Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quản Lãnh »»
(北條貞時, Hōjō Sadatoki, 1272-1311): nhà Chấp Quyền của chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương; tên lúc nhỏ là Hạnh Thọ (幸壽, Kōju), pháp danh là Sùng Hiểu (崇曉), Sùng Diễn (崇演); cha là Thời Tông (時宗, Tokimune). Năm 1284 (Hoằng An [弘安] thứ 7), ông tựu nhiệm cương vị Chấp Quyền, rồi đến năm sau thì thảo phạt dòng họ An Đạt Thái Thạnh (安達泰盛) và trấn áp thế lực nhóm Ngự Gia Nhân (御家人). Năm 1289 (Ứng Nhân [應仁] thứ 2), ông đẩy lùi tướng quân Duy Khang Thân Vương (惟康新王), rồi ủng lập Cửu Minh Thân Vương (久明親王) lên ngôi; tiếp theo năm 1293, ông thảo phạt Nội Quản Lãnh Bình Lại Cương (平賴綱) và đạt đến đỉnh cao sự chuyên chế của dòng họ Bắc Điều. Vào năm 1301 (Chánh An [正安] thứ 3), ông nhường chức Chấp Quyền lại cho Sư Thời (師時, Morotoki) rồi xuất gia, và cho đến khi chết ông vẫn nắm trọn thật quyền trong tay.
(九天應元雷聲普化天尊): còn gọi là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Chơn Vương (九天應元雷聲普化眞王), tức Lôi Thần (雷神), Lôi Tổ (雷祖), Thiên Lôi (天雷). Về lai lịch, Vô Thượng Cửu Tiêu Ngọc Thanh Đại Phạm Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh (無上九霄玉清大梵紫微玄都雷霆玉經) cho rằng Lôi Tổ là hóa thân của Ngọc Thanh Chơn Vương (玉清眞王), con thứ 9 của Phù Lê Nguyên Thỉ Thiên Tôn (浮黎元始天尊). Cũng có thuyết cho rằng Hoàng Đế Hiên Viên (軒轅) sau khi lên cõi tiên thì trở thành Lôi Tinh (雷精), thần chủ quản về sấm sét, mưa. Lôi Tổ là phong hiệu của ông, cư trú tại Thần Tiêu Ngọc Phủ (神霄玉府), trong Bích Tiêu Phạm Khí (碧霄梵氣), cách Lôi Thành (雷城) khoảng 2.300 dặm. Lôi Thành là nơi Thiên Đình làm sấm, bên trái có Ngọc Xu Ngũ Lôi Sứ Viện (玉樞五雷使院), bên phải có Ngọc Phủ Ngũ Lôi Sứ Viện (玉府五雷使院). Trước Thiên Tôn có trống sấm 36 mặt, do 36 vị thần quản lý. Khi làm sấm, Lôi Tổ đánh một tiếng trống, tức thời Lôi Công (雷公), Lôi Sư (雷師) phát ra tiếng sấm. Trong Lôi Bộ có 36 thành viên, mỗi người đều có công trạng và được phong thần. Tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa (封神演義) nhà Minh cho Văn Trọng (聞仲) là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn, thống lãnh bộ hạ 24 bộ hạ kéo mây góp mưa, làm sấm. Trong số đó, tại các đền thờ Đạo Giáo thường có tôn thờ các vị Thiên Tướng như Luật Lịnh Đại Thần Đặng Nguyên Soái Trung (律令大神鄧元帥忠), Ngân Nha Diệu Mục Tân Thiên Quân Hoàn (銀牙耀目辛天君環), Phi Tiệp Báo Ứng Trương Sứ Giả Tiết (飛捷報應張使者節), Tả Phạt Ma Sứ Cẩu Nguyên Soái Chương (左伐魔使苟元帥章), Hữu Phạt Ma Sứ Tất Nguyên Soái Hoàn (右伐魔使畢元帥環). Bên cạnh đó, lại có Đào Thiên Quân Vinh (陶天君榮), Bàng Thiên Quân Hồng (龐天君洪), Tần Thiên Quân Hoàn (秦天君完), Triệu Thiên Quân Giang (趙天君江), Đổng Thiên Quân Toàn (董天君全), Viên Thiên Quân Giác (袁天君角), v.v. Từ ngàn xưa, người ta đã sùng bái Lôi Công, Lôi Thần; nhưng mãi đến cuối thời Bắc Tống (北宋, 960-1127) mới hình thành việc thiết trí ra Lôi Bộ do Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn Quản Lãnh. Trong phần Lễ Chí (禮志) của Minh Sử (明史) có giải thích rằng: “Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn giả, Đạo gia dĩ vi tổng ty Ngũ Lôi, hựu dĩ lục nguyệt nhị thập tứ nhật vi Thiên Tôn hiện thị chi nhật, cố tuế dĩ thị nhật khiển quan nghệ Hiển Linh Cung trí tế (雷聲普化天尊者、道家以爲總司五雷、又以六月二十四日爲天尊現示之日、故歲以是日遣官詣顯靈宮致祭, Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn, Đạo Giáo cho rằng người tổng quản Ngũ Ty, lại lấy ngày 24 tháng 6 làm ngày Thiên Tôn thị hiện; cho nên hằng năm vào ngày này sai các quan đến Hiển Linh Cung cúng tế).” Vì vậy, cứ mỗi năm vào ngày 24 tháng 6 Âm Lịch, tín đồ Đạo Giáo đến các đền thờ dâng hương, cầu phước, tiêu trừ tai họa. Trong nghi lễ trai đàn của Chánh Nhất Phái (正一派) thuộc Đạo Giáo có thiết bài vị của Lôi Tổ, và trong khoa nghi cũng có văn triệu thỉnh chư vị Thiên Quân trong Lôi Bộ. Như trong lòng văn sớ trên, khi tiến hành tụng kinh cầu nguyện giải Trùng Tang, Thần Sát thì cần phải tuyên sớ cung thỉnh Thiên Lôi giáng lâm đàn tràng chứng minh, gia hộ để được giải nạn, hạn ách, tiêu tai cát tường.
(大內, Ōuchi): tên của một dòng họ thuộc hàng Thủ Hộ Đại Danh dưới thời đại Chiến Quốc, vốn Quản Lãnh vùng Châu Phòng (周防, Suō), Trường Môn (長門, Nagato), cũng như Phong Tiền (豐前, Buzen).
(應仁の亂, Ōnin-no-ran): vụ đại loạn kéo dài 10 năm, từ năm thứ nhất (1467) niên hiệu Ứng Nhân (應仁) cho đến năm thứ 9 (1477) niên hiệu Văn Minh (文明), xảy ra dưới thời cầm quyền của Tướng Quân đời thứ 8 của thời đại Thất Đinh là Túc Lợi Nghĩa Chính (足利義政, Ashikaga Yoshimasa). Từ nguyên nhân cuộc phân tranh giành giựt kéo dài liên tục giữa hai dòng họ của Tướng Quân Túc Lợi (足利, Asikaga) và dòng họ Tư Ba (斯波, Shiba), quan Quản Lãnh vùng Cối Sơn (畠山, Hatakeyama), Đông Quân Tổng Đại Tướng Tế Xuyên Thắng Nguyên (細川勝元, Hosokawa Katsumoto) và Tây Quân Tổng Đại Tướng Sơn Danh Tông Toàn (山名宗全, Yamana Sōzen) mỗi người thống lãnh các Đại Danh, lấy vùng Tế Xuyên (細川, Hosokawa) ở kinh đô Kyoto làm trung tâm cho cuộc kháng tranh.
(六角定賴, Rokkaku Sadayori, 1495-1552): nhà Chiến Quốc Đại Danh ở phía Nam Cận Giang (近江, Ōmi); con của Lục Giác Cao Lại (六角高賴, Rokkaku Takayori); thông xưng là Tứ Lang (四郎); giới danh là Vân Quang Tự Điện Quang Thất Quy Công Đại Cư Sĩ (雲光寺殿光室龜公大居士); thụy hiệu là Giang Vân (江雲). Vào năm 1504 (Vĩnh Chánh [永正] nguyên niên), ông xuất gia làm Tăng sĩ ở Từ Chiếu Viện (慈照院) của Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) thuộc kinh đô Kyoto, với tên gọi là Cát Thị Giả (吉侍者). Tuy nhiên, do vì anh ông là Lục Giác Thị Cương (六角氏綱, Rokkaku Ujitsuna) đánh nhau với dòng họ Tế Xuyên (細川, Hosokawa), bị trọng thương và qua đời vào năm 1518 (Vĩnh Chánh 15); vì vậy ông buộc phải hoàn tục để kế tục gia nghiệp. Sau đó, ông làm Cận Vệ cho Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Trị (足利義稙, Ashikaga Yoshitane), nhưng lại bị vị này đuổi đi. Sau ông cùng với Tế Xuyên Cao Quốc (細川高國, Hosokawa Takakuni) ủng hộ đưa Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu) lên làm Tướng Quân đời thứ 12; nhờ vậy, ông được Nghĩa Tình bổ nhiệm cho làm chức Quản Lãnh. Chính ông là người đã tạo nên thời kỳ hưng thịnh nhất cho dòng họ Lục Giác.
(日英, Nichiei, 1346-1423): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại Nam Bắc Triều và Thất Đinh, húy là Nhật Anh (日英), hiệu Diệu Thân Viện (妙親院). Ông theo tu học với Nhật Trinh (日貞) ở Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa); rồi sau khi thầy ông qua đời, ông theo hầu hạ Nhật Tôn (日尊), vị Tổ đời thứ 4 của chùa này. Đến năm 1390, ông được mời đến làm Tổ khai sơn Diệu Tuyên Tự (妙宣寺) vốn do anh ông là Thực Cốc Trùng Kế (埴谷重繼) tạo dựng nên. Trong khi tiến hành lễ khánh thành chùa này, xảy ra vấn đề tranh luận về pháp phục với Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji); nên sinh ra việc kiện tụng lên người Quản Lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō), và kết quả tại pháp đình thì Cửu Viễn Tự thắng kiện. Từ đó về sau, ông lấy mối quan hệ huyết thống với dòng họ Thiên Diệp (千葉, Chiba), tín đồ trung thành của Pháp Hoa Kinh Tự, làm cơ sở để mở ra những trung tâm hoằng pháp ở vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa) cũng như Hạ Tổng (下總, Shimōsa), và phát triển Môn Phái Trung Sơn. Môn hạ của ông có Nhật Thân (日親), Nhật Quốc (日國), v.v. Trước tác của ông có Mạt Tự Giảng Diễn Chức Đẳng Sự (末寺講演職等事) 1 quyển, Nhượng Trạng (讓狀).
(日出, Nisshutsu, 1381-1459): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Chánh Tín (正信), Nhật Xuất (日出); tự là Thị Sanh (是生), hiệu Nhất Thừa Phòng (一乘房); xuất thân vùng Võ Tàng (武藏, Musashi). Trước kia ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, nhưng sau khi được anh ông là Nhật Học (日學) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) giáo hóa, ông chuyển sang Nhật Liên Tông. Ông sáng lập ra Bổn Giác Tự (本覺寺) ở vùng Tam Đảo (三島, Mishima), Y Đậu (伊豆, Izu). Về sau, ông luận tranh về Tông nghĩa với Tâm Hải (心海) ở Bảo Giới Tự (寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông và thắng thế; rồi được vị Quản Lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) cúng dường đất đai để kiến lập nên một ngôi Bổn Giác Tự khác, và mở rộng phạm vi giáo hóa của ông đến các địa phương như Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Y Đậu (伊豆, Izu) và Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Trước tác của ông có Vĩnh Hưởng Vấn Đáp Ký (永享問答記) 1 quyển.
(會津藩, Aizu-han): tên của một Phiên thống trị phần Tây bộ Fukushima-ken (福島縣) hiện tại, thuộc Quận Hội Tân (會津郡, Aizu-gun), tiểu quốc Lục Áo (陸奥, Mutsu) ngày xưa. Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Nhược Tùng (若松城, Wakamatsu-jō, thuộc Wakamatsu-shi [若松市], Aizu [會津]). Dưới thời đại Chiến Quốc, địa phương Hội Tân vốn do Chiến Quốc Đại Danh lấy vùng Hắc Xuyên (黑川, Kurokawa), sau này là Nhược Tùng (若松, Wakamatsu), Hội Tân, làm bản cứ; là tiểu quốc lãnh hữu của dòng họ Lô Danh (蘆名, Ashina). Vào năm 1589 (Thiên Chánh [天正] 17), Y Đạt Chính Tông (伊達政宗, Date Masamune) tiêu diệt dòng họ này, chiếm cứ Hắc Xuyên. Năm sau, 1590, nhân vị xử lý ở Áo Châu (奥州, Ōshū) của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), địa phương Hội Tân cũng như các vùng lân cận đều bị Chính Tông thâu tóm, và ban cho Bồ Sanh Thị Hương (蒲生氏郷, Gamō Ujisato) với 42 vạn thạch, sau là 92 vạn. Thị Hương đổi tên Hắc Xuyên thành Nhược Tùng và đã đóng góp công lao lớn trong việc làm cho kinh tế lãnh quốc phát triển. Sau khi Thị Hương qua đời, vào năm 1598 (Khánh Trường [慶長] 3), con trai ông là Bồ Sanh Tú Hành (蒲生秀行, Gamō Hideyuki) bị chuyển về Vũ Đô Cung (宇都宮); thay vào đó là Thượng Sam Cảnh Thắng (上杉景勝, Uesugi Kagekatsu) từ Việt Hậu (越後, Echigo) đến với 120 vạn thạch. Trong trận chiến Sekigahara (關ヶ原), vì Cảnh Thắng đứng về phía của Thạch Điền (石田, Ishida), nên vào năm 1601 (Khánh Trường 6), thì bị chuyển về vùng Mễ Trạch (米澤), còn lại 30 vạn thạch. Người lên thay thế Cảnh Thắng là Bồ Sanh Trung Hương (蒲生忠郷, Gamō Tadasato); nhưng vào năm 1627 (Khoan Vĩnh [寛永] 4), ông mất sớm khi còn trẻ, nhưng lại không có con nối dõi. Cùng năm này, Gia Đằng Gia Minh (加藤嘉明, Katō Yoshiaki) đến kế thế với 40 vạn thạch. Người kế vị đời thứ 2 của dòng họ Gia Đằng là Minh Thành (明成, Akinari). Sau đó, nhân việc Minh Thành bị tước mất chức quyền vào năm 1643 (Khoan Vĩnh 20), Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之, Hoshina Masayuki), con của Tướng Quân Đức Xuyên Tú Trung (德川秀忠, Tokugawa Hidetada), đến nắm quyền với 23 vạn thạch. Đến đời thứ 3 chấp quyền của dòng họ Bảo Khoa (保科, Hoshina) là Chánh Dung (正容, Masakata, con của Chánh Chi) thì đổi thành họ Tùng Bình (松平, Matsudaira), và được công nhận tên tuổi với tư cách là danh môn thân tộc của dòng họ Tướng Quân Đức Xuyên. Từ đó về sau, dòng họ Tùng Bình bắt đầu Quản Lãnh vùng Hội Tân. Vị Phiên chủ cuối cùng là Dung Bảo (容保, Katamori). Cuối cùng, vào năm 1876 (Minh Trị [明治] 9), Phiên này được sát nhập vào Fukushima-ken cho đến ngày nay. Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên Hội Tân có 16 người, gồm: (1) Bồ Sanh Thị Hương (蒲生氏郷, Gamō Ujisato, tại nhiệm 1590-1595); (2) Bồ Sanh Tú Hành (蒲生秀行, Gamō Hideyuki, tại nhiệm 1595-1598); (3) Thượng Sam Cảnh Thắng (上杉景勝, Uesugi Kagekatsu, tại nhiệm 1598-1601); (4) Bồ Sanh Tú Hành (蒲生秀行, Gamō Hideyuki, tại nhiệm 1601-1612); (5) Bồ Sanh Trung Hương (蒲生忠郷, Gamō Tadasato, 1612-1627); (6) Gia Đằng Gia Minh (加藤嘉明, Katō Yoshiaki, tại nhiệm 1627-1631); (7) Gia Đằng Minh Thành (加藤明成, Katō Akinari, tại nhiệm 1631-1643); (8) Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之, Hoshina Masayuki, tại nhiệm 1643-1669); (9) Bảo Khoa Chánh Kinh (保科正經, Hoshina Masatsune, tại nhiệm 1669-1681); (10) Bảo Khoa Chánh Dung (保科正容, Hoshina Masakata, tại nhiệm 1681-1731); (11) Tùng Bình Dung Trinh (松平容貞頌, Matsudaira Katasada, tại nhiệm 1731-750); (12) Tùng Bình Dung Tụng (松平容頌, Matsudaira Katanobu, tại nhiệm 1750-1805); (13) Tùng Bình Dung Trú (松平容住, Matsudaira Kataoki, tại nhiệm 1805); (14) Tùng Bình Dung Chúng (松平容眾, Matsudaira Katahiro, tại nhiệm 1806-1822); (15) Tùng Bình Dung Kính (松平容敬, Matsudaira Katataka, tại nhiệm 1822-1852); và (16) Tùng Bình Dung Bảo (松平容保, Matsudaira Katamori, tại nhiệm 1852-1868). Phiên chi nhánh của Phiên Hội Tân là Đẩu Nam (斗南, Tonami).
(津和野藩, Tsuwano-han): tên của một Phiên cai trị vùng Tân Hòa Dã (津和野, Tsuwano) thuộc tiểu quốc Thạch Kiến (石見, Iwami) dưới thời Giang Hộ. Cơ quan hành chính của Phiên là Thành Tân Hòa Dã (津和野城, Tsuwano-jō). Dưới thời đại Chiến Quốc, dòng họ Cát Kiến (吉見, Yoshimi), nhà hào tộc từng phục vụ cho hai dòng họ Đại Nội (大內, Ōuchi) và Mao Lợi (毛利, Mōri), Quản Lãnh địa phương này. Cho nên, trước khi xảy ra cuộc chiến ở Sekigahara (關ヶ原), vùng đất này là sở hữu của dòng họ Mao Lợi. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara, Phản Khi Trực Thạnh (坂崎直盛, Sakazaki Naomori), người anh em họ của Hỷ Vũ Đa Tú Gia (喜宇多秀家), lập chiến công lớn và hình thành một Phiên mới với 3 vạn thạch. Sau đó, trong trận chiến ở Đại Phản (大阪, Ōsaka), ông xông trận cứu thoát công chúa Thiên Cơ (千姫), nên được ban cho 1 vạn 3468 thạch vào ngày 20 tháng 7 năm 1617 (Nguyên Hòa [元和] 3). Tuy nhiên, ngày 11 tháng 9 cùng năm, do những dư âm về sự kiện công chúa Thiên Cơ, Trực Thạnh bị gia thần sát hại và dòng họ Phản Khi coi như đoạn diệt. Thay vào đó, ngày 20 tháng 7 năm 1618 (Nguyên Hòa 3), Quy Tỉnh Chính Củ (龜井政矩, Kamei Masanori) của Phiên Nhân Phan Lộc Dã (因幡鹿野藩) đến nhậm chức với 4 vạn 3000 thạch. Kể từ đó cho đến thời Minh Trị, dòng họ Quy Tỉnh (龜井, Kamei) thống lãnh toàn Phiên. Chính Củ được chính quyền Mạc Phủ tín nhiệm sâu sắc, nhưng lại chế đột ngột vào năm 1619 (Nguyên Hòa 5). Quy Tỉnh Tư Chính (龜井茲政, Kamei Koremasa), người kế thế đời thứ hai của dòng họ này, lại quá nhỏ, nên tạo ra những xáo động trong Phiên; nhưng may nhờ trung thần Đa Hồ Chơn Thanh (多胡眞清) chủ đạo, khống chế phân tranh nội bộ và dốc lực xác lập nền chính trị của Phiên được ổn định. Đến thời của Quy Tỉnh Củ Hiền (龜井矩賢, Kamei Norikata), Phiên chủ đời thứ 8, sáng lập ra trường học Dưỡng Lão Quán (養老館) và mãi cho đến nay trường này vẫn còn. Vị Phiên chủ đời cuối cùng là Quy Tỉnh Tư Giám (龜井茲監, Kamei Koremi) thực hành cải cách và trọng dụng nhân tài có năng lực. Hơn nữa, ông còn tin thờ Thần Đạo và dốc toàn lực phát triển quốc học. Vào năm 1867 (Khánh Ứng [慶應] 3), ngay trước khi chuyển qua thời Minh Trị, nhân cuộc đàn áp tín đồ Thiên Chúa Giáo của chính phủ mới, các tín đồ bị lưu đày ở các địa phương. Ngay như 158 người tín đồ của tôn giáo này cũng bị lưu đày và khảo vấn khốc liệt ở Phiên Tân Hòa Dã; cho nên Phiên này chuyển vào thời kỳ u ám nhất. Đến tháng 7 năm 1871 (Minh Trị [明治] 4), Phiên bị phế bỏ và chuyển nhập vào Shimane-ken (島根縣). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên Tát Ma có 12 người, gồm: (1) Phản Khi Trực Thạnh (坂崎直盛, Sakazaki Naomori); (2) Quy Tỉnh Chính Củ (龜井政矩, Kamei Masanori); (3) Quy Tỉnh Tư Chính (龜井茲政, Kamei Koremasa); (4) Quy Tỉnh Tư Thân (龜井茲親, Kamei Korechika); (5) Quy Tỉnh Tư Mãn (龜井茲滿, Kamei Koremitsu); (6) Quy Tỉnh Tư Diên (龜井茲延, Kamei Korenobu); (7) Quy Tỉnh Tư Dận (龜井茲胤, Kamei Koretane); (8) Quy Tỉnh Củ Trinh (龜井矩貞, Kamei Norisada); (9) Quy Tỉnh Củ Hiền (龜井矩賢, Kamei Norikata); (10) Quy Tỉnh Tư Thượng (龜井茲尚, Kamei Korenao); (11) Quy Tỉnh Tư Phương (龜井茲方, Kamei Korekata); và (12) Quy Tỉnh Tư Giám (龜井茲監, Kamei Koremi).
(水戸藩, Mito-han): tên một Phiên thống trị vùng Trung Bộ, Bắc Bộ Ibaraki-ken (茨城縣) hiện tại, thuộc tiểu quốc Thường Lục (常陸, Hitachi) ngày xưa. Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Thủy Hộ (水戸城, Mito-jō, thuộc Mito-shi [水戸市]). Phiên chủ là mấy đời của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa); chiếm khoảng 35 vạn thạch (đơn vị biểu hiện vị trí cao thấp và thế lực của hàng Đại Danh, Võ Sĩ, v.v.). Dòng họ Tá Trúc (佐竹, Satake) thuộc Chiến Quốc Đại Danh được Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) công nhận là người Quản Lãnh tiểu quốc Thường Lục; nhưng trong cuộc chiến Sekigahara (關ヶ原), vì Tá Trúc Nghĩa Tuyên (佐竹義宣), người có 54 vạn thạch, không trợ lực cho dòng họ Đức Xuyên; nên vào năm 1602 (Khánh Trường [慶長] 7), thì bị giảm xuống, chuyển về phiên Cửu Bảo Điền (久保田藩, Kubota-han) với 21 vạn thạch ở Thu Điền (秋田, Akita), Xuất Vũ (出羽, Dewa). Sau thời dòng họ Tá Trúc, ở Thủy Hộ có Võ Điền Tín Cát (武田信吉, Takeda Nobuyoshi, 15 vạn thạch), con trai thứ 5 của Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), lên thay thế. Năm sau, 1603, Tín Cát qua đời đột ngột và Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu, 25 vạn thạch) kế vị. Tiếp theo Lại Tuyên là Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa), được tăng lên đến 28 vạn thạch. Đến thời đại Nguyên Lộc (元祿), Phiên Thủy Hộ có 35 vạn thạch. Sau này, theo sự tình diễn tiến, Lại Phòng nhường chức lại cho người con thứ ba là Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), rồi giao cho người trưởng nam là Tùng Bình Lại Trùng (松平賴重) làm Phiên chủ của Phiên Cao Tùng (高松藩, Takamatsu-han) có 12 vạn thạch. Bản thân Quang Quốc rất chuộng học vấn, từng biên tập bộ Đại Nhật Bản Sử (大日本史), gieo khí phong Tôn Vương (尊王) đến cho Phiên Thủy Hộ. Vốn ra đời ở Phiên này, Thủy Hộ Học đã đem lại ảnh hưởng mạnh cho cuộc Vận Động Tôn Hoàng Nhương Di (尊皇攘夷運動). Vị Phiên chủ đời thứ 9 là Đức Xuyên Tề Chiêu (德川齊昭, Tokugawa Nariaki), cũng có chí tham gia vào việc cải cách chính trị của Phiên, nhưng vì khuynh hướng Tôn Vương Nhương Di quá mạnh, nên ông phải từ chức và lui về ẩn cư. Đến cuối thời Mạc Phủ, trong Phiên nảy sinh những cuộc kháng tranh giữa Phái Bảo Thủ và Phái Cách Tân, nên mất đi sự thống chế, từ đó kéo theo bao vụ biến loạn như vụ Loạn Đảng Thiên Cẩu (天狗黨の亂), Chiến Tranh Hoằng Đạo Quán (弘道館戰爭), v.v. Lịch đại chư vị Phiên chủ có 13 đời, gồm: (1) Võ Điền Tín Cát (武田信吉, Takeda Nobuyoshi, tại nhiệm 1602-1603); (2) Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu, tại nhiệm 1603-1609); (3) Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa, tại nhiệm 1609-1661); (4) Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni, tại nhiệm 1661-1690); (5) Đức Xuyên Cương Điều (德川綱條, Tokugawa Tsunaeda, tại nhiệm 1690-1718); (6) Đức Xuyên Tông Nghiêu (德川宗堯, Tokugawa Munetaka, tại nhiệm 1718-1730); (7) Đức Xuyên Tông Hàn (德川宗翰, Tokugawa Munemoto, tại nhiệm 1730-1766); (8) Đức Xuyên Trị Bảo (德川治保, Tokugawa Harumori, tại nhiệm 1766-1805); (9) Đức Xuyên Trị Kỷ (德川治紀, Tokugawa Harutoshi, tại nhiệm 1805-1816); (10) Đức Xuyên Tề Tu (德川齊脩, Tokugawa Narinobu, tại nhiệm 1816-1829); (11) Đức Xuyên Tề Chiêu (德川齊昭, Tokugawa Nariaki, tại nhiệm 1829-1844); (12) Đức Xuyên Khánh Đốc (德川慶篤, Tokugawa Yoshiatsu, tại nhiệm 1844-1868); và (13) Đức Xuyên Chiêu Võ (德川昭武, Tokugawa Yoshiatsu, tại nhiệm 1868-1869).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập