Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phục Kiến Thiên Hoàng »»
(花園天皇, Hanazono Tennō, tại vị 1308-1312): vị Thiên Hoàng sống vào cuối thời kỳ Liêm Thương, vị Hoàng Tử của Phục Kiến Thiên Hoàng (伏見天皇, Fushimi Tennō), tên là Phú Nhân (富仁, Tomihito). Sau khi làm vua được mấy năm, ông nhường ngôi lại cho Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō). Ông có để lại tập nhật ký Hoa Viên Viện Thần Ký (花園院宸記).
(勸修寺, Kanjū-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Sơn Giai (山階派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Yamashinakanjujininōdō-chō (山科勸修寺仁王堂), Higashiyama-ku (東山區), Kyoto-shi (京都市). Căn cứ vào một số sử liệu như Khuyến Tu Tự Duyên Khởi (勸修寺緣起), thể theo bản nguyện của thân mẫu Đằng Nguyên Dận Tử (藤原胤子, Fujiwara-no-Inshi) và để cầu nguyện cho bà được siêu độ, vào năm 900 (niên hiệu Xương Thái [昌泰] thứ 3), Đề Hồ Thiên Hoàng (醍醐天皇, Daigo Tennō, tại vị 897-930) đã biến tư gia của Cung Đạo Di Ích (宮道彌益, Miyajii Yamasu) bên ngoại tộc thành ngôi già lam, và cung thỉnh Thừa Tuấn (承俊, Shōshun) làm Tổ khai sơn chùa. Vào năm 905 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 5), nơi đây trở thành chùa cấp định ngạch của triều đình, được phép độ tăng chúng hằng năm và trở thành đạo tràng của Chơn Ngôn cũng như Tam Luận. Đến năm 918 (năm thứ 18 cùng niên hiệu trên), từ khi Tế Cao (濟高) được bổ nhiệm về đây làm Trưởng Lại (長吏) đầu tiên, chùa trở nên cực thịnh. Chùa được sự bảo hộ hùng mạnh của Hoàng Thất, bao đời các bậc cự tượng lỗi lạc xuất hiện, từ đó vận của chùa ngày càng đi lên. Sau đó, vị Tổ đời thứ 7 của chùa là Giác Tín (覺信) lấy chùa làm cứ địa để khai sáng Dòng Khuyến Tu Tự (勸修寺流). Kể từ khi vị Hoàng Tử thứ 7 của Hậu Phục Kiến Thiên Hoàng (後伏見天皇, Gofushimi Tennō, tại vị 1298-1301) là Khoan Dận Thân Vương (寛胤親王) đến đây xuất gia, đời đời các vị Thân Vương đều được bổ nhiệm là Trưởng Lại ở đây, cứ như vậy kéo dào cho đến thời Minh Trị Duy Tân. Đến năm 1470 (niên hiệu Văn Minh [文明] thứ 2), chùa bị binh hỏa cháy tan tành, rồi được phục hưng như cũ; nhưng do vì không tuân mệnh của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), lãnh địa của chùa bị tịch thâu. Đến khi công trình xây dựng Thành Phục Kiến (伏見城, Fushimi-jō) thực hiện, trong khuôn viên chùa có đường thông ngang qua, các ngôi nhà bị dời đi nơi khác. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), chùa được phục hưng lại. Đặc biệt, vào năm 1682 (niên hiệu Thiên Hòa [天和] thứ 2), Hoàng Tử thứ nhất của Linh Nguyên Thiên Hoàng (靈元天皇, Reigen Tennō, tại vị 1663-1687) là Tế Thâm Thân Vương (濟深親王) đến làm trú trì đời thứ 29 của chùa, vận chùa lại phát triển mạnh. Chùa hiện vẫn còn lưu giữ một số bảo vật như bức tranh thêu đồ hình Thích Ca Thuyết Pháp (tác phẩm thời nhà Đường), 3 bức Nhân Vương Kinh Lương Phần Sớ (仁王經良賁疏) tương truyền do tự tay Không Hải (空海, Kūkai) viết, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập