Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phụ Giáo Biên »»
(居士分燈錄, Kojibuntōroku): 2 quyển, trước tác của Chu Thời Ân (朱時恩) nhà Minh, san hành vào năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎). Cũng là tác giả của bộ Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 41 quyển), Chu Thời Ân cho rằng các ngữ yếu truyền ký của chư Phật tổ đã được những Đăng Sử làm sáng tỏ, nhưng truyền ký của chư vị cư sĩ ứng hóa trợ lực để rạng rỡ ngọn đèn truyền thừa vẫn còn quá sơ lược; vì vậy ông biên lục những ngữ yếu truyền ký của 72 người (phụ thêm 38 người) như Duy Ma Cư Sĩ (維摩居士), Phó Đại Sĩ (傅大士), Bàng Cư Sĩ (龐居士), v.v., và thêm vào các lời tán ngữ. Ngoài ra, trong quyển thượng có lời tựa của Phụ Giáo Biên (輔敎編) do Tống Liêm (宋濂) soạn, đề tựa của Hộ Pháp Luận (護法論), sách chỉ dạy cho Chơn Như Đạo Nhân (眞如道人) của Đại Huệ (大慧) và 9 thiên pháp ngữ của Vân Thê (雲棲).
(佛日契嵩, Butsunichi Kaisū, 1007-1072): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Đàm Tân (鐔津) thuộc Đằng Châu (藤州, Tỉnh Quảng Tây), họ là Lý (李), tự là Trọng Linh (仲靈), tự xưng hiệu là Tiềm Tử (潛子). Vào năm thứ 6 (1013) niên hiệu Đại Trung Tường Phù (大中祥符), ông xuất gia lúc mới 7 tuổi, và đến năm lên 13 tuổi thì xuống tóc thọ giới. Năm 19 tuổi, ông đi hành cước khắp nơi, tham yết Thần Đỉnh Hồng Nhân (神鼎洪諲) ở Nam Nhạc, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Động Sơn Hiểu Thông (洞山曉聰) ở Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây). Trong khoảng niên hiệu Khánh Lịch (慶曆, 1041-1048), ông đến Tiền Đường (錢塘) và sống tại Hồ Sơn (湖山), rồi theo tham học với Vĩnh An Lan Nhã (永安蘭若) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺). Ông viết cuốn Nguyên Giáo Hiếu Luận (原敎孝論) để nói về sự nhất quán của Nho và Thích và phản bác luận thuyết bài Phật của Hàn Thối Chi (韓退之). Bên cạnh đó ông còn trước tác Thiền Môn Định Tổ Đồ (禪門定祖圖), Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論) và Phụ Giáo Biên (輔敎編) để làm rõ hệ thống truyền thừa của Thiền Tông. Ngoài ra ông còn một số các trước tác khác như Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), Đàm Tân Văn Tập (鐔津文集), Trị Bình Tập (治平集), v.v. Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), ông trình những trước tác của mình lên vua Nhân Tông; nhà vua xem xong hạ chiếu chỉ ban thưởng và năm sau ban cho ông hiệu Minh Giáo Đại Sư (明敎大師). Về sau ông đến sống tại Phật Nhật Sơn (佛日山) và thị tịch vào ngày mồng 4 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Hy Ninh (熙寧), hưởng thọ 66 tuổi.
(傳法正宗記, Denbōshōshūki): 12 quyển, trước tác của Phật Nhật Khế Tung (佛日契嵩) nhà Tống, san hành vào năm đầu (1064) niên hiệu Trị Bình (治平), là bộ sách sử truyện của Thiền Tông tiếp theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄). Tác phẩm này luận rõ ngọn đèn truyền thừa từ 7 vị Phật trong quá khứ cho đến 6 vị Tổ Đông Độ, lấy căn cứ từ Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集), Bảo Lâm Truyện (寳林傳), v.v., để phản bác lại các thuyết về lược truyện của chư vị Thiền sư từ sau thời Huệ Năng (慧能) trở đi trong Phú Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện (付法藏因緣傳), Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳), Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳), v.v. Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), khi tác phẩm này hoàn thành, Khế Tung đã trình thư dâng lên vua Nhân Tông; đến tháng 3 năm sau thì được cho nhập vào Đại Tạng Kinh cùng với Phụ Giáo Biên (輔敎編). Nhân đó, ông được nhà vua ban tặng cho Tử Y và hiệu là Minh Giáo Đại Sư (明敎大師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập