Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích.
(I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới.
(Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được.
(We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phiên Cương Sơn
KẾT QUẢ TRA TỪ
Phiên Cương Sơn:
(岡山藩, Okayama-han): tên gọi một Phiên lãnh hữu toàn bộ tiểu quốc Bị Tiền (僃前, Bizen) và một phần của Bị Trung (僃中, Bicchū). Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Cương Sơn (岡山城, Okayama-jō), phần lớn thời gian đều do dòng họ Trì Điền (池田, Ikeda) quản trị. Người từng phục vụ cho Phong Thần Ngũ Đại Lão (豐臣五大老) là dòng họ Vũ Hỷ Đa (宇喜田, Ukita). Tuy nhiên, vào năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara (關ヶ原), Vũ Hỷ Đa Tú Gia (宇喜田秀家, Ukita Hideie), chủ lực của quân phía Tây, lại bị thay đổi người; nên Tiểu Tảo Xuyên Tú Thu (早小川秀秋, Kobayakawa Hideaki) tiến vào, chiếm lãnh 51 vạn thạch ở Bị Tiền và Mỹ Tác (美作, Mimasaka). Thế nhưng, vào năm 1602 (Khánh Trường 7), Tú Thu và chẳng có con nối dõi; nên dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (早小川, Kobayakawa) xem như bị tuyệt tự. Năm sau, 1603, người con thứ 2 của Trì Điền Huy Chính (池田輝政, Ikeda Terumasa) là Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu) đến lãnh hữu vùng Cương Sơn (岡山, Okayama) với 28 vạn thạch, và tại đây dòng họ Trì Điền bắt đầu trị thế với tư cách là nhà Đại Danh thời kỳ Giang Hộ. Vào năm 1613 (Khánh Trường 18), Phiên nhận thêm khoảng 10 vạn thạch, trở thành 38 vạn thạch. Đến năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Trung Kế qua đời và cũng chẳng có con nối nghiệp; nên người em Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), Trung Hùng qua đời; thay vào đó, người anh em họ là Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Từ đó trở về sau, gia hệ của Quang Chính thay nhau thống trị Phiên Cương Sơn. Quang Chính cùng với Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), Phiên chủ Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) và Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之), phiên chủ Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han), cả ba được gọi là Tam Danh Quân (三名君) vào đầu thời Giang Hộ. Quang Chính trọng dụng Hùng Trạch Phiên Sơn (熊澤蕃山, Kumazawa Banzan), nhà Dương Minh Học, vào năm 1669 (Khoan Văn [寛文] 9), ông tiên phong mở Cương Sơn Học Hiệu (岡山學校), trường Quốc Học đầu tiên. Năm sau, 1670, ông còn khai giảng Nhàn Cốc Học Hiệu (閑居學校, hiện tại Giảng Đuờng của trường được xếp hạng quốc bảo), trường học cho hàng thứ dân cổ nhất của Nhật Bản. Sau này, vào năm 1700 (Nguyên Lộc [元祿] 3), Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa), con của Quang Chính, đã dốc sức cho hoàn thành 3 đình viên nổi tiếng nhất của Nhật Bản, gồm: Giai Lạc Viên (偕樂園, Kairakuen, Mito-shi [水戸市]), Kiêm Lục Viên (兼六園, Kenrokuen, Kanazawa-shi [金澤市]) và Hậu Lạc Viên (後樂園, Kōrakuen, Tōkyō-to [東京都]). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên này có 12 đời, gồm: (1) Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu); (2) Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu); (3) Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa); (4) Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa); (5) Trì Điền Kế Chính (池田繼政, Ikeda Tsugumasa); (6) Trì Điền Tông Chính (池田宗政, Ikeda Munemasa); (7) Trì Điền Trị Chính (池田治政, Ikeda Harumasa); (8) Trì Điền Tề Chính (池田齊政, Ikeda Narimasa); (9) Trì Điền Tề Mẫn (池田齊敏, Ikeda Naritoshi); (10) Trì Điền Khánh Chính (池田慶政, Ikeda Yoshimasa); (11) Trì Điền Mậu Chính (池田茂政, Ikeda Mochimasa); và (12) Trì Điền Chương Chính (池田章政, Ikeda Akimasa). Các Phiên chi nhánh của Phiên Cương Sơn có Phiên Áp Phương (鴨方藩, Kamogata-han, 2 vạn 5 ngàn thạch) và Phiên Sanh Phản (生坂藩, Ikusaka-han, 1 vạn 5 ngàn thạch).
Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng
Hùng Trạch Phiên Sơn
(熊澤蕃山, Kumazawa Banzan, 1619-1691): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Bá Kế (伯繼); tự Liễu Giới (了介); hiệu Tức Du Hiên (息游軒); thông xưng là Thứ Lang Bát (次郎八); xuất thân kinh đô Kyoto; tên gọi Phiên Sơn (蕃山) vốn phát xuất từ Thôn Phiên Sơn (蕃山村), Bị Tiền (僃前, Bizen), nơi ông lui về ẩn cư. Năm 1634 (Khoan Vĩnh [寛永] 11), ông phục vụ cho Trì Điền Quang Trí (池田光致), Phiên chủ của Phiên Cương Sơn (岡山藩, Okayama-han), nhưng vì tu học chưa thuần thục, nên lấy lý do đó mà từ chức, rồi theo học với Trung Giang Đằng Thọ (中江藤樹, Nakae Tōju). Vào năm 1645 (Chánh Bảo [正保] 2), ông trở lại phục vụ cho Quang Trí và đã cống hiến những đối sách cứu nạn đói vào năm Minh Lịch (明曆) cũng như trị sơn, trị thủy, v.v. Sau đó, vào năm 1657 (Minh Lịch 3), ông lui về ẩn cư, chuyên tâm giảng dạy và trước tác ở kinh đô và các nơi khác; nhưng đến năm 1687 (Trinh Hưởng [貞享] 4), ông bị chính quyền Mạc Phủ kiêng kỵ vì phê phán chính trị, rồi bị cấm cố ở vùng Cổ Hà (古河, Koga), Hạ Tổng (下總, Shimōsa) và cuối cùng qua đời tại đây. Ông vốn là môn hạ của Đằng Thọ, nhưng Chu Tử Học hay Dương Minh Học, ông chẳng thuộc học phái nào cả; mà chủ trương thuyết gọi là Tâm Học (心學), cho rằng tâm là căn nguyên của vạn vật, đồng nhất với Thái Hư, và cần phải thể đắc đạo lý vốn có trong tâm này. Trước tác của ông có Tập Nghĩa Hòa Thư (集義和書), Tập Nghĩa Ngoại Thư (集義外書), Đại Học Hoặc Vấn (大學或問), Tam Luân Vật Ngữ (三輪物語), v.v.
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Đừng đánh mất tình yêu
Hạnh phúc khắp quanh ta
Các tông phái đạo Phật
Gió Bấc
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...