Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quế Nguyệt »»
(南呂): có hai nghĩa chính:
(1) Tên gọi âm thứ 5 trong 6 âm thanh thuộc về Âm của 12 luật âm, tương đương với âm Bàn Thiệp (盤涉, banshiki) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Như trong Chu Lễ (周禮), chương Xuân Quan (春官), Đại Ty Nhạc (大司樂) có câu: “Tấu Hoàng Chung, ca Đại Lữ, tấu Cô Tẩy, ca Nam Lữ, tấu Di Tắc, ca Tiểu Lữ (奏黃鐘、歌大呂、奏姑洗、歌南呂、奏夷則、歌小呂, tấu điệu Hoàng Chung, ca điệu Đại Lữ, tấu điệu Cô Tẩy, ca điệu Nam Lữ, tấu điệu Di Tắc, ca điệu Tiểu Lữ).”
(2) Tên gọi khác của tháng 8 Âm Lịch. Như trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 8 có giải thích rằng: “Bát nguyệt kiến Dậu viết Tác Ngạc, hựu viết Nam Lữ, hoặc danh Thanh Thu, hựu xưng Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt đẳng (八月建酉曰作噩、又曰南呂、或名清秋、又稱壯月、桂月等, tháng Tám kiến Dậu, gọi là Tác Ngạc, hay gọi là Nam Lữ, hoặc có tên là Thanh Thu, còn gọi là Tráng Nguyệt, Quế Nguyệt, v.v.).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 cho biết thêm rằng: “Dậu vi Nam Lữ, bát nguyệt chi thần danh Dậu; Dậu giả thu súc chi nghĩa; thử nguyệt thời vật giai súc tiểu nhi thành dã, cố vị chi Dậu (酉爲南呂、八月之辰名酉、酉者緧縮之義、此月時物皆縮小而成也、故謂之酉, Dậu là Nam Lữ, chi của tháng Tám là Dậu; Dậu có nghĩa là thu nhỏ lại; vào tháng này muôn vật đều thu nhỏ lại mà thành, nên gọi nó là Dậu).” Trong Chiết Nghi Luận (折疑論, Taishō Vol. 52, No. 2118) quyển 4 có câu: “Khấu Thương huyền dĩ chiêu Nam Lữ bát nguyệt chi lịnh, lương phong hốt chí, thảo mộc thành thật (扣商絃以召南呂八月之令、涼風忽至、草木成實, gõ dây Thương để mời lịnh tháng Tám Nam Lữ, gió mát chợt đến, cỏ cây kết trái).” Hay trong Kim Cang Sớ Khoa Thích (金剛疏科釋, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 24, No. 466) cũng có câu: “Thời Ứng Vĩnh thập cửu niên long tập Nhâm Thìn Nam Lữ hạ cán cát nhật ngụ Long Hoa Phạn Phương cẩn thư (時應永十九年龍集壬辰南呂下澣吉日寓龍華梵芳謹書, lúc bấy giờ là ngày tốt hạ tuần tháng 8 năm Nhâm Thìn [1412], niên hiệu Ứng Vĩnh thứ 19, Phạn Phương ở Long Hoa kính ghi).”
