Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp giới »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp giới








KẾT QUẢ TRA TỪ


Pháp giới:

(s: dharma-dhātu, p: dhamma-dhātu, 法界): chỉ cho sự vật vốn có của đối tượng duyên vào ý thức, là một trong 18 giới. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 1 cho rằng Ba Uẩn Thọ (s, p: vedanā, 受), Tưởng (s: sañjā, p: saññā, 想), Hành (s: saṁkhāra, p: saṅkhāra, 行) cùng với Vô Biểu Sắc (s: avijñapti-rūpa, 無表色), Vô Vi Pháp (無爲法) được gọi là Pháp Giới; trong 12 Xứ thì gọi là Pháp Xứ (法處). Tuy nhiên trong 18 Giới, ngoài Pháp Giới ra, 17 giới kia được gọi là pháp; nên về nghĩa rộng thì Pháp Giới chỉ cho hết thảy các pháp Hữu Vi và Vô Vi. Về ngữ nghĩa mà nói, giới (界) có nghĩa là “chủng tộc sanh gốc”; tỷ dụ như trong núi tàng chứa các loại khoáng sản như vàng, bạc, v.v.; trong thân con người có đầy đủ các pháp mắt, tai, mũi, v.v., mỗi thứ đều tự tương tục mà sanh khởi. Hay giới còn có nghĩa là “chủng loại khác nhau”; tức là tự tánh của các pháp đều khác nhau. Trong Hoa Nghiêm Tông, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, Taishō Vol. 35, No. 1733) quyển 18 có nêu ra 3 nghĩa của Pháp Giới: (1) Là nhân sanh ra Thánh pháp, (2) Là thể tánh chân thật của các pháp, (3) Các pháp đều giữ sự phân chia đồng nhau, có thể phân biệt tướng trạng. Đồng thời, nương theo hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền mà nhập vào Pháp Giới, có 5 loại là Hữu Vi Pháp Giới (有爲法界), Vô Vi Pháp Giới (無爲法界), Pháp Giới vừa là Hữu Vi vừa là Vô Vi, Pháp Giới chẳng phải là Hữu Vi và cũng chẳng phải Vô Vi, và Vô Chướng Ngại Pháp Giới (無障礙法界, Pháp Giới không chướng ngại); và lập ra 5 loại sai biệt là Pháp Pháp Giới (法法界), Nhân Pháp Giới (人法界), Nhân Pháp Câu Dung Pháp Giới (人法俱融法界, Pháp Giới dung nhiếp của người và pháp), Nhân Pháp Câu Mẫn Pháp Giới (人法俱泯法界, Pháp Giới không có người và pháp), Vô Chướng Ngại Pháp Giới. Nếu quán từ hiện tượng và bản thể, có thể chia ra làm 4 nghĩa: gọi là Tứ Pháp Giới (四法界): (1) Pháp chỉ cho vạn pháp, giới là phân giới; các pháp đều vốn có tự thể mà phân giới bất đồng, bèn cấu thành trăm ngàn sai khác hiện tượng giới; đó gọi là Sự Pháp Giới (事法界). (2) Hiện tượng của các pháp tuy rất nhiều, nhưng thể tánh chân thật của nó thì thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, vượt qua cả ngôn ngữ, văn tự, là cảnh giới của Thánh trí vắng lặng; đó gọi là Lý Pháp Giới (理法界). (3) Hiện tượng giới và bản thế giới có mối quan hệ nhất thể không hai; mỗi một pháp của chúng, tương tức tương nhập, một với nhiều không ngăn ngại, tự nhiên viên dung; đó gọi là Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới (理事無礙法界). (4) Hết thảy hiện tượng giới có tác dụng hỗ tương lẫn nhau, một là tất cả, tất cả là một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại; đó gọi là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới (事事無礙法界). Ngoài ra, do vì duyên khởi trùng trùng vô tận, nên gọi là Pháp Giới Duyên Khởi (法界緣起). Mật Giáo lấy 6 Đại đất, nước, lửa, gió, không, thức làm thể tánh của Pháp Giới; cho đó là Tam Ma Da Thân (三摩耶身) của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來). Cung điện của Ngài gọi là Pháp Giới Cung (法界宮), định của Ngài là Pháp Giới Định (法界定), ấn quyết là Pháp Giới Định Ấn (法界定印), năng lực gia trì là Pháp Giới Gia Trì (法界加持). Mật Giáo còn thuyết về Ngũ Trí Ngũ Phật (法界體性智), lấy đức Đại Nhật Như Lai biểu thị cho Pháp Giới Thể Tánh Trí (五智五佛). Thiên Thai Tông thì lấy 10 Giới Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật gọi chung là Thập Pháp Giới (十法界). Trong Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp Kinh (菩薩瓔珞本業經, Taishō Vol. 24, No. 1485) quyển Thượng có đoạn rằng: “Ư nhất Pháp Giới trung, hữu Tam Giới báo, nhất thiết hữu vi pháp, nhược phàm nhược thánh, nhược kiến trước, nhược nhân quả pháp, bất xuất Pháp Giới; duy Phật nhất nhân, tại Pháp Giới ngoại (於一法界中、有三界報、一切有爲法、若凡若聖、若見著、若因果法、不出法界、唯佛一人、在法界外, trong một Pháp Giới, có Ba Cõi báo, hết thảy pháp hữu vi, là phàm là thánh, là thấy chấp, là pháp nhân quả, không ra khỏi Pháp Giới; chỉ có một mình Phật, ở ngoài Pháp Giới).” Hay trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279) quyển 6, Như Lai Hiện Tướng Phẩm (如來現相品) thứ 2, lại có đoạn: “Phật thân sung mãn ư Pháp Giới, phổ hiện nhất thiết chúng sanh tiền, tùy duyên phó cảm mị bất châu, nhi hằng xử thử Bồ Đề tọa (佛身充滿於法界、普現一切眾生前、隨緣赴感靡不周、而恆處此菩提座, thân Phật tròn đầy nơi Pháp Giới, hiện khắp trước mặt các chúng sanh, tùy duyên cảm ứng cùng nơi chốn, vẫn luôn an trụ Bồ Đề tòa).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Vầng sáng từ phương Đông


Cẩm nang phóng sinh


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...