Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quốc Thanh Tự »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quốc Thanh Tự








KẾT QUẢ TRA TỪ


Quốc Thanh Tự:

(國清寺, Kokusei-ji): ngôi chùa tọa lạc tại sườn núi phía nam của ngọn Phật Lũng Phong (佛隴峰), thuộc Thiên Thai Sơn (天台山), Huyện Thiên Thai (天台縣), Tỉnh Triết Giang (浙江省), là nơi phát xuất của Thiên Thai Tông Trung Quốc. Vào năm 596 (niên hiệu Khai Hoàng [開皇] thứ 18 nhà Tùy), vua nhà Tấn là Dương Quảng (揚廣, tức Dương Đế [煬帝]) sáng lập ngôi chùa này cho Đại Sư Trí Khải (智顗). Lúc đầu tiên, Thiền Sư Định Quang (定光) đến trú tại núi này, thường dạy chúng đệ tử rằng không bao lâu nữa sẽ có bậc thiện tri thức lỗi lạc đến đây. Sau đó, quả nhiên có Trí Khải đến quảng bố giáo pháp, nhưng chưa thành tựu bao nhiêu thì đã thị tịch ở Nam Kiến Tự (南建寺), Phật Lũng (佛隴). Nhà vua rất thương tiếc, bèn cúng dường trai tăng cho ngàn vị tăng để hồi hướng cho Trí Khải, và tiến hành trùng kiến các ngôi đường vũ. Ban đầu chùa có tên là Thiên Thai Sơn Tự (天台山寺), sau nhân lần đầu tiên khi Trí Khải đến núi, Định Quang mộng báo cho biết 3 nước (Bắc Chu, Bắc Tề và Trần) hợp thành một, có một người rất có thế lực mới có thể làm cho chùa thành tựu được, chùa thành tựu thì nước mới thanh bình; cho nên chùa được đặt tên là Quốc Thanh Tự. Vào năm 605 (niên hiệu Đại Nghiệp [大業] nguyên niên nhà Tùy), chùa được ban sắc ngạch với tên gọi như vậy. Không bao lâu sau, Quán Đảnh (灌頂) đến trú trì chùa và nơi đây trở thành đạo tràng căn bản của Thiên Thai Tông. Từ niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) 9 nhà Đường trở về sau, các lưu học tăng Nhật Bản đến chùa tham học càng đông, như Tối Trừng (最澄), Nghĩa Chơn (義眞), Viên Giới (圓戒), Viên Tu (圓修), Thành Tầm (成尋), Tuấn Nhưng (俊芿), Trùng Nguyên (重源), Vinh Tây (榮西), v.v. Mọi người đều đến đảnh lễ miếu tháp của Trí Khải, sau đó mang về nước các tượng Phật, kinh luận, v.v., và khai sáng Thiên Thai Tông Nhật Bản. Theo cuốn Nhập Đường Cầu Pháp Tuần Lễ Hành Ký (入唐求法巡禮行記) của Viên Nhân (圓仁), đương thời chùa thường có khoảng150 vị tăng lưu trú, đến mùa An Cư kiết hạ thì có hơn 300 người; cho nên lúc bấy giờ chùa đang hồi cực thịnh. Đến lúc nạn Hủy Phật Hội Xương (會昌), chùa bị binh hỏa thiêu rụi. Vào năm 851 (niên hiệu Đại Trung [大中] thứ 5), chùa được trùng kiến lại và đến năm 1005 (niên hiệu Cảnh Đức [景德] thứ 2 nhà Tống), chùa đổi tên thành Cảnh Đức Quốc Thanh Tự (景德國清寺). Sau đó, chùa lại bị binh hỏa thiêu cháy, mấy trăm quyển sách của ba triều đại đều mất sạch, chỉ còn lại Liên Kinh (蓮經) do Trí Khải đề bút, 1 quyển kinh lá bối của Tây Vức và tượng Phật bằng gỗ Chiên Đàn thời nhà Tùy cũng như răng Phật mà thôi. Vào năm 1128 (niên hiệu Kiến Viêm [建炎] thứ 2 nhà Nam Tống), triều đình ban sắc lệnh trùng tu chùa, cho nên cảnh trí chùa đẹp hơn ngày xưa. Hai năm sau, triều đình hạ chiếu chuyển chùa sang Thiền Tông, vì vậy nơi đây trở thành Thiền tự. Về sau, chùa đã trải qua bao lần tái tạo và khuôn viên chùa được gọi là một trong 4 thắng cảnh trong thiên hạ. Nơi đây có cầu tên Phong Can Kiều (豐干橋), tương truyền dưới thời nhà Đường, Phong Can (豐干), Hàn Sơn (寒山) và Thập Đắc (拾得) đã từng đến chơi ở đây. Cũng phát xuất từ nhân duyên Của Thiền Sư Phong Can với chùa, nên từ đó về sau chùa được đội thành Thiền tự. Trước chùa có tháp 9 tầng bằng ngói. Bảo vật của chùa có tháp Xá Lợi bằng đồng do Ngô Việt Vương Tiền Hoằng Thục (錢弘淑) tạo.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Nguyên lý duyên khởi


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...