(桂影): chỉ bóng mặt trăng, ánh trăng. Theo Dậu Dương Tạp Trở (酉陽雜俎) quyển 1, chương Thiên Chỉ (天咫) của tiểu thuyết gia Đoàn Thành Thức (段成式, 803-863) nhà Đường cho biết rằng tương truyền trên mặt trăng có một cây Nguyệt Quế (月桂) cao 500 trượng. Dưới thời nhà Hán có một người tên là Ngô Cương (吳剛), say mê về tiên đạo mà không lo chuyên tâm học tập; vì vậy Thiên Đế nổi giận, đem chàng ta giam tại cung trăng, bắt chàng phải chặt cây quế và bảo rằng nếu như chặt đỗ cây quế đó thì có thể lấy được thuốc tiên. Ngô Cương bắt đầu chặt cây quế, nhưng sau khi chặt xong một nhát đao thì vết chặt tự nhiên liền lại. Ngày qua ngày, chàng trai tận lực đốn cây quế, nhưng không thành. Cho nên, Ngô Cương vẫn còn làm công việc này, vì cây quế vẫn chưa ngã và người đời sau thấy hình tượng chàng thanh niên kia chặt cây quế không ngừng nghỉ. Vì vậy, hình ảnh cây quế luôn gắn liền với mặt trăng qua một số từ ngữ như quế phách (桂魄), quế điện (桂殿), Quế Nguyệt (桂月), v.v. Như trong bài thơ Sơn Trung Dạ Tọa Ký Cố Lí Hữu Sinh (山中夜坐寄故里友生) của Lý Hàm Dụng (李咸用, ?-?) nhà Đường có câu: “Trùng thanh xúc xúc thôi hương mộng, quế ảnh cao cao quải lữ tình (蟲聲促促催鄉夢、桂影高高掛旅情, tiếng trùng thúc giục cố hương mộng, ánh trăng cao vút chở tình xa).” Trong bài từ Chúc Anh Đài Cận (祝英台近) của Lưu Cơ (劉基, 1311-1375) nhà Minh có đoạn: “Thúy yên thu, châu lộ hạ, tinh Hán cọng tiêu sái, quế ảnh bồi hồi, bạch tuyết xán diêm ngõa (翠煙收、珠露下、星漢共瀟灑、桂影徘徊、白雪粲簷瓦, khói biếc thu, sương châu rụng, ông sao cùng thong thả, bóng trăng bồi hồi, tuyết trắng cười ngói mái nhà).” Trong Sách Pháp Hiệu Nghĩa Biện Phúng Tụng Văn (索法號義辯諷誦文, Taishō Vol. 85, No. 2857) có câu: “Liên hoa ái nhi quế ảnh trầm huy, phương thọ điêu nhi lan tư bãi úc (蓮花靉而桂影沈暉、芳樹彫而蘭姿罷郁, hoa sen tối mà ánh trăng thầm sáng, cây thơm tàn mà dáng lan rực rỡ).”
có tên gọi khác như Trọng Thu (仲秋), Trung Thu (中秋), Thu Bán (秋半), Thu Cao (秋高), Quất Xuân (橘春), Thanh Thu (清秋), Chánh Thu (正秋), Quế Thu (桂秋), Hoạch Nguyệt (獲月), Tráng Nguyệt (壯月), Quế Nguyệt (桂月), Diệp Nguyệt (葉月), Thu Phong Nguyệt (秋風月), Dậu Nguyệt (酉月), Nguyệt Kiến Nguyệt (月見月), Hồng Nhiễm Nguyệt (紅染月), Nam Lữ (南呂), Trọng Thương (仲商), Chá Nguyệt (柘月), Nhạn Lai Nguyệt (雁來月), Trung Luật (中律), Tứ Âm Nguyệt (四陰月), Sảng Nguyệt (爽月), Đại Thanh Nguyệt (大清月), Trúc Tiểu Xuân (竹小春), Quán Nguyệt (觀月), Kết Xuân (桔春), Cử Nguyệt (舉月). Một số câu hay cho tháng Tám như châu lộ ngưng bạch (珠露凝白, sương châu đọng thành màu trắng), quế nhụy sanh hương (桂蕊生香, nhụy hoa quế ngát hương), lộ doanh tiên chưởng (露盈仙掌, sương đọng đầy bàn tay tiên), quế trán thiềm cung (桂綻蟾宮, quế khắp cung trăng), lộ châu trích lãnh (露珠滴冷, giọt sương ngọc lạnh băng), Quế Nguyệt phù hàn (桂月浮寒, trăng quế trôi nỗi lạnh ngắt), thiềm quang chánh mãn (蟾光正滿, ánh sáng trăng tròn đầy), nhạn hoành độ ảnh (雁橫度影, nhạn bay ngang qua còn lưu bóng), thiềm thố trừng quang (蟾兔澄光, ánh trăng sáng tỏ). Một số từ dùng cho truy điệu vào tháng này như thiền hiệu cổ mộc (蟬號古木, ve khóc cây cổ), yến biệt điêu lương (燕別雕梁, yến giã biệt xà nhà chạm trỗ).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập