Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Vương »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Vương








KẾT QUẢ TRA TỪ


Pháp Vương:

(s: dharma-rāja, p: dhamma-rāja, 法王): có mấy nghĩa chính. (1) Là tôn xưng của đức Phật. Vương (王) có nghĩa là tối thắng, không ai bằng, tự tại, không ngăn ngại; đức Phật là chủ tể các pháp môn, có thể giáo hóa chúng sanh một cách tự tại, nên được gọi là Pháp vương. Như trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360) giải thích rằng: “Phật vi pháp vương tôn siêu chúng Thánh, phổ vị nhất thiết thiên nhân chi sư (佛爲法王尊超眾聖、普爲一切天人之師, đức Phật là vua pháp, tôn kính hơn các bậc Thánh, là thầy của khắp tất cả trời người).” Hay trong Thích Ca Phương Chí (釋迦方志, Taishō Vol. 51, No. 2088) quyển Thượng cho biết thêm rằng: “Phàm nhân cực vị danh viết Luân Vương, thánh nhân cực vị danh viết Pháp Vương (凡人極位名曰輪王、聖人極位名曰法王, ngôi vị cao tột của người phàm gọi là Luân Vương, ngôi vị cao tột của bậc Thánh là Pháp Vương).” (2) Là tôn xưng của vị Bồ Tát. Căn cứ vào Kinh Hoa Nghiêm quyển 27 cho biết rằng vị Bồ Tát khi thọ chức, chư Phật lấy nước trí tuệ rưới lên đỉnh đầu để cho vị ấy đầy đủ Mười Lực của đức Phật, có thể chuyển hóa 10 con đường thiện, nên được gọi là Quán Đảnh Pháp Vương (灌頂法王). Theo Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō Vol. 11, No. 310) quyển 27, vì vị Bồ Tát có đủ 4 việc, nên được gọi là Pháp Vương. Bốn việc đó là không bỏ đạo tâm; khuyến hóa người khác phát ý; lấy gốc của các đức mà khuyên giúp đạo tâm; khiến cho hết thảy Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, các bậc Thanh Văn cũng như Duyên Giác, đạt đến nghiệp cùng tận không hoại. (3) Là tên gọi khác của vua Diêm Ma (閻魔) dưới cõi u minh. (4) Là phong hiệu vị thủ lãnh của Phật Giáo Tây Tạng. Bắt đầu từ năm 1270 (Chí Nguyên [至元] thứ 7) đời vua Thế Tổ Hốt Tất Liệt (世祖忽必烈, tại vị 1260-1271, 1271-1294) nhà Nguyên, nhà vua phong cho Bát Tư Ba (八思巴), thủ lãnh của Phái Tát Ca (薩迦派), là Đại Bảo Pháp Vương (大寶法王). Đến năm 1406 (Vĩnh Lạc [永樂] thứ 4), vua Thành Tổ (成祖, tại vị 1402-1424) nhà Minh cho mời Cáp Lập Ma (哈立麻), vị Lạt Ma thủ lãnh của Phái Ca Nhĩ Cư (迦爾居派) đến Bắc Kinh, rồi đến năm sau thì phong cho vị này là Vạn Hạnh Cụ Túc Thập Phương Tối Thắng Viên Giác Diệu Trí Tuệ Thiện Phổ Ứng Hựu Quốc Diễn Giáo Như Lai Đại Bảo Pháp Vương Tây Thiên Tự Tại Phật (萬行具足十方最勝圓覺妙智慧善普應佑國演敎如來大寶法王西天自在佛), gọi tắt là Đại Bảo Pháp Vương. Từ đó về sau, lại phân biệt phong cho các vị Lạt Ma thượng thủ của hai phái Tát Ca và Cách Lỗ (格魯) là Đại Thừa Pháp Vương (大乘法王), Đại Từ Pháp Vương (大慈法王). (5) Về phía Nhật Bản, dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara, 710-794), có Thiếu Tăng Đô Đạo Kính (道鏡, Dōkyō, ?-772), tăng sĩ của Pháp Tướng Tông, thường ra vào cung nội, được Thiên Hoàng sủng ái, ban tặng cho hiệu là Đại Thần Thiền Sư (大臣禪師). Rồi đến năm 766 (Thiên Bình Thần Hộ [天平神護] thứ 2), ông được ban cho chức vị Pháp Vương. Ngoài ra, Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi, 574-622) cũng được tôn xưng là Thánh Đức Pháp Vương (聖德法王) hay Đại Pháp Vương Hoàng Thái Tử (大法王皇太子). Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毗尼日用切要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1115) có bài kệ Tán Phật (讚佛): “Pháp Vương vô thượng tôn, Tam Giới vô luân thất, thiên nhân chi đạo sư, Tứ Sanh chi từ phụ, ngã kim tạm quy y, năng diệt Tam Kỳ nghiệp, xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận (法王無上尊、三界無倫匹、天人之導師、四生之慈父、我今暫皈依、能滅三祇業、稱揚若讚歎、億劫莫能盡, đấng pháp vương vô thượng, Ba Cõi chẳng ai bằng, thầy dạy khắp trời người, cha lành chung Bốn Loại, con nay tạm quy y, dứt sạch nghiệp Ba Kỳ, xưng dương và tán thán, ức kiếp không cùng tận).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Về mái chùa xưa


Ai vào địa ngục


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...