Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Chiếu »»
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(眞宗, Shinshū): nghĩa là giáo học thuyết về chân lý cứu cánh, chân thật, hay còn gọi là Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshinshū). Phật Giáo là giáo lý nói về chân lý, là tôn giáo chân thật nên mới gọi là Chơn Tông. Pháp Chiếu (法照) cho rằng “niệm Phật thành Phật là Chơn Tông”, sau Thân Loan (親鸞, Shinran) mới chấp nhận điều này mà cho rằng “niệm Phật thành Phật là Chơn Tông, còn các hạnh khác cũng như các việc làm thiện khác là giả môn”. Và ông đã tán dương rằng chính Tịnh Độ Môn của Niệm Phật Thành Phật là lời dạy chân thật, là con đường cứu độ cho hết thảy. (xem thêm chi tiết Tịnh Độ Chơn Tông bên dưới)
(南嶽承遠, Nangaku Jōon, 712-802): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, vị tổ thứ 3 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc, xuất thân Hán Châu (漢州, Quảng Hán, Tứ Xuyên), họ Tạ (謝). Ban đầu ông sống dưới tảng đá phía Tây Nam Hành Sơn (衡山), người ta cho thức ăn thì ăn, không cho thì ăn bùn đất mà sống, nên thân hình gầy gò, mặt lọ lem, làm tiều phu đốn củi và túp lều tranh nơi ông trú ngụ gọi là Di Đà Đài, chuyên tâm Niệm Phật Tam Muội. Lâu sau, tiếng tăm của ông vang khắp, nên người ta đến xin thọ giáo rất đông, lên đến vạn người. Chính Quốc Sư Pháp Chiếu (法照國師) dưới thời vua Đại Tông cũng xuất phát từ môn phong của ông. Ngay như vua Đại Tông cũng đã từng đến tham lễ ông và ban cho sắc hiệu Bát Nhã Đạo Tràng (般若道塲) và tên chùa Di Đà Tự (彌陀寺). Vào năm thứ 18 (802) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi. Liễu Tông Nguyên (柳宗元) soạn bia văn cho ông, dựng bia đá bên phải chùa. Môn nhân đệ tử của ông có đến hơn ngàn người, trong số đó có Pháp Chiếu (法照), Nhật Ngộ (日悟), Huệ Thuyên (慧詮), Tri Minh (知明), Siêu Minh (超明), v.v., là những nhân vật kiệt xuất nhất.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập