Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Thông »»
(妙國寺, Myōkoku-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 1-4 Zaimokuchōhigashi (材木町東), Sakai-ku (堺區), Sakai-shi (堺市), Ōsaka-fu (大阪府); hiệu là Quảng Phổ Sơn (廣普山), người đời thường gọi là Tô Thiết Tự (蘇鐵寺). Phát xuất từ việc Trưởng Quan Kami của vùng Tam Quốc (三國, Mikuni), Nhiếp Hà Tuyền (攝河泉) là Tam Hảo Chi Khang (三好之康, tức Tam Hảo Nghĩa Hiền [三好義賢, Miyoshi Yoshikata]) bị chiến tử vào năm 1562 (Vĩnh Lộc [永祿] 5), em ông là Nghĩa Trường (義長) bèn phát tâm cúng dường toàn bộ biệt trang của Chi Khang để xây chùa với mục đích hồi hướng công đức cầu nguyện cho anh ông được siêu độ. Nhân đó, một thương gia giàu có trong vùng là Du Ốc Thường Ngôn (油屋常言) cúng dường xây dựng các ngôi đường xá; và Phật Tâm Viện Nhật Quang (佛心院日珖), con trai của Thường Ngôn, trở thành Tổ khai sơn của chùa này. Đến năm 1594 (Văn Lộc [文祿] 3), nhân khi Nhật Quang kế thừa ngôi vị trú trì của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), ngôi chùa này được liệt ngang hàng với Đảnh Diệu Tự (頂妙寺) và Bổn Pháp Tự (本法寺) ở kinh đô Kyoto. Vâng mệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), vị trú trì đời thứ 2 của chùa là Nhật Thống (日統) cùng với Nhật Thiệu (日紹) đã luận tranh Tông nghĩa với Nhật Áo (日奥) ở Thành Đại Phản (大阪城), và luận thắng chủ trương Không Nhận Không Cho của Nhật Áo. Chùa hiện còn một số kiến trúc chính như Chánh Điện, Tháp Ba Tầng, Phương Trượng, Khách Điện, Nhà Kho, v.v. Trong khuôn viên chùa còn có cây Tô Thiết (蘇鐵) rất lớn, tương truyền được đem từ vương quốc Cao Lệ (Triều Tiên) sang trồng. Người ta bảo rằng Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) có lần đã đem cây này trồng trong Thành An Thổ (安土城, Azuchi-jō), nhưng đêm về lại nghe tiếng yêu quái vang rền, nên ông đem trả cây lại cho chùa.
(一條兼良, Ichijō Kanera, 1402-1481): vị đình thần, học giả, công khanh, Nhiếp Chính Quan Bạch, sống vào cuối thời đại Thất Đinh, con của Nhất Điều Kinh Tự (一條經嗣, Ichijō Tsunetsugu); thông xưng là Đào Hoa Tẩu (桃華叟), Tam Quan Lão Nhân (三關老人), Hậu Thành Ân Tự (後成恩寺), v.v. Năm 1429 (Chánh Trường [正長] 2), ông làm chức Tả Đại Thần (左大臣); nhưng thật quyền lại rơi vào tay của người thân tộc Nhị Điều Trì Cơ (二條持基, Nijō Mochimoto). Đến năm 1432 (Vĩnh Hưởng [永享] 4), ông làm Nhiếp Chính (攝政), nhưng rồi lại từ chức. Tuy nhiên, với tư cách là học giả lỗi lạc, ông thường tham gia ca đàn của nhà Tướng Quân. Ông đã từng làm chức Quan Bạch Thái Chính Đại Thần, bác học đa tài, thông cả cổ điển lẫn Phật Giáo, rất sở trường về Hòa Ca. Vào khoảng năm 1455 (Hưởng Đức [享德] 4), ông trước tác bộ Nhật Bản Thư Kỷ Toản Sớ (日本書紀纂疏). Ông qua đời ở độ tuổi 80, được xem như là người “năm trăm năm nay tài học đó chẳng có ai”. Trước tác của ông có khá nhiều như Xích Tố Vãng Lai (尺素往來), Công Sự Căn Nguyên (公事根源), Hoa Điểu Dư Tình (花鳥余情), Tiều Đàm Trị Yếu (樵談治要), Văn Minh Nhất Thống Ký (文明一統記), Nhật Bản Thư Kỷ Toản Sớ (日本書紀纂疏), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập