Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Môn Bí Sự »»
(夜中法門, Yachūhōmon, Pháp Môn Trong Đêm): tên gọi của một trong những Pháp Môn Bí Sự vốn nương vào giáo thuyết của Chơn Tông. Trong điều thứ 18 của cuốn Cải Tà Sao (改邪鈔) do Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) trước tác, có tố cáo sự tồn tại dị đoan của cái gọi là Pháp Môn Trong Đêm này. Đây là pháp môn tiến hành nghi thức trong bóng tối nhằm cưỡng chế cảm giác khi nhập môn, nên mới có tên gọi như vậy. Nó âm thầm tồn tại từ thời Trung Đại cho đến hiện tại, được xem như là pháp môn tà nghĩa mang tính cực đoan có liên quan đến Chơn Tông.
(隱し念佛, Kakushinembutsu): tên gọi một loại tín ngưỡng dân gian rất thịnh hành ở Đông bộ địa phương Đông Bắc, trung lâm là Iwate-ken (岩手縣). Mặc dầu tín ngưỡng này được tiến hành trùng lặp với Pháp Môn Bí Sự của Chơn Tông, nhưng về thể chất của nó thì thuộc hệ thống của Chơn Ngôn Niệm Phật, khác biệt với pháp môn trung tên của Chơn Tông. Chính Liễu Điền Quốc Nam (柳田國男, Yanagita Kunio) cũng như Tá Tá Mộc Hỷ Thiện (佐佐木喜善, Sasaki Kizen) đã khẳng định rõ rằng tín ngưỡng Niệm Phật Che Giấu ở địa phương Đông Bắc này thuộc hệ Chơn Ngôn; nhưng Cao Kiều Phạn Tiên (高橋梵仙, Takahashi Bonsen) đã tiến hành điều tra, báo cáo rõ ràng về nguồn gốc và thực trạng của loại tín ngưỡng này, và chứng minh cho chúng ta thấy rõ rằng nó khác với Pháp Môn Bí Sự. Theo điều tra nghiên cứu của Cao Kiều, trong các kinh điển được dùng làm truyền thừa áo nghĩa, có bản Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích (五輪九字明秘密釋) của Giác Noan (覺鑁); có việc các phái tương truyền các tượng của Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師), Hưng Giáo Đại Sư (興敎大師), Thân Loan Thánh Nhân (親鸞聖人); hay có nghi thức nhập môn gọi là “đan kết các ngón tay (指を組む, yubi wo kumu)”, có nghĩa là bắt ấn quyết; cho nên, đó là bản chất của Chơn Ngôn, là hình thức niệm Phật theo kiểu Chơn Ngôn. Nguyên lưu của tín ngưỡng Niệm Phật Che Giấu ở địa phương Đông Bắc này vốn phát xuất từ sự việc vào năm 1753 (Bảo Lịch [寶曆] 3) một nhóm 4 người lên kinh đô Kyoto, được Ngũ Binh Vệ Thiện Hưu (五兵衛善休), người đang tá túc tại Xương Tạng Viện (昌藏院) của Phật Quang Tự (佛光寺) của Chơn Tông, truyền trao cho pháp môn này; nên họ quay trở về và bắt đầu truyền bá; nhưng bị chính quyền của Phiên bắt giữ, xem như là tà pháp và bị xử hình kéo phanh thây vào ngày 25 tháng 5 năm 1754. Hệ thống của Ngũ Binh Vệ dần dần phân phái và phát triển qua các thời Minh Trị (明治, Meiji, 1868-1911), Đại Chánh (大正, Taishō, 1912-1926), Chiêu Hòa (昭和, Shōwa, 1926-1989). Mặt khác, phân phái của Pháp Môn Bí Sự (Thân Loan, Thiện Loan, Như Tín) thuộc hệ thống của Thường Thoại Tự (常瑞寺) ở Đại Cương (大綱, Ōzuna), Bạch Hà (白河, Shirakawa, thuộc Fukushima-ken [福島縣]), cũng rất phổ biến ở địa phương này. Nghi thức của tín ngưỡng Niệm Phật Che Giấu cũng giống như Pháp Môn Bí Sự, được tiến hành trong bóng tối với vài ngọn đèn leo lét, theo sự hướng dẫn của vị thiện tri thức thế tục, được người phụ tá trợ giúp, nhất tâm niệm Phật, xướng to rằng “cứu tôi với (助けたまえ, tasuketamae)” và vị thiện tri thức cho biết rằng khi đạt đến trạng thái gọi là phóng tâm (放心) thì quyết định vãng sanh. Người nào mới vào đạo thì phải giữ bí mật tín ngưỡng này. Khi vào đạo cũng có trường hợp người tuổi thành nhân (20 trở lên); nhưng tại địa phương này, trường hợp các em nhỏ trước khi vào tiểu học lại rất nhiều. Trong các thôn xóm, 9/10 là tín đồ của pháp môn này và ngay như trong cuộc sống thường nhật của họ cũng được các thiện tri thức giúp đỡ. Cho nên, tín ngưỡng này hoàn toàn khác với Pháp Môn Bí Sự của Chơn Tông.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập