Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhiếp Luận Tông »»
(s: Paramārtha, j: Shindai, 眞諦, 499-569): vị tăng dịch kinh trứ danh sống vào khoảng thế kỷ thứ 6, âm dịch Tác Ba La Mạt Tha (作波羅末他), Ba La Mạt Đà (波羅末陀), còn gọi là Câu La Na Đà (s: Kulanātha, 拘羅那陀), xuất thân vùng Ưu Thiền Ni (s: Ujjainī, 優禪尼) ở Tây Bắc Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn, họ Phả La Đọa (s: Bhārata, 頗羅墮), tánh chất thông minh, ghi nhớ sâu sắc, biện tài vô ngại. Lúc nhỏ ngao du khắp các nơi, từng hầu qua nhiều bậc thầy, nghiên cứu hết các điển tịch, quán thông cả tam tạng, 6 bộ, hiểu rõ diệu lý Đại Thừa. Vào năm đầu (546) niên hiệu Đại Đồng (大同) dưới thời nhà Lương, ông mang kinh điển sang vùng Nam Hải (南海), Trung Quốc. Đến năm thứ 2 (548) niên hiệu Thái Thanh (太清), ông vào Kiến Nghiệp (建業, tức Nam Kinh [南京]) yết kiến Võ Đế; nhưng lúc bấy giờ lại gặp phải loạn Hầu Cảnh (候景) bèn phải lánh nạn về phương Nam, du lịch các địa phương như Tô Châu (蘇州), Triết Châu (浙州), Mân Châu (閩州), Cám Châu (贛州), Quảng Châu (廣州), v.v., nhưng vẫn không hề xao lãng chuyện dịch kinh của mình. Vào năm đầu (569) niên hiệu Thái Kiến (太建) nhà Trần, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Từ cuối thời Lương Võ Đế cho đến khi qua đời, ông đã dịch được tất cả 64 bộ và 278 quyển kinh luận, hiện chỉ còn lại 30 bộ, phần lớn là những điển tịch quan trọng để nghiên cứu Phật Giáo. Ông cùng với Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413), Huyền Trang (玄奘, 602-664) và Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) được xem như là 4 nhà phiên dịch vĩ đại trong văn học Phật Giáo Trung Quốc. Phương pháp và học thức phiên dịch của ông là kim chỉ nam dẫn đường cho lịch sử truyền dịch của Phật Giáo Trung Quốc. Ngoài Chuyển Thức Luận (轉識論), Đại Thừa Duy Thức Luận (大乘唯識論) và các điển tịch về Duy Thức ra, còn có Kim Quang Minh Kinh (金光明經), Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論), Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋), Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận (律二十二明了論), Trung Biên Phân Biệt Luận (中邊分別論), Thập Thất Địa Luận (十七地論), Câu Xá Luận Thích (倶舍論釋), Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), v.v. Trong số đó, Nhiếp Đại Thừa Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận Thích có ảnh hưởng lớn nhất, trở thành căn cứ lý luận chủ yếu cho học phái Nhiếp Luận dưới thời Nam Triều. Vì vậy, Chơn Đế được tôn sùng là vị tổ của Nhiếp Luận Tông.
(地論宗, Jiron-shū): tên gọi của học phái lấy bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論) của Thế Thân hay Thiên Thân (Vasubandhu, 世親 hay 天親) làm đối tượng nghiên cứu. Bộ luận này do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) dịch vào năm 511. Đây là một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, được thành lập trên cơ sở bộ Thập Địa Kinh Luận do Lặc Na Ma Đề (Ratnamati, 勒那摩提), Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) và Phật Đà Phiến Đa (Buddhaśānta, 佛陀扇多) cọng dịch, nhưng do vì kiến giải của Bồ Đề Lưu Chi và Lặc Na Ma Đề có phần khác nhau nên tông này chia thành 2 phái. Sau khi phân thành 2 ngã, hệ thống của Đạo Sủng (道寵), đệ tử của Bồ Đề Lưu Chi, phát triển ở địa phương phía Bắc nên gọi là Bắc Đạo Phái. Còn hệ thống của Huệ Quang (慧光), đệ tử của Lặc Na Ma Đề, thì phát triển ở vùng phía Nam nên được gọi là Nam Đạo Phái. Trong Bắc Đạo Phái có môn hạ của Đạo Sủng là Tăng Hưu (僧休), Pháp Kế (法繼), v.v.; còn trong Nam Đạo Phái thì có môn hạ của Huệ Quang là Pháp Thượng (法上), Tăng Phạm (僧範), Đạo Bằng (道憑), Huệ Thuận (慧順), v.v., với rất nhiều nhân tài xuất chúng. Giáo học của Nam Đạo Phái được thành lập do PhápThượng và đệ tử ông là Huệ Viễn (慧遠). Tông này lấy thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi (如來藏緣起) trong Lăng Già Kinh (楞伽經) và Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) làm tiêu chỉ. Riêng Bắc Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Chơn Vọng Hòa Hợp Thức làm ra thuyết Thức Thứ Chín; trong lúc đó Nam Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Tịnh Thức mà đưa ra thuyết Thức Thứ Tám. Vào đầu thời nhà Tùy, Bắc Đạo Phái đã phát triển mạnh ở phương Bắc và hợp nhất với Nhiếp Luận Tông (攝論宗) trên chủ thuyết Thức Thứ Chín nhưng sau đó tiêu diệt luôn. Trường hợp của Nam Đạo Phái cũng chịu chung số phận như Bắc Đạo Phái.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập