Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phúng kinh »»
(芹曝): từ khiêm tốn, chỉ cho lễ vật dâng hiến nhỏ nhặt, ít ỏi, đạm bạc, không đầy đủ nhưng với cả tấm lòng chí thành. Từ này thường được dùng đồng nghĩa với cần hiến (芹獻), hiến bộc (獻曝). Trong bài Cư Hậu Đệ Hòa Thất Thập Tứ Ngâm Tái Phú (居厚弟和七十四吟再賦) của Lưu Khắc Trang (劉克莊, 1187-1269) nhà Tống có câu: “Phê đồ tằng cử từ thần chức, cần bộc chung hoài dã lão tâm (批塗曾舉詞臣職、芹曝終懷野老心, phê chuẩn từng cử chức quan lớn, lễ bạc còn lo lão quê lòng).” Hay như trong bài thơ Chân Châu Tiêu Nương Chế Cao Bính Tối Hữu Danh (真州蕭娘制糕餅最有名) của Triệu Dực (趙翼, 1727-1814) nhà Thanh cũng có câu: “Quỹ tiết liêu đồng hiến bộc tình, cạnh yêu chuyên bút tứ bao vinh (饋節聊同獻曝情、競邀椽筆賜褒榮, quà biếu cũng như lễ mọn tình, tranh mời bút lực tặng hiển vinh).” Trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, 卍 tục tạng kinh Vol. 63, No. 1252) quyển 2, phần Anh Bệnh Dũ Hoàn Nguyện (嬰病愈還愿), lại có câu: “Tư tuần báo ân chi điển, nãi cần hiến bộc chi nghi (茲循報恩之典、乃勤獻曝之儀, nay nương báo ân kinh điển, mà bày lễ bạc khoa nghi).” Lại trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 17, phần Phúng kinh Hộ Quốc Sớ (諷經護國疏), cũng có đoạn: “Chuy y ký nhược, đồ hoài hiến bộc chi thành; Phật đức khả bằng, cung tuyên hộ quốc chi điển (緇衣旣弱、徒懷獻曝之誠、佛德可憑、恭宣護國之典, tăng thân đã yếu, chỉ lo lễ bạc lòng thành; đức Phật thể nương, kính tuyên hộ quốc kinh điển).”
(圓寂): ý dịch của Phạn ngữ parinirvāṇa (s.); cựu dịch là diệt độ (滅度), nhập diệt (入滅); còn gọi là quy tịch (歸寂), thị tịch (示寂), nhập tịch (入寂); đồng nghĩa với Niết Bàn (涅槃), thiên hóa (遷化), thuận thế (順世), quy chơn (歸眞); nghĩa là tròn đầy các đức, diệt hết các điều ác. Sự qua đời của đức Phật nghĩ là thâu hóa dụng của cõi mê mà nhập vào cảnh giới giác ngộ; xả đi cảnh tạp nhiễm của Hữu Lậu mà nhập vào cảnh giới Niết Bàn vắng lặng Vô Lậu; nên gọi là viên tịch. Từ này cũng có nghĩa xa lìa cái khổ của sanh tử, đạt đến sự an lạc tịnh diệu. Về sau, chư vị tăng ni qua đời cũng gọi là viên tịch. Trong Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa (般若心經解義, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 570) định nghĩa rằng: “Niết Bàn, thử vân viên tịch, đức vô bất bị xưng viên, chướng vô bất tận xưng tịch (涅槃、此云圓寂、德無不僃稱圓、障無不盡稱寂, Niết Bàn, ở đây [Trung Hoa] gọi là viên tịch, đức không nơi nào mà không đầy đủ gọi là viên, chướng không chỗ nào mà không hết gọi là tịch).” Như trong Phật Pháp Kim Thang Biên (佛法金湯編, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1628) quyển 8, phần Lý Bạch (李白), có đoạn: “Bản tâm nhược hư không, thanh tịnh vô nhất vật, phần đãng dâm nỗ si, viên chiếu liễu kiến Phật (本心若虛空、清淨無一物、焚蕩淫怒癡、圓照了見佛, tâm gốc như hư không, trong sạch không một vật, đốt dâm đãng giận si, chiếu rõ rồi thấy Phật).” Hay trong Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (禪林僃用清規, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1250) quyển 9, phần Phúng kinh (諷經), cũng có đoạn: “Thượng lai Phúng kinh công đức, phụng vị tân viên tịch mỗ giáp Thượng Tọa (上來諷經功德、奉爲新圓寂某甲上座, khởi đầu tụng kinh công đức, kính vì Thượng Tọa … mới viên tịch).” Hoặc trong Thiền Đăng Thế Phổ (禪燈世譜, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1601) quyển 1, phần Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思), lại có đoạn rằng: “Ấu tuế xuất gia, cư Thanh Nguyên Sơn Tĩnh Cư Tự; Huyền Tông Khai Nguyên nhị thập bát niên thập nhất nguyệt thập tam nhật viên tịch, thụy Hoằng Tế, tháp viết Quy Tịch (幼歲出家、居青原山靜居寺、玄宗開元二十八年十一月十三日圓寂、諡弘濟、塔曰歸眞, sư tuổi nhỏ xuất gia, sống ở Tĩnh Cư Tự thuộc Thanh Nguyên Sơn; vào ngày 13 tháng 11 năm thứ 28 [740] niên hiệu Khai Nguyên đời vua Huyền Tông [tại vị 712-756], sư viên tịch, thụy hiệu là Hoằng Tế, tháp tên là Quy Tịch).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập