Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Tấn »»
(唐招提寺, Tōshōdai-ji): ngôi Tổng Bản Sơn trung tâm của Luật Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Gojō-chō (五條町), Nara-shi (奈良市), Nara-ken (奈良縣), một trong 7 ngôi chùa lớn của vùng Nam Đô. Tượng thờ chính của chùa là tượng ngồi Lô Xá Na Phật (盧舍那佛, thời đại Nại Lương) cao 6 trượng. Là ngôi tự viện có liên quan mật thiết với vị Đường tăng Giám Chơn (鑑眞, Ganjin), về sự tình xây dựng chùa được miêu tả rất rõ trong Đường Đại Hòa Thượng Đông Chinh Truyện (唐大和上東征傳) do Đạm Hải Tam Thuyền (淡海三船, Oumi-no-Mifune) soạn thuật vào năm 779. Vượt qua biết bao gian khổ để đến được triều đình Nhật, vào năm 754 (Thiên Bình Thắng Bảo [天平勝寳] 6), Giám Chơn đã thiết lập Giới Đàn trước tượng Đại Phật của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) để truyền thọ giới pháp cho Thiên Hoàng, Hoàng Hậu và hơn 440 người trong cung nội. Từ đó về sau, ông xác lập chế độ thọ giới. Sau đó, ông nhường lại Đường Thiền Viện (唐禪院) ở Đông Đại Tự cho đệ tử Pháp Tấn (法進, Hōshin), rồi xây dựng một ngôi Biệt Viện mới tại khu đất nhà ở cũ của cố Thân Vương Tân Điền Bộ (新田部, Nitabe)—khu đất do triều đình ban tặng vào năm 759 (Thiên Bình Bảo Tự [天平寳字] 3), và chuyển đến trú ở đây với tên do ông đặt là Đường Chiêu Đề Tự. Đây chính là duyên khởi của chùa này. Về quy mô của ngôi già lam, người tạo lập, v.v., có ghi rõ trong Chiêu Đề Tự Kiến Lập Duyên Khởi (招提寺建立緣起, năm 835). Quần thể đại quy mô của ngôi già lam này có Kim Đường (金堂) nối liền với Hành Lang chạy vòng quanh, Giảng Đường (講堂), Lầu Kinh (經樓), Lầu Chuông (金樓), Tăng Phòng (僧房), v.v., là những kiến trúc được dời từ Đông Triều Tập Điện của Bình Thành Kinh (平城京). Sau khi kinh đô được dời về Trường Cương (長岡), chùa vẫn tiếp tục xây dựng thêm. Dưới thời Bình An, do vì kinh đô dời đi nơi khác nên chùa phải chịu số phận suy vong cùng với những ngôi chùa khác của vùng Nam Đô. Trong phần Thật Phạm Luật Sư Truyện (實範律師傳) của bản Chiêu Đề Thiên Tuế Truyện Ký (招提寺千歳傳記) được hình thành vào năm 1701 (Nguyên Lộc [元祿] 14), có ghi lại lần hoang phế của chùa dưới thời đại này. Đến thời đại Liêm Thương, chùa bắt đầu tái hưng nhờ những hoạt động phục hưng giáo học vùng Nam Đô của Trinh Khánh (貞慶, Jōkei), Duệ Tôn (叡尊, Eison), Giác Thạnh (覺盛, Kakujō), v.v. Vào năm 1202 (Kiến Nhân [建仁] 2), Trinh Khánh bắt đầu tu sửa Đông Thất (東室), thiết lập Đạo Tràng Niệm Phật; đến năm 1240 (Nhân Trị [仁治] nguyên niên) thì xây dựng Lầu Kinh, v.v. Năm 1244 (Khoan Nguyên [寬元] 2), Giác Thạnh—người được kính ngưỡng như là vị sơ tổ thời Trung Hưng của chùa—đến làm trú trì. Ông tiến hành phục hưng về mặt giáo học; và vị tổ thứ 2 là Chứng Huyền (証玄, Shōgen) cũng tận lực góp phần làm cho chùa xương thạnh. Bức tượng Thích Ca theo dạng thức của Thanh Lương Tự (清涼寺, Seiryō-ji) được tôn trí tại Lễ Đường (禮堂, năm 1202), tranh vẽ Đông Chinh Truyện (東征傳), v.v., nói lên một cách chân thật thời kỳ phục hưng này. Lịch sử của chùa từ thời Nam Bắc Triều trở đi thì không rõ lắm, nhưng giống như các ngôi tự viện khác, chùa cũng bị suy tàn mãi cho đến thời Cận Đại. Đến năm 1596 (Trường Khánh [長慶] nguyên niên), do vì động đất, toàn bộ ngôi già lam bị hư nát. Sau đó, nhờ Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi) quy y với Long Quang (隆光, Ryūkō)—vị trú trì Hộ Trì Viện (護持院) của chùa, Tướng Quân phát nguyện tu bổ lại toàn bộ già lam để hồi hướng công đức cho thân mẫu ông. Từ khi chùa thành lập chưa có trận hỏa tai nào xảy ra cho đến thời Cận Đại; nhưng vào năm 1802 (Hưởng Hòa [享和] nguyên niên), ngôi tháp được dựng vào năm 810 bị sét đánh làm cháy rụi. Thêm vào đó, vào năm 1833 (Thiên Bảo [天保] 4), Tây Thất (西室), Khai Sơn Đường (開山堂) và năm 1848 (năm đầu niên hiệu Gia Vĩnh [嘉永]) thì Giới Đàn Đường (戒壇堂) bị cháy thành tro bụi. Tuy nhiên, cũng may mắn thay, trung tâm già lam thì không bị ảnh hưởng hỏa tai lớn, các kiến trúc quý giá như Kim Đường, Giảng Đường, Kho Kinh, Kho Báu, v.v., vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Bảo vật của chùa hiện có một quần thể tượng điêu khắc giá trị gồm mấy mươi pho như tượng ngồi Lô Xá Na Phật, tượng đứng Thiên Thủ Quan Âm (thời đại Nại Lương), tượng đứng Dược Sư Như Lai (đầu thời Bình An), tượng ngồi Giám Chơn Hòa Thượng (thời đại Nại Lương), v.v. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảo vật khác như bình đựng xá lợi do Giám Chơn đem sang, tranh vẽ, kinh điển, v.v. Về tên gọi Đường Chiêu Đề Tự (唐招提寺), Đường (唐) ở đây có nghĩa nói đến vị Đường Tăng Giám Chơn sang truyền Luật Tông vào Nhật. Còn Chiêu Đề (招提) là âm dịch của tiếng Pāli hay Sanskrit cātuddisa, nghĩa là tứ phương, bốn phương. Vậy ngôi Đường Chiêu Đề Tự là ngôi chùa của vị Đường Tăng Giám Chơn dành cho người của bốn phương đến tu tập. Có lẽ đây cũng là chân ý của Hòa Thượng Giám Chơn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập