Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Tánh, Pháp Tính
KẾT QUẢ TRA TỪ
Pháp Tánh, Pháp Tính:
(s: dharmatā, p: dhammatā, 法性): còn gọi là Thật Tướng Chân Như (實相眞如), Chân Pháp Tánh (眞法性), Chân Tánh (眞性); là tên gọi khác của Chân Như (眞如), v.v.; tuy tên gọi khác mà đồng thể; là thể tánh chân thật của các pháp, cũng là bản tánh chân thật bất biến vốn có của hết thảy hiện tượng trong vũ trụ. Pháp Tánh là gốc của vạn pháp, nên còn gọi là Pháp Bổn (法本). Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 32 lấy tổng tướng và biệt tướng của các pháp cùng quy về Pháp Tánh; cho rằng các pháp có mỗi mỗi tướng (tướng sai biệt của hiện tượng) và thật tướng. Về cái gọi là mỗi mỗi tướng khác nhau, tỷ dụ như sáp ong đốt chảy thành nước, mất đi tướng ban đầu của nó, do vì không cố định, nên phân biệt tìm cầu không thể được; chính vì không thể được nên gọi là “không (空)” (tức không có tự tánh); vì vậy không chính là thật tướng của các pháp. Đối với hết thảy tướng sai biệt mà nói, do vì tự tánh của chúng là không, nên đều là đồng nhất, được gọi là “như (如).” Tất cả các tướng đều quy về không, vì vậy gọi không là Pháp Tánh. Lại nữa, như trong đá màu vàng có đủ tánh chất của vàng, trong tất cả các pháp trên thế gian đều có Pháp Tánh của Niết Bàn; vì vậy mới bảo rằng thật tánh bản nhiên của các pháp là Pháp Tánh. Điều này đồng nghĩa với ý nghĩa gọi là “chúng sanh, quốc độ đồng nhất Pháp Tánh (眾生、國土同一法性, chúng sanh, quốc độ cùng một Pháp Tánh)” trong Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh (大方廣圓覺修多羅了義經, Taishō Vol. 17, No. 842). Trong Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō Vol. 11, No. 310) quyển 52, đức Thích Tôn đã từng khai thị về nghĩa thật tánh của các pháp, dạy rằng Pháp Tánh không có đổi khác, không có tăng thêm, không tạo tác và chẳng có không tạo tác; Pháp Tánh không có phân biệt, không có sở duyên, đối với tất cả pháp có thể chứng đắc thể tướng cứu cánh. Cũng có thuyết cho rằng Như Lai Tạng (如來藏) đồng nghĩa với Pháp Tánh. Các luận sư giải thuyết về Pháp Tánh không giống nhau. Đại Sư Từ Ân (慈恩, tức Khuy Cơ [窺基, 632-682]) của Pháp Tướng Tông thì cho rằng Pháp Tánh là Viên Thành Thật Tánh (圓成實性) trong 3 tánh; Y Tha Khởi Tánh (依地起性) này là nơi nương tựa của hết thảy các pháp hữu vi. Trong khi đó, Gia Tường Đại Sư Cát Tạng (吉藏, 549-623) của Tam Luận Tông lại chủ trương rằng chân không là Pháp Tánh. Kế đến, Hiền Thủ (賢首, tức Pháp Tạng [法藏, 643-712]), vị Tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm Tông, cho rằng chân như có hai nghĩa là bất biến và tùy duyên; nếu lấy nghĩa tùy duyên, biến tạo ra các pháp, tuy biến tạo mà vẫn giữ tánh chân như bất biến. Chân như tùy duyên biến tạo vạn pháp như vậy, nên gọi chân như là Pháp Tánh. Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-597) của Thiên Thai Tông luận rằng Pháp Tánh có đủ ô nhiễm, trong sạch, tức tánh thiện tánh ác; vì tánh có đủ thiện và ác, nên sanh ra các pháp ô nhiễm, trong sạch. Như trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279) quyển 16, Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh (昇須彌山頂品) 13, có đoạn: “Pháp Tánh bổn không tịch, vô thủ diệc vô kiến, tánh không tức thị Phật, bất khả đắc tư lường (法性本空寂、無取亦無見、性空卽是佛、不可得思量, Pháp Tánh vốn không lặng, không cầm cũng không thấy, tánh không tức là Phật, suy lường chẳng thể được).” Trong bài tựa của Khởi Tín Luận Tục Sớ (起信論續疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 45, No. 764) quyển 1 giải thích rằng: “Pháp Tánh giả, vị chân như bất biến, tùy duyên nhi năng thành nhất thiết pháp (法性者、謂眞如不變、隨緣而能成一切法, Pháp Tánh nghĩa là chân như bất biến, tùy duyên mà có thể thành tất cả các pháp).” Hoặc trong Tông Kính Lục (宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 87 cũng có đoạn: “Hựu chư pháp tức Pháp Tánh nhân duyên, nãi chí Đệ Nhất Nghĩa diệc thị nhân duyên (又諸法卽是法性因緣、乃至第一義亦是因緣, lại các pháp là nhân duyên của Pháp Tánh, cho đến Đệ Nhất Nghĩa cũng là nhân duyên).”
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...