Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp tòa »»
(秉拂, himpotsu): nghĩa là vị Trú Trì cầm cây Phất Trần; về sau nó có nghĩa là thay thế vị Trú Trì lên Pháp tòa thuyết pháp cho đại chúng. Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) 7 có ghi rằng vào 4 tiết Kiết Hạ, Giải Hạ, Đông Chí và Nguyên Đán thì hành lễ Bỉnh Phất (thăng tòa thuyết pháp). Khi ấy, 5 vị Tiền Đường Thủ Tòa (前堂首座), Hậu Đường Thủ Tòa (後堂首座), Thư Ký (書記), Đông Tạng Chủ (東藏主), Tây Tạng Chủ (西藏主) sẽ thay nhau làm việc này. Đối với Tào Động Tông Nhật Bản, vào đêm Trừ Dạ năm thứ 2 (1236) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), Hoài Trang (懷弉, Ejō) đã thay thế Đạo Nguyên (道元, Dōgen) hành nghi lễ Bỉnh Phất này tại Hưng Thánh Tự (興聖寺, Kōshō-ji). Khi ấy không có 5 vị đứng đầu, mà chỉ có vị Thủ Tòa thôi. Có lẽ đây cũng là nguồn gốc của lễ Thủ Tòa Pháp Chiến (首座法戰, cuộc luận tranh về pháp giữa các vị Thủ Tòa) và lúc Kết Chế An Cư. Như trong Bổ Tục Cao Tăng Truyện (補續高僧傳, CBETA No. 1524) quyển 10, Tổ Trân Truyện (祖珍傳), có câu: “Thị dạ Thủ Tòa bỉnh phất, tùy cơ ứng đáp, khấu kích bất cùng (是夜首座秉拂、隨機應答、叩擊不窮, đêm ấy Thủ Tòa lên tòa thuyết pháp, tùy cơ mà ứng đáp, cảm kích không cùng).”
(眞如, Shinnyo, ?-?): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, một trong 10 đại đệ tử của Không Hải, húy là Chơn Như (眞如), Chơn Trung (眞忠), Biến Minh (遍明); thông xưng là Biến Minh Hòa Thượng (遍明和尚), Nhập Đường Tam Ngự Tử (入唐三御子), Hoàng Tử Thiền Sư (皇子禪師); tục danh là Cao Nhạc Thân Vương (高岳親王); xuất thân vùng Nại Lương (奈良, Nara), là Hoàng Tử thứ 3 của Bình Thành Thiên Hoàng (平城天皇, Heizei Tennō, tại vị 806-809). Vào năm 809, khi Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823) tức vị, ông làm Hoàng Thái Tử, nhưng năm sau thì bị phế bỏ. Đến năm 813, ông xuất gia và đến trú tại Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Ông theo học Tam Luận với Đạo Thuyên (道詮, Dōsen), sau đó theo hầu Không Hải. Vào năm 834, ông thọ phép Quán Đảnh với Pháp Toàn (法全) ở Thanh Long Tự (青龍寺). Tương truyền rằng trên đường sang Ấn Độ để chiêm bái Phật tích thì qua đời ở La Việt Quốc (羅越國). Trước tác của ông để lại có Du Kỳ Kinh Sớ (瑜祇經疏) 1 quyển, Thai Tạng Thứ Đệ (胎藏次第) 1 quyển, v.v.
(玄叡, Genei, ?-840): vị học tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời kỳ Bình An, húy Huyền Duệ (玄叡). Ông theo An Trừng (安澄, Anchō) ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji) học về Tam Luận, trú tại Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji) và nỗ lực giảng diễn. Vào năm 827, ông thuyết giảng về tông nghĩa trên Pháp tòa tượng Dược Sư Như Lai trong cung nội. Đến năm 830, ông viết bộ Đại Thừa Tam Luận Đại Nghĩa Sao (大乘三論大義鈔, 3 quyển) với chủ ý muốn vãn hồi Tam Luận Tông trên lập trường thủ thế về mặt giáo lý.
(頑石點頭): nghĩa là loại đá ngu ngơ, vô tri vô giác mà cũng gật đầu. Thuật ngữ này phát xuất từ câu chuyện của Pháp Sư Trúc Đạo Sanh (竺道生, ?-434) có đề cập trong một số sử liệu như Lịch Triều Thích Thị Tư Lãm (歷朝釋氏資鑑, CBETA No. 1517) quyển 2, Pháp Hoa Kinh Trì Nghiệm Ký (法華經持驗記, CBETA No. 1541), Đông Lâm Thập Bát Cao Hiền Truyện (東林十八高賢傳, CBETA No. 1543), Tông Thống Biên Niên (宗統編年, CBETA No. 1600) quyển 7, v.v. Pháp Sư Trúc Đạo Sanh, họ Ngụy (魏), xuất thân Cự Lộc (鉅鹿), tư chất đỉnh ngộ khác thường. Lúc nhỏ, ông theo xuất gia với Trúc Pháp Thái (竺法汰), đối với kinh điển, chỉ một lần nhìn qua đã tụng thông suốt hết thảy. Khi trưởng thành, ông đăng Pháp tòa, thuyết giảng thông suốt sự lý. Tuy vậy, ông vẫn không hề dám tự hào, thường lấy đạo tâm ban đầu làm căn bản. Ông vào Lô Sơn (廬山) ẩn cư suốt bảy năm trường, hằng ngày chuyên tụng Pháp Hoa Kinh (法華經). Sau ông cùng với Tăng Duệ (僧叡), Huệ Nghiêm (慧嚴), Huệ Quán (慧觀), v.v., lên Trường An (長安) tham học, theo thọ giáo với La Thập (羅什). Tăng chúng ai cũng ngưỡng mộ sự thần ngộ của ông. Hoàng Hậu Cung Tư (恭思) nhà Tấn kiến lập Thanh Viên Tự (青園寺) và cung thỉnh ông về làm trú trì nơi đây. Vào tháng mùa hè, sấm sét chấn động điện Phật Thanh Viên Tự, rồng bay lên trời, hào quang rực rỡ. Nhân đó chùa được đổi tên là Long Quang Tự (龍光寺). Người đương thời bảo rằng: “Long ký dĩ khứ, Sanh tất hành hỉ (龍既已去、生必行矣, rồng đã đi rồi, Sanh ắt đi luôn).” Chính tại chùa này, ông đã từng thỉnh luật sư vùng Kế Tân (罽賓) dịch bộ Sa Di Tắc Luật (沙彌塞律) và lưu truyền cho hậu thế. Về sau ông lên ngao du Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc đất Ngô, sắp đá làm thành thính chúng, giảng Niết Bàn Kinh (涅槃經), đến Phẩm Xiển Đề (闡提品), đoạn có Phật tánh, bèn bảo rằng: “Như ngã sở thuyết, nghĩa khế Phật tâm phủ (如我所說、義契佛心否, như lời ta thuyết giảng, nghĩa có khế hợp với tâm chư Phật không ?).” Các tảng đá vô tri nghe vậy gật đầu. Chỉ nội trong tuần đó, học đồ tập trung đến cả trăm người. Vua Văn Đế (文帝, tại vị 424~453) nhà Tống nghe vậy lại càng kính mộ thêm. Vào tháng 11 năm thứ 11 (434) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Tống, sau khi thuyết giảng xong tại Lô Sơn, cát bui rơi rụng, ông ngồi ngay ngắn, thâu thần thị tịch như nhập vào Thiền định. Trong Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書, CBETA No. 1571) quyển 110 có câu: “Vô tình thuyết pháp chư Phật giải thính, chư Phật thuyết pháp hữu tình đắc văn, hữu tình thuyết pháp ngoan thạch điểm đầu (無情說法諸佛解聽、諸佛說法有情得聞、有情說法頑石點頭, vô tình thuyết pháp chư Phật lắng hiểu, chư Phật thuyết pháp hữu tình được nghe, hữu tình thuyết pháp đá cũng gật đầu).”
(法名): tên gọi do người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật Giáo, còn gọi là Pháp Hiệu (法號), Pháp Húy (法諱), Giới Danh (戒名). Đối với tăng lữ, đây là tên gọi do vị thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia. Đối với người Phật tử tại gia, đây là tên gọi được ban cho sau khi quy y, thọ giới, hay khi tiến hành tang lễ. Pháp Danh còn là biểu tượng thiêng liêng đánh dấu bước thay đổi cuộc sống tâm linh của người Phật tử khi thật sự bước chân vào Đạo. Đối với thế tục, khi con người mới sinh ra được cha mẹ đặt cho cái tên, đó là Tục Danh (俗名); khi vị ấy chuyển hóa tâm thức, quyết định quy y theo Phật Giáo, có nghĩa là được sanh ra lần thứ hai; tên gọi lúc này là Pháp Danh. Nó thể hiện việc xuất gia hay quy y trở thành đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni, p: Sakyamuni,釋迦牟尼); cho nên đối với người xuất gia, thường có chữ “Thích (釋)” đi theo với Pháp Danh như Thích Từ Thiện (釋慈善), v.v. Về phía Phật tử tại gia, do có khác nhau về giới tính, tuổi tác; vì vậy sau Pháp Danh thường có thêm các danh hiệu khác như Cư Sĩ (居士), Tín Sĩ (信士), Đại Tỷ (大姉), Tín Nữ (信女), Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女), v.v.; như Thanh Liên Cư Sĩ (青蓮居士), Chân Tâm Tín Nữ (眞心信女), v.v. Đối với truyền thống đang hiện hành của Việt Nam, Pháp Danh có 2 chữ; chư Tăng xuất gia thường có chữ “Thích” trước Pháp Danh, như Thích Huệ Học (釋惠學), v.v.; chư Ni xuất gia thường có chữ “Thích Nữ (釋女)” trước Pháp Danh, như Thích Nữ Huệ Học (釋女惠學), v.v. Cách đặt Pháp Danh được tuân theo thứ tự của các chữ trong các bài kệ do chư vị tổ đức thuộc dòng phái đặt ra. Như Môn Phái Thập Tháp Di Đà ở Bình Định dùng bài kệ của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy: “Tổ đạo giới định tông, phương quảng chứng viên thông, hành siêu minh thật tế, liễu đạt ngộ chơn không, như nhật quang thường chiếu, phổ châu lợi nhân thiên, tín hương sanh phước tuệ, tương kế chấn từ phong (祖道戒定宗、方廣證圓通、行超明寔際、了達悟眞空、如日光常照、普周利人天、信香生福慧、相繼振慈風).” Trong khi đó, Môn Phái Liễu Quán tại Huế thì đặt Pháp Danh theo bài kệ của Tổ Sư Thật Diệu Liễu Quán (實妙了觀, 1670-1742): “Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong, giới định phước tuệ, thể dụng viên thông, vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công, truyền trì diệu lý, diễn sướng chánh tông, hành giải tương ưng, đạt ngộ chơn không (實際大道、性海清澄、心源廣潤、德本慈風、戒定福慧、體用圓通、永超智果、密契成功、傳持妙里、演暢正宗、行解相應、達悟眞空).” Môn Phái Quốc Ân có bài kệ của Tổ Đạo Mân rằng: “Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên, minh như hồng nhật lệ trung thiên, linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ, chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền (道本原成佛祖先、明如紅日麗中天、靈源廣潤慈風溥、照世眞燈萬古懸).” Tại Quảng Nam, Dòng Chúc Thánh thì dùng bài kệ truyền thừa pháp phái của Tổ Minh Hải Pháp Bảo: “Minh thật pháp toàn chương, ấn chơn như thị đồng, chúc thánh thọ thiên cữu, kỳ quốc tộ địa trường, đắc chánh luật vi tuyên, tổ đạo hành giải thông, giác hoa Bồ Ðề thọ, sung mãn nhân thiên trung (明寔法全章、印眞如是同、祝聖壽天久、祈國祚地長、得正律爲宣、祖道行解通、覺花菩提樹、充滿人天中).” Ngoài ra, còn một số bài kệ khác như bài của ngài Minh Hành Tại Toại ở miền Bắc: “Minh chân như bảo hải, kim tường phổ chiếu thông, chí đạo thành chánh quả, giác ngộ chứng chơn không (明眞如寶海、金祥普照通、至道成正果、覺悟證眞空).” Hay bài kệ của ngài Tri Giáo Nhất Cú: “Tịnh trí viên thông tông từ tánh, khoan giác đạo sanh thị chánh tâm, mật hạnh nhân đức xưng lương tuệ, đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường (淨智圓通宗慈性、寬覺道生是正心、密行仁德稱良慧、燈普照宏法永長)”, v.v. Đặc biệt, việc đặt Pháp Danh ở Nhật Bản có nét đặc trưng hoàn toàn khác với các nước Phật Giáo Đại Thừa. Tùy theo tông phái khác nhau mà Pháp Danh cũng được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới tên gọi là Giới Danh (戒名, kaimyō). Nhìn chung, Giới Danh của Nhật Bản được kết cấu bởi ít nhất 3 yếu tố: Viện Hiệu (院號, ingō) hay Viện Điện Hiệu (院殿號, indonogō), Đạo Hiệu (道號, dōgō) và Vị Hiệu (位號, igō). Viện Hiệu được dùng cho những người trong lúc sanh tiền có cống hiến to lớn đối với tự viện, Phật Giáo, xã hội. Tỷ dụ như lịch đại chư vị Tướng Quân dưới thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1392~1573) và Giang Hộ (江戸, Edo, 1600~1867) đều được đặt cho Viện Hiệu hay Viện Điện Hiệu; như trường hợp Tướng Quân Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide, 1510-1551) có Giới Danh là Vạn Tùng Tự Đào Nham Đạo Kiến (萬松寺桃巖道見); Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu, 1511-1550) là Vạn Tùng Viện Hoa Sơn Đạo Chiếu (萬松院曄山道照), hay Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582) có Giới Danh đặc biệt là Tổng Kiến Viện Điện Tặng Đại Tướng Quốc Nhất Phẩm Thái Nham Tôn Nghi (總見院殿贈大相國一品泰巖尊儀), v.v. Vốn phát xuất từ Trung Quốc, được chư vị Thiền tăng truyền vào Nhật, Đạo Hiệu là một tên khác được đặt trước Pháp Danh; như Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481) có Đạo Hiệu là Nhất Hưu. Trừ Luật Tông, Tịnh Độ Chơn Tông ra, các tông phái như Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Nhật Liên Tông đều dùng đến Đạo Hiệu này. Vị Hiệu là tên gọi được đặt sau cùng của Giới Danh để phân biệt về giới tính, tuổi tác, v.v. Đối với trường hợp thành nhân (người lớn), một số Vị Hiệu được dùng như Tín Sĩ (信士), Tín Nữ (信女), Thanh Tín Sĩ (清信士), Thanh Tín Nữ (清信女), Cư Sĩ (居士), Đại Tỷ (大姉), Đại Cư Sĩ (大居士), Thanh Đại Tỷ (清大姉), Thiền Định Môn (禪定門, dành cho chư Tăng), Thiền Định Ni (禪定尼, dành cho chư Ni). Đối với trường hợp các em nhỏ thì có Thủy Tử (水子, dùng cho các thai nhi bị lưu sản, sút sảo tảo sa); Anh Nhi (嬰兒) Anh Tử (嬰子), Anh Nữ (嬰女) dùng cho các trẻ nhỏ đang còn bú mẹ; Hài Tử (孩子), Hài Nữ (孩女) dùng cho các em nhỏ khoảng 2-3 tuổi; Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女) dùng cho các em từ 4-14 tuổi, v.v.
(s: Buddhabhadra, j: Buddabadara, 佛陀[駄]跋陀羅, 359-429): tiếng Phạn có âm dịch là Phật Đà Bạt Đà La (佛駄跋陀羅), Phật Độ Bạt Đà La (佛度跋陀羅), Phật Đại Bạt Đà (佛大跋陀), Bạt Đà Bà La (跋陀婆羅); dịch nghĩa là Giác Hiền (覺賢), Phật Hiền (佛賢). Theo Phật Đà Bạt Đà La Truyện (佛駄跋陀羅傳) trong Cao Tăng Truyện (高僧傳), tổ tiên ông là người Trung Ấn Độ, con cháu của Cam Lộ Phạn Vương (甘露飯王) thuộc dòng thích ca, ông nội làm nghề buôn nên dời đến vùng Bắc Ấn, và Giác Hiền sinh ra ở Thành Na Ha Lợi (那呵利城) trong vùng. Mới còn nhỏ mà ông đã sớm mất song thân, sau đó ông xuất gia lúc 17 tuổi, tinh tấn tu hành, học hết các kinh điển và có nhiều chỗ thông đạt nghĩa lý. Ông tinh trì giới hạnh, rất nhiệt tâm với Thiền định, nên về sau thỉnh thoảng có thể hiện vài điều thần dị. Sau ông cùng với Tăng Già Đạt Đa (僧伽達多) ngao du vùng Kế Tân (罽賓), theo học Thiền pháp với Đại Thiền Sư Phật Đại Tiên (佛大先, tức Phật Đà Tư Na [佛駄斯那]). Khi vị Sa Môn người Trung Quốc là Trí Nghiêm (智嚴) sang Ấn Độ cầu pháp, gặp Phật Đại Tiên, được vị này cho biết rằng chỉ có Phật Đà Bạt Đà La mới có thể xứng dáng để giáo hóa đồ chúng và dạy Thiền pháp. Thể theo lời thỉnh cầu của Trí Nghiêm, Phật Đà Bạt Đà La sang Trung Quốc bằng đường biển phía nam. Vào năm thứ 8 (406) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始), nghe tiếng có La Thập (羅什) đang ở Trường An (長安), ông thân chinh đến địa phương này để gặp; nhưng vì không quen phong tục Trường An và chẳng hợp với môn hạ của La Thập, bị hiểu lầm, nên ông cùng với nhóm Huệ Quán (慧觀) hơn 40 người rời khỏi nơi đây, đến Huệ Quán Tự (慧觀寺) và Lô Sơn (廬山). Tại đây, ông được Huệ Viễn (慧遠) rất tôn kính và chỉ đạo cho đại chúng về phương pháp Tọa Thiền. Từ đó, ông được liệt vào trong Lô Sơn Thập Bát Hiền (廬山十八賢). Vào năm thứ 11 (415) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông đến Kiến Khang (建康, hiện tại là Nam Kinh [南京]), dừng chân tại Đạo Tràng Tự (道塲寺), chuyên tâm phiên dịch một số kinh điển như Đạt Ma Đa La Thiền Kinh (達摩多羅禪經), Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經), Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴), Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律), Đại Bát Nê Hoàn Kinh (大般泥洹經), Như Lai Tạng Kinh (如來藏經), v.v., và là dịch giả nổi danh đương thời. Ông được gọi là Phật Đà Thiền Sư (佛陀禪師), Đấu Trường Thiền Sư (闘塲禪師, hay Đạo Tràng Thiền Sư [道塲禪師]), Thiên Trúc Thiền Sư (天竺禪師), v.v.; nhưng Thiền pháp của ông thì thuộc về Thiền pháp của Tiểu Thừa trước thời kỳ Thiền Tông ra đời. Vào năm thứ 6 (429) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Lưu Tống, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi.
(普勸坐禪儀): 1 quyển, thư tịch khuyên dạy mọi người cách thức cũng như ý nghĩa đúng đắn của Tọa Thiền, do Đạo Nguyên (道元, Dōgen) trước tác, được soạn thuật vào năm 1227, ngay sau khi ông từ bên nhà Tống trở về nước. Có hai loại là bản lưu bố và bản tự bút. Bản tự bút được chép vào ngày Trung Nguyên năm 1233, được lưu giữ tại Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji), và xem như là quốc bảo. Còn bản chép tay là nguyên văn của Đạo Nguyên lúc mới về lại Nhật; còn bản lưu bố là bản cũng do tự tay ông đính chính lại sau này. Về lý do soạn thuật sách này, có cuốn Tọa Thiền Nghi Soạn Thuật Do Lai Thư (坐禪儀撰述由來書) do Đạo Nguyên viết. Nếu căn cứ vào bản này, ta thấy rằng lý do soạn thuật ra Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi là nhằm đính chính lại sự sai lầm của tác phẩm Tọa Thiền Nghi (坐禪儀) do Tông Trách (宗賾, ?-?) ở Trường Lô (長蘆) của nhà Nam Tống Trung Quốc viết ra, và nêu rõ phương pháp Tọa Thiền được chánh truyền từ thời đức Phật Thích Ca cũng như Đạt Ma trở đi. Nội dung của Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi được phân làm 3 đoạn: Thượng, Trung và Hạ. Đoạn Trung nói về cách thức cũng như công đức của Tọa Thiền. Tính đặc dị của bộ này là có cái nhìn về việc Tọa Thiền rất khác lạ của Đạo Nguyên thông qua hai đoạn Thượng và Hạ. Yếu chỉ của sách là Phật pháp vốn được chánh truyền từ thời đức Phật Thích Ca cũng như Đạt Ma, chính là Tọa Thiền. Hơn nữa, Tọa Thiền không phải là thủ đoạn tu tập để đạt ngộ, mà chính Tọa Thiền là sự tu chứng nhất đẳng, lập cước trên sự chứng ngộ. Tác phẩm này được thâu lục vào trong Đạo Nguyên Thiền Sư Toàn Tập (道元禪師全集) quyển Hạ, Tào Động Tông Toàn Thư (曹洞宗全書).
(成尊, Seizon, 1012-1074): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 30 của Đông Tự, húy là Thành Tôn (成尊), hiệu Tiểu Dã Tăng Đô (小野僧都). Sau khi xuất gia với Nhân Hải (仁海) ở Mạn Trà La Tự (曼荼羅寺, Mandara-ji, tức Tùy Tâm Viện [隨心院]) vùng Tiểu Dã (小野, Ono), ông được thọ phép Quán Đảnh và làm trú trì chùa này. Đến năm 1065, ông hành phép cầu mưa và có linh nghiệm, sau đó ông lại cầu nguyện cho Hậu Tam Điều Thiên Hoàng (後三條天皇, Gosanjō Tennō, tại vị 1068-1072) tức vị, nên rất được sủng kính. Năm 1069, ông làm Quyền Luật Sư, đến năm 1072 thì truyền trao phép Quán Đảnh cho Minh Toán (明算) ở Cao Dã Sơn. Năm sau ông làm Quyền Thiếu Tăng Đô, và năm sau nữa thì làm Tự Trưởng của Đông Tự. Đệ tử của ông có Nghĩa Phạm (義範), Phạm Tuấn (範俊), v.v. Trước tác ông để lại có Chơn Ngôn Phú Pháp Toản Yếu Sao (眞言付法纂要抄) 1 quyển, Tiểu Dã Lục Thiếp Khẩu Quyết (小野六帖口決) 5 quyển, Quán Tâm Nguyệt Luân Ký (觀心月輪記) 1 quyển, Đồ Sư Quán Đảnh Quyết Nghĩa Sao (徒師灌頂決義抄) 4 quyển, v.v.
(竺道生, ?-434): họ Ngụy (魏), xuất thân Cự Lộc (鉅鹿), tư chất đỉnh ngộ khác thường. Lúc nhỏ, ông theo xuất gia với Trúc Pháp Thái (竺法汰), đối với kinh điển, chỉ một lần nhìn qua đã tụng thông suốt hết thảy. Khi trưởng thành, ông đăng Pháp tòa, thuyết giảng thông suốt sự lý. Tuy vậy, ông vẫn không hề dám tự hào, thường lấy đạo tâm ban đầu làm căn bản. Ông vào Lô Sơn (廬山) ẩn cư suốt bảy năm trường, hằng ngày chuyên tụng Pháp Hoa Kinh (法華經). Sau ông cùng với Tăng Duệ (僧叡), Huệ Nghiêm (慧嚴), Huệ Quán (慧觀), v.v., lên Trường An (長安) tham học, theo thọ giáo với La Thập (羅什). Tăng chúng ai cũng ngưỡng mộ sự thần ngộ của ông. Hoàng Hậu Cung Tư (恭思) nhà Tấn kiến lập Thanh Viên Tự (青園寺) và cung thỉnh ông về làm trú trì nơi đây. Vào tháng mùa hè, sấm sét chấn động điện Phật Thanh Viên Tự, rồng bay lên trời, hào quang rực rỡ. Nhân đó chùa được đổi tên là Long Quang Tự (龍光寺). Người đương thời bảo rằng: “Long ký dĩ khứ, Sanh tất hành hỉ (龍既已去、生必行矣, rồng đã đi rồi, Sanh ắt đi luôn).” Chính tại chùa này, ông đã từng thỉnh luật sư vùng Kế Tân (罽賓) dịch bộ Sa Di Tắc Luật (沙彌塞律) và lưu truyền cho hậu thế. Về sau ông lên ngao du Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc đất Ngô, sắp đá làm thành thính chúng, giảng Niết Bàn Kinh (涅槃經), đến Phẩm Xiển Đề (闡提品), đoạn có Phật tánh, bèn bảo rằng: “Như ngã sở thuyết, nghĩa khế Phật tâm phủ (如我所說、義契佛心否, như lời ta thuyết giảng, nghĩa có khế hợp với tâm chư Phật không ?).” Các tảng đá vô tri nghe vậy gật đầu. Chỉ nội trong tuần đó, học đồ tập trung đến cả trăm người. Vua Văn Đế (文帝, tại vị 424~453) nhà Tống nghe vậy lại càng kính mộ thêm. Vào tháng 11 năm thứ 11 (434) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Tống, sau khi thuyết giảng xong tại Lô Sơn, cát bui rơi rụng, ông ngồi ngay ngắn, thâu thần thị tịch như nhập vào Thiền định.
(s: catasraḥ parṣadaḥ, p: catasso parisā, 四眾): Bốn Chúng; còn gọi là Tứ Bối (四輩), Tứ Bộ Chúng (四部眾), Tứ Bộ Đệ Tử (四部弟子); có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho 4 hạng người, hay 4 hạng đệ tử hình thành nên giáo đoàn Phật Giáo, gồm Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), Ưu Bà Tắc (s, p: upāsaka, 優婆塞), Ưu Bà Di (s, p: upāsikā, 優婆夷). Hay chỉ cho bốn chúng xuất gia là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌) và Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerī, 沙彌尼). Như trong Liễu Đường Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (了堂惟一禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1417) quyển 2 có câu: “Nhất ngôn huýnh xuất thanh tiêu ngoại, Tứ Chúng vân trăn tiếu điểm đầu (一言迥出青霄外、四眾雲臻笑點頭, một lời buông tận trời xanh thẳm, Bốn Chúng về đây cười gật đầu).” Hay trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 19, phần Huệ Thông (慧聰), lại có đoạn: “Pháp Hoa Kinh Thường Bất Khinh Bồ Tát, bất chuyên độc tụng kinh điển, đản hành lễ bái Tứ Chúng, thượng đắc Lục Căn thanh tịnh, ngã hà vi bất lễ chư Phật Thế Tôn. (法華經常不輕菩薩、不專讀誦經典、但行禮拜四眾、尚得六根清淨、我何爲不禮諸佛世尊, Bồ Tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa, không chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ thực hành lễ bái Bốn Chúng, mà được sáu căn thanh tịnh, ta sao lại không lễ bái các đức Phật Thế Tôn).” (2) Chỉ cho 4 loại đại chúng ngồi nghe đức Phật thuyết pháp, gồm: (a) Phát Khởi Chúng (發起眾), tức là những người có thể biết được thời cơ lúc nào bắt đầu tập hội, hoặc phát khởi tướng kỳ lạ, vấn đáp, v.v., để sắp xếp cho đức Phật thuyết pháp. (b) Đương Cơ Chúng (當機眾), chỉ cho những người có túc duyên thuần thục, chín muồi, thích hợp để nghe chánh giáo, và ngay trong hội đó được xuất gia. (c) Ảnh Hưởng Chúng (影響眾), chỉ chư Phật, Bồ Tát xưa kia, từ phương khác đến giúp đỡ đức Phật giáo hóa, giấu đi quả vị của họ mà thị hiện hình tướng của chúng căn cơ hiện tại, như bóng theo hình, như âm vang ứng với tiếng, để phò trợ đấng Pháp Vương và làm trang nghiêm Pháp tòa. (d) Kết Duyên Chúng (結緣眾), chỉ cho những người có phước thiện đời trước mỏng manh, căn cơ lại thấp kém, tuy chưa chứng ngộ được gì, nhưng nhờ nhân duyên gặp được Phật và nghe pháp, mà kết nhân duyên tương lai sẽ xuất gia tu học. (3) Dưới thời đại vua A Dục (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育), đại chúng Phật pháp được phân chia thành 4 loại; 4 chúng này nhân nghị luận về 5 việc của Tỳ Kheo Đại Thiên (s, p: Mahādeva, 大天) mà hình thành nên Thượng Tọa Bộ (s: Sthaviravāda, p: Theravāda, 上座部) và Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部). (a) Long Tượng Chúng (龍象眾), còn gọi là Đại Quốc Chúng (大國眾), chỉ cho dòng phái của Đại Thiên, tức những người phát sinh luận tranh. (b) Biên Bỉ Chúng (邊鄙眾), còn gọi là Ngoại Biên Chúng (外邊眾), chỉ cho môn đồ của Đại Thiên. (c) Đa Văn Chúng (多聞眾), chỉ cho hạng phàm phu chuyên giữ giới, học rộng. (d) Đại Đức Chúng (大德眾), là Thánh chúng chứng 4 quả vị. (4) Chỉ cho 4 chúng là người, trời, rồng và quỷ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập