Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Niệm Phật Tông »»
(良忍, Ryōnin, 1072-1132): vị tăng sống cuối thời Bình An, vị tổ sư khai sáng Dung Thông Niệm Phật Tông của Nhật Bản, người vùng Vĩ Trương (尾張, Owari). Sau khi tu học ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji) trên Tỷ Duệ Sơn, ông lập nên Lai Nghênh Viện (來迎院) ở vùng Lạc Bắc Đại Nguyên (洛北大原). Bên cạnh đó, ông còn sáng lập ra Dung Thông Niệm Phật Tông, đi bố giáo khắp nơi và thành lập Đại Niệm Phật Tự (大念佛寺, Dainembutsu-ji) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu). Sau khi qua đời, ông được ban cho thụy hiệu là Thánh Ứng Đại Sư (聖應大師).
(良尊, Ryōson, 1279-1349): hay còn gọi là Pháp Minh (法明, Hōmyō), vị cao tăng của Dung Thông Niệm Phật Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nam Bắc Triều, xuất thân vùng Thâm Giang (深江), Hà Nội (河內, Kawachi, tức Ōsaka), trú trì đời thứ 7 của Đại Niệm Phật Tự (大念佛寺, Dainembutsu-ji); tục danh là Thanh Nguyên Đạo Trương (清原道張), tên lúc nhỏ là Tín Quý Thiên Đại (信貴千代); hiệu là Pháp Minh Phòng (法明房), con của Thanh Nguyên Hữu Kinh Lượng Thủ Đạo (清原右京亮守道). Ông mất cả song thân lúc mới lên 10 tuổi, sau đó thì có vợ con, nhưng vì cảm nhận được lẽ vô thường của đời người nên ông xuất gia. Đầu tiên ông lên tu học Mật Giáo trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), rồi nghiên tầm giáo học của Thiên Thai Tông ở Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), và ông tự nhận thức được rằng con đường mà có thể cứu rỗi kẻ phàm phu không gì hơn là nguyện sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên ông bắt đầu chuyên tâm tu tập pháp môn Niệm Phật Tam Muội. Vào năm 1321, nhờ linh ứng báo mộng ở đền Thạch Thanh Thủy Bát Phan Cung (石清水八幡宮, Iwashimizuhachimangū) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), ông thọ trì linh bảo và pháp phái của Dung Thông Niệm Phật Tông từ Lương Trấn (良鎭, Ryōchin) và đến trú trì Đại Niệm Phật Tự ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu). Bên cạnh đó, một mặt ông chấp nhận sự quy y của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, tại vị 1318-1339), mặt khác thì cho ấn hành tranh Dung Thông Đại Duyên Khởi (融通念佛大緣起) và phân bố rộng rãi khắp toàn quốc. Ông đã giáo hóa hết thảy mọi người và nỗ lực làm cho tông môn hưng thạnh.
(嵯峨清涼寺, Sagaseiryō-ji) hay Thanh Lương Tự (清涼寺, Seiryō-ji): ngôi chùa của Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại số 46 Sagashakadōfujinoki-chō (嵯峨釈迦堂藤ノ木町), Sakyō-ku (右京區), Kyōto-shi (京都市), Kyōto-fu (京都府); hiệu núi là Ngũ Đài Sơn (五台山), thường được gọi là Tha Nga Thích Ca Đường (嵯峨釋迦堂). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai (quốc bảo). Ban đầu chùa thuộc về Hoa Nghiêm Tông, rồi sau đến Thiên Thai, Chơn Ngôn, Niệm Phật Tông, nhưng hiện tại thì thuộc về Tịnh Độ Tông. Ngôi chùa này nguyên sơ là sơn trang của Hoàng Tử Nguyên Dung (源融), con của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823), sau đó được cải thành chùa với tên là Thê Hà Tự (棲霞寺). Đến năm 987 (niên hiệu Vĩnh Diên [永延] thứ nhất), vị Tăng Điều Nhiên (奝然) lấy bức tượng Thích Ca đem từ nhà Tống về tôn trí tại đây, sau đó vào năm 1016, khi Điều Nhiên qua đời, thì cao đệ là Thạnh Toán (盛算) mới theo di chí của sư huynh mà tiếp tục khai sáng chùa. Nguyên bản tên chùa Thê Hà Tự hiện vẫn còn lưu lại ở A Di Đà Đường. Tượng Thích Ca đứng bằng gỗ ở chùa này cao 6 mét, có hình tướng đặc dị nhất ở Nhật, tương đương với tượng Phật ở Mathura, Ấn Độ, là loại tượng gỗ bằng Chiêu Đàn. Tượng thờ chính của chùa là A Di Đà Phật, một danh tác vào đầu thời đại Đằng Nguyên, được gọi là Tha Nga Quang Phật (嵯峨光佛). Chùa này cũng đã mấy lần bị hỏa tai cháy rụi, các đường vũ hiện tại là những kiến trúc do vị trú trì Nghiêu Trấn Hòa Thượng (堯鎭和上) tái tạo nên theo mệnh lệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi) vào khoảng niên hiệu Văn Lộc (文祿, 1592-1596). Quần thể kiến trúc hiện tại của chùa có Chánh Điện, Tàng Kinh Các, Dược Sư Đường, Linh Bảo Tháp, Sơn Môn, Cổ Tháp, v.v. Chùa còn lưu giữ nhiều bảo vật thuộc dạng quốc bảo hay tài sản văn hóa trọng yếu như tượng đứng Thích Ca Như Lai, bằng gỗ, do Điều Nhiên tạc nên vào năm 985 tại Khai Nguyên Tự (開元寺) ở Đài Châu (台州), khi đang còn ở bên nhà Tống cầu pháp; tượng ngồi A Di Đà Tam Tôn, bằng gỗ, nguyên lai là tượng thờ chính của Thê Hà Tự, được hoàn thành vào năm 896, nhân lễ Húy Kỵ của Hoàng Tử Nguyên Dung; 16 bức tranh màu trên lụa tượng Thập Lục La Hán, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập