Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Niết Bàn Tông »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Niết Bàn Tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


Niết Bàn Tông:

(涅槃宗, Nehan-shū): tên gọi của một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, học phái dựa trên cơ sở của Niết Bàn Kinh (s: Mahāparinirvāṇasūtra, 涅槃經) của ĐạiThừa để chuyên nghiên cứu vàtuyên dương giáo nghĩa gọi là Nhất Thiết Chúng Sanh Tất Hữu Phật Tánh (一切眾生悉有佛性, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh) và Phật Thân Thường Trụ (佛身常住) của kinh này. Trong phẩm Kim Cang Thân (金剛身) của kinh này có đọan rằng: "Thân Như Lai là thân thường trụ, bất sanh bất diệt, là thân kim cang vĩnh viễn bất hoại, tức đây là Pháp Thân." Lại nữa, trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát (師子吼菩薩) cũng có đoạn ghi rõ rằng: "Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, chính hạng Nhất Xiển Đề cũng có Phật tánh và có thể thành Phật." Kinh Đại Niết Bàn của Đại Thừa có 2 bản là Bắc bản và Nam bản. Đàm Vô Sấm (曇無讖, 385-433) dịch bộ Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) gồm 40 quyển xong vào năm 421 ở Bắc Kinh, và nó được truyền đến Giang Nam vào năm 430. Sau đó Huệ Quán (慧觀), Huệ Nghiêm (慧嚴, 363-433) và Tạ Linh Vận (謝靈運, 385-433) mới lấy bộ này đối chiếu với bộ Đại Bát Nê Hoàn Kinh (大般泥洹經) gồm 6 quyển do Pháp Hiển (法顯, 340?-?) dịch, và tu sửa rồi gom lại thành 36 quyển. Cho nên bộ do Đàm Vô Sấm dịch gồm 40 quyển thì được gọi là Bắc Bản Niết Bàn Kinh, và bộ sau do ba người kia hiệu đính và biên tập lại thành 36 quyển thì được gọi là Nam Bản Niết Bàn Kinh. Bắc Bản được truyền sang Giang Nam vàđược Đạo Sanh (道生) đón nhận, nên việc nghiên cứu về Niết Bàn Kinh trở nên thịnh hành và Niết Bàn Học Phái của phương Nam ra đời. Đến thời nhà Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần của Nam Bắc Triều thì phong trào nghiên cứu Niết Bàn Kinh đã lên đến thời kỳ hưng thạnh tột đỉnh; nhưng đến thời đầu nhà Đường thì do vì Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông và Hoa Nghiêm Tông hưng thạnh, nên tông này bước vào thời kỳ suy vong của nó. Tông này cũng được truyền vào Nhật dưới thời Nại Lương ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Có ký lục cho biết rằng tông này được gọi là Thường Tu Đa La Tông (常修多羅宗), nhưng không được chấp nhận như là một tông phái chính thống độc lập như các tông phái khác.




Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...