vinh (慧榮), v.v., ở đây cũng đến nghe pháp. Đến năm 34 tuổi, ông từ giã kinh thành trở về Thiên Thai Sơn và bắt đầu lập nên hệ thống Thiên Thai giáo học. Vào năm 584, nhận lời cung thỉnh của vua Trần, ông đến Linh Diệu Tự (靈曜寺) và Quảng Trạch Tự (廣擇寺) thuyết giảng. Đến năm 588, vì chiến loạn ông phải đến lánh nạn ở địa phương Kinh Châu (荆州) và Lô Sơn (廬山); nhưng sau khi nhà Tùy thống nhất thì Văn Đế và Tấn Vương Quảng quy y theo ông. Chính ông đã truyền trao Bồ Tát giới cho Tấn Vương, và được ban tặng hiệu là Trí Giả Đại Sư (智者大師). Sau đó ông sáng lập nên Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) ở cố hương của mình là Kinh Châu, rồi năm 593 thì giảng bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), và năm sau thì bộ Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀). Sau ông đi xuống vùng Dương Châu, dâng hiến bộ Duy Ma Sớ (維摩疏) cho Tấn Vương, và lại trở về Thiên Thai Sơn, thành lập nên Quy phạm của giáo đoàn và nỗ lực xác lập học thuyết Chỉ Quán. Vào năm 597, trên đường lên kinh đô theo lời thỉnh cầu của Tần Vương, ông thọ bệnh ở Thạch Thành Tự (石城寺) và thị tịch tại đây vào ngày 24 tháng 11 cùng năm. Các sách giảng thuật của ông ngoài Tam Đại Bộ là Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) và Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) ra, còn có một số soạn thuật hơn 10 bộ dựa trên Duy Ma Kinh, Kim Quang Minh Kinh, Quán Âm Kinh để giải thích về Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (五重玄義) như Thứ Đệ Thiền Môn (次第禪門), Lục Diệu Pháp Môn (六妙法門), Thiên Thai Tiểu Chỉ Quán (天台小止觀), v,v. Từ tư tưởng Pháp Hoa Tam Muội (法華三昧), Tam Quy Tam Quán (三歸三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千), Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎), v.v., mang tính độc đáo riêng biệt của mình, ông được xưng tụng như là người thứ nhất hình thành nên Phật Giáo Trung Quốc. Ông là người đầu tiên thiết lập nên hồ phóng sanh rất nổi tiếng mà vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập