Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quách Am Sư Viễn »»
(十牛圖): do Quách Am Sư Viễn (郭庵師遠) soạn, là tác phẩm dụ con trâu như là tự kỷ xưa nay của mình, miêu tả quá trình dẫn dắt con trâu trở về sau khi nó chạy đi mất, được phân chia thành 10 giai đoạn gồm:
(1) Tìm Trâu, - (2) Thấy Dấu,
(3) Thấy Trâu, - (4) Được Trâu,
(5) Chăn Trâu, - (6) Cỡi Trâu Về Nhà,
(7) Quên Trâu Còn Người, - (8) Người Trâu Đều Quên,
(9) Về Lại Nguyên Gốc, - (10) Thỏng Tay Vào Chợ.
Mỗi giai đọan như vậy được biểu hiện bằng tranh, lời giải thích và thơ. Tác phẩm này đã được truyền vào Nhật rất sớm, được thâu tập vào trong Tứ Bộ Lục (四部錄, Shiburoku) cũng như Ngũ Vị Thiền (五味禪, Gomizen), và thỉnh thoảng cũng được san hành phổ biến. Với nội dung rất đơn giản nhằm mục đích miêu tả hết toàn bộ diện mạo tu hành Thiền như thế nào, cho nên mãi đến ngày nay người ta vẫn còn quan tâm đến. Điều này vốn phát xuất từ khuynh hướng muốn truy tìm cho bằng được về mặt nhất nguyên tâm con người mang tính đặc trưng nhất. Khuynh hướng này có điểm cọng thông với Thiền Công Án, phản ánh trạng huống đương thời của tùng lâm. Hơn nữa, loại trước tác như vậy đã thấm sâu vào trong tận cùng thể chế quản lý mà bao trùm khắp chốn tùng lâm, và chúng ta cũng không thể nào bỏ qua được mặt trái của nó. Tuy nhiên, ngoài bản này ra còn có bản Thập Ngưu Đồ khác của Phổ Minh (普明, ?-?, đệ tử của Viên Thông Pháp Tú [圓通法秀, 1027-1090] thuộc Vân Môn Tông) cũng rất nổi tiếng. Nó cũng được lưu nhập vào Nhật vào thời Cận Đại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập