Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhất thiết kinh »»
(s: Śītavana, p: Sītavana, j: kanrin, 寒林): căn cứ vào Nhất thiết kinh Âm Nghĩa (一切經音義) quyển 7 của cao tăng Thích Huyền Ứng (玄應, ?-?) nhà Đường giải thích rằng: “Thi Đà Lâm, chánh ngôn Thi Đa Bà Na, thử danh Hàn Lâm; kỳ lâm u thúy nhi hàn, nhân dĩ danh dã, tại Vương Xá Thành trắc, tử nhân đa tống kỳ trung, kim tổng chỉ khí thi chi xứ danh Thi Đà Lâm giả, thủ bỉ danh chi dã (屍陀林、正言屍多婆那、此名寒林、其林幽邃而寒、因以名也、在王舍城側、死人多送其中、今總指棄屍之處名屍陀林者、取彼名之也, Thi Đà Lâm, gọi cho đúng là Thi Đa Bà Na, ở đây [Trung Quốc] gọi là Hàn Lâm; khu rừng này thâm u mà lạnh lẽo, nên có tên như vậy, nằm một bên Vương Xá Thành; phần lớn người chết đều được tống vào trong rừng này; nay chỉ chung cho những nơi vất bỏ thi thể người chết là Thi Đà Lâm, lấy đó làm tên gọi).” Như vậy, Thi Đa Bà Na (尸多婆那), Thi Đà Lâm (屍陀林、尸陀林), là âm dịch của Hàn Lâm, khu mộ địa nằm gần Vương Xá Thành (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城), là khu rừng vứt bỏ xác người chết cho cầm thú ăn. Người vào khu rừng này cảm thấy rùng rợn, lạnh lùng, sợ hãi, nên được gọi là Hàn Lâm (khu rừng lạnh lẽo). Từ đó, nó được gọi là nghĩa trang, khu mộ địa. Cho nên Hàn Lâm ở đây có nghĩa là khu rừng lạnh lẽo với những xác người chết, vì vậy các hồn phách vất vưởng mới đến nương tựa. Trong bài Phụng Hòa Tập Mỹ Thương Sử Củng Sơn Nhân (奉和襲美傷史拱山人) của Lục Quy Mông (陸龜蒙, ?-khoảng 876) nhà Đường có câu: “Tằng thuyết sơn thê dục khứ tầm, khởi tri sương cốt táng Hàn Lâm (曾說山棲欲去尋、豈知霜骨葬寒林, từng sống rừng sâu muốn đi tìm, nào hay sương cốt chôn Hàn Lâm).” Hay trong bài Dữ Lý Sanh Luận Thi Thư (與李生論詩書唐) của Tư Không Đồ (司空圖, 837-908) nhà Đường cũng có câu: “Đào nạn nhân đa phần khích địa, phóng sanh lộc đại xuất Hàn Lâm (逃難人多分隙地、放生鹿大出寒林, trốn nạn người đa phần chun đất, phóng sanh nai thường ra Hàn Lâm).”
(和羅飯): từ gọi tắt của Bát Hòa La Phạn (缽和羅飯). Bát Hòa La (缽和羅、鉢和羅、盋和羅) là âm dịch của từ Phạn ngữ pravāraṇā (s.) và pavāraṇā (p.); còn có một số âm dịch khác như Bát Lợi Bà Thích Noa (鉢利婆刺拏), Bát Hòa Lan (缽和蘭、鉢和蘭); ý dịch là đầy đủ, vui vẻ, việc tùy ý, tùy theo ý của người khác mà tự thân mình nêu ra những sai phạm, Tự Tứ (自恣). Theo Sa Môn Huyền Ứng (玄應, ?-?), nhân vật sống dưới thời nhà Đường, đệ tử của Huyền Trang (玄奘, 602-664), tu sĩ của Đại Tổng Trì Tự (大總持寺) ở Trường An (長安), người biên soạn bộ Nhất thiết kinh Âm Nghĩa (一切經音義, 25 quyển), giải thích rằng sau An Cư là ngày Tự Tứ, tức nhằm vào Rằm tháng 7 (tại Việt Nam thường tổ chức vào ngày 16). Ngày này, món ăn cúng dường Tam Bảo được gọi là Hòa La Phạn, tức là món ăn Tự Tứ. Trong Vu Lan Bồn Kinh Tân Sớ (盂蘭盆經新疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 377) giải thích rõ rằng: “Thọ Bát Hòa La Phạn giả, lân mẫn thí chủ, vô trước vô tham, mỹ thực ố thực, bất sanh tăng giảm, cố danh nhất tâm (受缽和羅飯者、憐愍施主、無著無貪、美食惡食、不生增減、故名一心, người thọ nhận cơm Tự Tứ, phải biết thương xót thí chủ, không chấp trước không tham lam, thức ăn ngon hay thức ăn dở, không sinh cũng không giảm, nên gọi là nhất tâm).” Trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 66, No. 1296 q.37) quyển 37 có câu: “Trai thời nhất Bát Hòa La Phạn, Thiền đạo thị phi tổng bất tri (齋時一缽和羅飯、禪道是非總不知, khi ăn một bát cơm Tự Tứ, Thiền đạo đúng sai thảy không hay).” Hay trong bài Nữ Tử Xuất Định (女子出定) của Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 11 có đoạn: “Xuất định mạn vân đàn chỉ gian, không lao thần lực bất tương quan, nhi kim quán khiết Hòa La Phạn, nhất nhật tam xan bão tiện nhàn (出定謾云彈指間、空勞神力不相關、而今慣喫和羅飯、一日三餐飽便閒, xuất định dối cho [trong khoảng] khảy móng tay, nhọc gì thần lực liên quan đây, như nay quen ăn cơm Tự Tứ, ba bữa một ngày no ngũ say).”
(浮囊): túi không khí, tức áo phao ngày nay; là vật cần thiết cho người qua biển không bị chìm đắm, chết đuối. Như trong Nhất thiết kinh Âm Nghĩa (一切經音義, Taishō Vol. 54, No. 2128) quyển 3 định nghĩa rằng: “Kim kinh ngôn phù nang giả, khí nang dã; dục độ đại hải, bằng thử khí nang khinh phù chi lực dã (今經言浮囊者、氣囊也、欲渡大海、憑此氣囊輕浮之力也, nay trong kinh nói về phù nang, là túi không khí; muốn qua biển lớn, nhờ vào sức nhẹ nỗi lên của túi phao này).” Từ đó, phù nang được dùng để chỉ cho một vật vô cùng cao quý, giá trị còn hơn cả thân mạng con người, có thể giúp hành giả vượt qua biển sanh tử luân hồi. Như trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 375) quyển 11, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品) thứ 19, đề cập đến câu chuyện có người cầm túi phao này muốn đi qua biển lớn; lúc ấy có con quỷ La Sát đến cầu xin túi phao, người ấy trả lời rằng: “Nhữ ninh sát ngã, phù nang phả đắc (汝寧殺我、浮囊叵得, người tha giết tôi, chứ túi phao thì không thể được).” Và túi phao này được ví như việc hành trì cấm giới, oai nghi không sai khuyết. Như trong Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) quyển 87, phần Thuật Ý Bộ (述意部), đưa ra các ví dụ như: “Thiện liệu chúng bệnh, dụ chi lương y; năng tiêu cơ khát, dụ chi Cam Lộ; tiếp tế trầm nịch, dụ chi kiều lương; vận độ đại hải, dụ chi phù nang; chiếu trừ hôn ám, dụ chi đăng quang (善療眾病、喻之良醫、能消飢渴、喻之甘露、接濟沉溺、喻之橋梁、運度大海、喻之浮囊、照除昏暗、喻之燈光, khéo chữa các bệnh, dụ cho thầy thuốc; tiêu trừ đói khát, dụ cho Cam Lộ; tiếp cứu chìm đắm, dụ cho cầu đường; chở qua biển lớn, dụ cho túi phao; chiếu trừ tăm tối, dụ cho đèn sáng).” Hay trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú (沙彌律儀要略增註, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1118) quyển 1, phần Thượng Thiên Giới Luật Môn (上篇戒律門), có đoạn: “Giới thị việt khổ hải chi phù nang, trang nghiêm Pháp Thân chi Anh Lạc, cố tu cẩn thận (戒是越苦海之浮囊、莊嚴法身之瓔珞、故須謹愼, giới là túi phao vượt qua biển khổ, ngọc Anh Lạc để trang nghiêm Pháp Thân, phải nên cẩn thận).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập