Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phật Âm »»
(菊月): tên gọi khác của tháng Chín Âm Lịch. Tại Trung Quốc, vào tháng này đúng lúc hoa Cúc nở rộ, nên có tên gọi như vậy. Như trong Pháp Hoa Kinh Đại Thành Khoa (法華經大成科, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 32, No. 618) có câu: “Thời Khang Hy tuế tại Bính Tuất Cúc Nguyệt cửu nhật, Lí đệ Duy Huyễn bái soạn (時康熙歲在丙戌菊月九日、里弟惟鉉拜撰, lúc bấy giờ đời vua Khang Hy, ngày mồng 9 tháng 9 năm Bính Tuất [1706], Lí đệ Duy Huyễn lạy soạn).” Hay trong phần Tuy Lý Minh Tâm Phật Âm Ni (檇李明心佛音尼) của Kính Thạch Trích Nhũ Tập (徑石滴乳集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 67, No. 1308) quyển 5 cũng có câu: “Giáp Dần Cúc Nguyệt kí vọng, mộc dục đoan tọa, thuyết kệ nhi hóa (甲寅菊月旣望、沐浴端坐、說偈而化, vào ngày 16 tháng 9 năm Giáp Dần, cô tắm rửa, ngồi ngay ngắn, nói kệ rồi ra đi).”
(黃泉): suối vàng. Trong văn hóa Trung Quốc, nó chỉ cho thế giới cư trú của người chết. Người xưa cho rằng trời là đen huyền, đất là màu vàng; suối thì nằm trong lòng đất, nên có tên gọi là Huỳnh Tuyền. Có thuyết cho rằng, Trung Quốc lấy lưu vực Hoàng Hà (黃河) làm trung tâm, do vì đất màu vàng nên nước suối chảy ra cũng có màu như vậy. Người Trung Quốc quan niệm rằng dưới âm phủ có chín suối nước màu vàng, nên có tên gọi Cửu Tuyền (九泉, Chín Suối). Cửu Tuyền hay Huỳnh Tuyền đều chỉ cho thế giới của người chết. Tương truyền vào thời Xuân Thu, có Trịnh Trang Công (鄭莊公) rất có hiếu với mẹ, vì mẹ bất chính nên ông có lời thề rằng: “Bất cập huỳnh tuyền bất tương kiến dã (不及黃泉無相見也, không xuống Huỳnh Tuyền thì không gặp nhau).” Trong Tạp Khúc Ca Từ (雜曲歌辭) 13 của Lạc Phủ Thi Tập (樂府詩集) quyển 73 có câu: “Kết phát đồng chẩm tịch, Huỳnh Tuyền cọng vi hữu (結髮同枕席、黃泉共爲友, nối tóc cùng gối chiếu, Huỳnh Tuyền làm bạn thân).” Hay trong bài Trường Hận Ca (長恨歌) của thi hào Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường còn có câu: “Thượng cùng bích lạc hạ Huỳnh Tuyền, lưỡng xứ mang mang giai bất kiến (上窮碧落下黃泉、兩處茫茫皆不見, trên khắp trời xanh dưới Huỳnh Tuyền, hai chốn mịt mờ nào chẳng thấy).” Theo truyền thuyết thần thoại của Nhật Bản, có quốc gia Huỳnh Tuyền tên là Dạ Kiến (夜見, Yomi). Nguyên lai, cách phát âm yomi này còn có nghĩa là yume (夢, mộng). Về sau, từ yomi này gắn liền với thế giới của người chết. Trong Cổ Sự Ký (古事記, Kojiki), sử thư tối cổ của Nhật Bản, có đề cập đến Huỳnh Tuyền Quốc (黃泉國). Thời xa xưa của Nhật Bản có tồn tại Huỳnh Tuyền Lộ (黃泉路); nó gắn liền với Vi Nguyên Trung Quốc (葦原中國, Ashihara-no-Nakatsukuni, tên gọi khác của nước Nhật) ở vùng Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản (黃泉比良坂, Yomotsuhirasaka). Tương truyền chàng nam thần Y Tà Na Kì (伊邪那岐, Izanaki) đuổi theo người vợ là nữ thần Y Tà Na Mỹ (伊邪那美, Izanami) đã chết, đi qua con đường này và vào tiểu quốc Nenokatasukuni (根の堅州國, địa vức lấy An Lai Thị [安來市, Yasugi-shi], Huyện Đảo Căn [島根縣, Shimane-ken] làm trung tâm; là nguyên ngữ của Đảo Căn [島根]). Huỳnh Tuyền Tỷ Lương Phản ở gần An Lai Thị, được định vị là Đông Xuất Vân Đinh (東出雲町, Higashiizumo-chō). Tuy nhiên, Y Tà Na Kì lại lỗi hẹn với vợ, nhìn thấy người vợ xinh đẹp của mình bị con giòi ăn thịt, bèn tức giận và quay trở về. Khi ấy, để tránh người vợ và đoàn nữ binh xấu xí thủ hạ dưới Huỳnh Tuyền đuổi theo, chàng thanh niên lấy tảng đá lớn lấp con đường Huỳnh Tuyền. Tảng đá lớn này được gọi là Đạo Phản Đại Thần (道坂の大神, Chigaeshi-no-Ōkami). Nữa phần còn lại của con đường này là Y Phú Dạ Phản (伊賦夜坂, hiện tại nằm ở Đông Xuất Vân Đinh, Huyện Đảo Căn). Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng vùng đất Huỳnh Tuyền là Hùng Dã (熊野, Kumano). Quan niệm về Huỳnh Tuyền (suối vàng) cũng thịnh hành ở Việt Nam như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Đã không kẻ đoái người hoài, sẵn đây ta kiếm một vài nén hương, gọi là gặp gỡ giữa đường, họa là người dưới suối vàng biết cho.”
(入唐求法巡禮行記, Nittōguhōjunreikōki): 4 quyển, là ký lục khi sang nhà Đường cầu pháp của Viên Nhân (圓仁, Ennin), hiện tồn hai tả bản cổ của Quan Âm Viện (觀音院) ở Đông Tự (東寺, Tō-ji) và của Tân Kim Tự (津金寺) ở Trường Dã (長野, Nagano). Cách phát âm xưa về thuật ngữ Phật Giáo của tác phẩm này là Nittōguhōjunraikyōki. Là đệ tử của Tối Trừng (最澄, Saichō), năm 814 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 5), Viên Nhân được thọ giới, đến năm 838 (niên hiệu Thừa Hòa [承和] thứ 5) thì sang nhà Đường với tư cách là Hoàn Học Sinh (還學生). Sau khi đến Dương Châu (揚州), ông muốn lên Thiên Thai Sơn (天台山) tham bái, nhưng vì tư cách là Hoàn Học Sinh, nên không được phép đến đó. Từ Ngũ Đài Sơn (五台山), ông đến Trường An (長安), gặp phải nạn Phế Phật của vua Võ Tông, và đến năm 847 (niên hiệu Thừa Hòa thứ 14) thì trở về nước. Thành quả ông học được là pháp môn Niệm Phật trên Ngũ Đài Sơn và Mật Giáo ở Trường An. Tác phẩm này gồm 4 quyển, ký thuật rất rõ ràng quá trình ông sang nhà Đường như thế nào. Quyển 1 ghi lại chặng đường từ khi ông lên thuyền, đến Dương Châu (揚州), Sở Châu (楚州), Đăng Châu (登州). Quyển 2 là từ Xích Sơn Phố (赤山浦) cho đến Ngũ Đài Sơn. Quyển 3 từ Ngũ Đài Sơn cho đến Trường An ngay trước khi xảy ra pháp nạn. Quyển 4 tường thuật vụ Pháp Nạn Phế Phật Hội Xương, cái chết của đệ tử Duy Hiểu (惟曉), thoát nạn khỏi Trường An, từ Xích Sơn Phố cho đến sau khi trở về nước. Tất nhiên, đây là ký lục về cuộc hành trình đầy khổ nạn của bản thân Viên Nhân trong vòng 10 năm trường; nhưng cũng là ký lục rất rộng rãi về mọi phương diện như chế độ, phong tục, cảnh quan, địa lý cũng như kinh tế đương thời của Trung Quốc, về trạng huống của tăng ni, Phật sự, kinh nghiệm về sự kiện lịch sử Pháp Nạn Phế Phật Hội Xương, v.v. Bản trực bút của Viên Nhân hiện không còn nữa, nhưng nếu so sánh với các tả bản cổ, chúng vẫn thể hiện nguyên hình.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập