Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phiên Hội Tân »»
(岡山藩, Okayama-han): tên gọi một Phiên lãnh hữu toàn bộ tiểu quốc Bị Tiền (僃前, Bizen) và một phần của Bị Trung (僃中, Bicchū). Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Cương Sơn (岡山城, Okayama-jō), phần lớn thời gian đều do dòng họ Trì Điền (池田, Ikeda) quản trị. Người từng phục vụ cho Phong Thần Ngũ Đại Lão (豐臣五大老) là dòng họ Vũ Hỷ Đa (宇喜田, Ukita). Tuy nhiên, vào năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara (關ヶ原), Vũ Hỷ Đa Tú Gia (宇喜田秀家, Ukita Hideie), chủ lực của quân phía Tây, lại bị thay đổi người; nên Tiểu Tảo Xuyên Tú Thu (早小川秀秋, Kobayakawa Hideaki) tiến vào, chiếm lãnh 51 vạn thạch ở Bị Tiền và Mỹ Tác (美作, Mimasaka). Thế nhưng, vào năm 1602 (Khánh Trường 7), Tú Thu và chẳng có con nối dõi; nên dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (早小川, Kobayakawa) xem như bị tuyệt tự. Năm sau, 1603, người con thứ 2 của Trì Điền Huy Chính (池田輝政, Ikeda Terumasa) là Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu) đến lãnh hữu vùng Cương Sơn (岡山, Okayama) với 28 vạn thạch, và tại đây dòng họ Trì Điền bắt đầu trị thế với tư cách là nhà Đại Danh thời kỳ Giang Hộ. Vào năm 1613 (Khánh Trường 18), Phiên nhận thêm khoảng 10 vạn thạch, trở thành 38 vạn thạch. Đến năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Trung Kế qua đời và cũng chẳng có con nối nghiệp; nên người em Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), Trung Hùng qua đời; thay vào đó, người anh em họ là Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Từ đó trở về sau, gia hệ của Quang Chính thay nhau thống trị Phiên Cương Sơn. Quang Chính cùng với Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), Phiên chủ Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) và Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之), phiên chủ Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han), cả ba được gọi là Tam Danh Quân (三名君) vào đầu thời Giang Hộ. Quang Chính trọng dụng Hùng Trạch Phiên Sơn (熊澤蕃山, Kumazawa Banzan), nhà Dương Minh Học, vào năm 1669 (Khoan Văn [寛文] 9), ông tiên phong mở Cương Sơn Học Hiệu (岡山學校), trường Quốc Học đầu tiên. Năm sau, 1670, ông còn khai giảng Nhàn Cốc Học Hiệu (閑居學校, hiện tại Giảng Đuờng của trường được xếp hạng quốc bảo), trường học cho hàng thứ dân cổ nhất của Nhật Bản. Sau này, vào năm 1700 (Nguyên Lộc [元祿] 3), Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa), con của Quang Chính, đã dốc sức cho hoàn thành 3 đình viên nổi tiếng nhất của Nhật Bản, gồm: Giai Lạc Viên (偕樂園, Kairakuen, Mito-shi [水戸市]), Kiêm Lục Viên (兼六園, Kenrokuen, Kanazawa-shi [金澤市]) và Hậu Lạc Viên (後樂園, Kōrakuen, Tōkyō-to [東京都]). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên này có 12 đời, gồm: (1) Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu); (2) Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu); (3) Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa); (4) Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa); (5) Trì Điền Kế Chính (池田繼政, Ikeda Tsugumasa); (6) Trì Điền Tông Chính (池田宗政, Ikeda Munemasa); (7) Trì Điền Trị Chính (池田治政, Ikeda Harumasa); (8) Trì Điền Tề Chính (池田齊政, Ikeda Narimasa); (9) Trì Điền Tề Mẫn (池田齊敏, Ikeda Naritoshi); (10) Trì Điền Khánh Chính (池田慶政, Ikeda Yoshimasa); (11) Trì Điền Mậu Chính (池田茂政, Ikeda Mochimasa); và (12) Trì Điền Chương Chính (池田章政, Ikeda Akimasa). Các Phiên chi nhánh của Phiên Cương Sơn có Phiên Áp Phương (鴨方藩, Kamogata-han, 2 vạn 5 ngàn thạch) và Phiên Sanh Phản (生坂藩, Ikusaka-han, 1 vạn 5 ngàn thạch).
(山崎闇齋, Yamazaki Ansai, 1618-1682): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Gia (嘉); tự Kính Nghĩa (敬義); thông xưng là Gia Hữu Vệ Môn (嘉右衛門); hiệu là Ám Trai (闇齋); Linh Xã hiệu là Thùy Gia Linh Xã (垂加靈社); xuất thân kinh đô Kyoto. Ông từng xuống tóc xuất gia ở Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), rồi chuyển đến vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]), theo học với Cốc Thời Trung (谷時中) về Chu Tử Học thuộc Nam Học Phái. Sau đó, ông hoàn tục, trở về kinh đô và khai giảng giữa chợ vào năm 1655 (Minh Lịch [明曆] nguyên niên). Ông được nhóm Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之, Hoshina Masayuki), Phiên chủ của Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han), đãi ngộ trọng dụng. Rồi ông theo học Thần Đạo với Cát Xuyên Duy Túc (吉川惟足, Yoshikawa Koretari), và khai sáng ra thuyết Thùy Gia Thần Đạo (垂加神道) mang tính Thần Nho Nhất Trí (神儒一致). Môn đệ của ông có đến 6.000 người, trong đó có những nhân vật kiệt xuất như Tá Đằng Trực Phương (佐藤直方), Chánh Thân Đinh Công Thông (正親町公通), v.v., hình thành nên Khi Môn Học Phái (崎門學派). Trước tác chủ yếu của ông có Văn Hội Bút Lục (文會筆錄), Thùy Gia Văn Tập (垂加文集), Y Thế Thần Cung Nghi Thức Tự (伊勢神宮儀式序), v.v.
(佐幕, sabaku): là từ thường được dùng trong thời kỳ loạn động cuối thời Mạc Phủ, có nghĩa là “bổ tá cho chính quyền Mạc Phủ”; thỉnh thoảng người ta dùng từ Phái Tá Mạc (佐幕派, phái ủng hộ chính quyền Mạc Phủ) để đối đầu với Phái Đảo Mạc (倒幕派, phái âm mưu lật đỗ chính quyền Mạc Phủ). Tá mạc đối kháng với triều đình với ý kiến phản đối. Trường hợp chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ, đó là phái Tôn Vương Nhương Di (尊王攘夷), mà Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han) là tiêu biểu nhất.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập