Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Hoa Tú Cú »»
(最澄, Saichō, 767-822): vị tăng sống dưới thời Bình An (平安, Heian), vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông Nhật Bản, tục danh là Tam Tân Thủ (三津首), tên hồi nhỏ là Quảng Dã (廣野), húy là Tối Trừng (最澄), thông xưng là Căn Bổn Đại Sư (根本大師), Sơn Gia Đại Sư (山家大師), Duệ Sơn Đại Sư (叡山大師), người vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]), cha là Tam Tân Thủ Bách Chi (三津首百枝), mẹ không rõ họ tên. Dòng họ Tam Tân Thủ là dòng họ di cư sang Nhật, tương truyền là hậu duệ của Hiếu Hiến Đế nhà Hậu Hán. Năm 7 tuổi, ông đến trường làng học các môn âm dương, y phương, công xảo. Đến năm 12 tuổi, ông theo làm đệ tử của Đại Quốc Sư Hành Biểu (行表, Gyōhyō) ở Quốc Phận Tự (國分寺, Kokubun-ji), chuyên tu học về Duy Thức cũng như Thiền pháp. Năm 15 tuổi, ông xuất gia, chính thức trở thành vị tăng của Quốc Phận Tự và lấy hiệu là Tối Trừng. Vào mùa xuân năm thứ 4 (785) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ông tham gia giới đàn ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), thọ Cụ Túc giới; rồi vào trung tuần tháng 7 năm này, ông quán sát sự vô thường của cuộc đời, nên vào trong núi Nhật Chi Sơn (日枝山) dựng thảo am ở trong vòng 7 năm trường, biến thảo am ấy thành chùa và lấy tên là Nhất Thừa Chỉ Quán Viện (一乘止觀院). Đến năm thứ 23 (804) niên hiệu Diên Lịch, ông được ban sắc chỉ cho nhập Đường cầu pháp và năm sau thì trở về nước. Từ đó ông bắt đầu nỗ lực xiển dương giáo pháp Thiên Thai Tông. Vào năm 806, ông dâng biểu lên triều đình để xin chấp nhận cho Thiên Thai Tông là một trong những tông phái chính đương thời, và cuối cùng được hứa khả. Rồi đến năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân (弘仁), ông cũng dâng biểu xin thành lập giới đàn Đại Thừa trên Tỷ Duệ Sơn. Nhưng vì các tông phái khác phản đối kịch liệt, nên trong khi còn sinh tiền thì cái mộng kiến lập giới đàn của ông vẫn không trở thành sự thật. Tuy nhiên, sau khi ông thị tịch được 7 ngày thì nhận được chiếu chỉ chấp thuận cho thành lập giới đàn. Vào năm thứ 13 (822) niên hiệu Hoằng Nhân, ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi. Vào năm thứ 8 (866) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông được ban cho thụy hiệu là Truyền Giáo Đại Sư (傳敎大師, Denkyō Daishi). Về mối quan hệ với Thiền, vào năm thứ 20 (804) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thọ nhận từ Tiêu Nhiên (翛然) dòng huyết mạch phú pháp của hai nước Đại Đường và Thiên Trúc và pháp môn của Ngưu Đầu Sơn (牛頭山); cho nên sau khi trở về nước, vào năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân, ông viết cuốn Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ (內證佛法相承血脈譜). Tông phong của ông là sự dung hợp của 4 tông Viên Mật Giới Thiền, đã đem lại ảnh hưởng to lớn cho sự hưng khởi của Thiền Tông dưới thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) sau này. Trước tác của ông có Thủ Hộ Quốc Giới Chương (守護國界章) 3 quyển, Chiếu Quyền Thật Kính (照權實鏡) 1 quyển, Sơn Gia Học Sinh Thức (山家學生式), Hiển Giới Luận (顯戒論) 3 quyển, Pháp Hoa Tú Cú (法華秀句) 3 quyển, Truyền Giáo Đại Sư Toàn Tập (傳敎大師全集) 5 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập