Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngũ Đăng Nghiêm Thống »»
(費隱通容, Hiin Tsūyō, 1593-1661): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Phí Ẩn (費隱), sinh ngày mồng 8 tháng 12 năm thứ 21 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), xuất thân Huyện Phúc Thanh (福清縣), Mân (閩, Tỉnh Phúc Kiến), họ Hà (何). Năm lên 7 tuổi, ông đã chịu tang cha, đến năm 12 tuổi thì để tang mẹ. Năm 14 tuổi, ông xuất gia tu học với Huệ Sơn (慧山) ở Tam Bảo Tự (三寳寺), sau đó đến tham yết một số cao tăng như Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄), Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) và Vô Dị Nguyên Lai (無異元來). Vào năm thứ 2 (1622) niên hiệu Thiên Khải (天啓), trên đường dự định đi từ Giang Tây (江西) đến Thiên Thai (天台), giữa đường dừng chân tại Hống Sơn (吼山), tham yết Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟), cơ duyên khế ngộ và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Đến năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông vào Dục Vương Sơn (育王山), và sau đó chuyển đến sống một số nơi như Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Thiền Tự (黃檗山萬福禪寺) ở Huyện Phúc Thanh, Liên Phong Viện (蓮峰院) ở Phủ Kiến Ninh (建寧府, Tỉnh Phúc Kiến), Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang), Siêu Quả Tự (超果寺) ở Phủ Tùng Giang (松江府, Tỉnh Giang Tô), Phước Nghiêm Thiền Tự (福嚴禪寺) ở Huyện Sùng Đức (崇德縣, Tỉnh Triết Giang), Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (徑山興聖萬壽寺) ở Phủ Hàng Châu (杭州府, Tỉnh Triết Giang), Duy Ma Tự (維摩寺), và Nghiêu Phong Sơn Hưng Phước Viện (堯峰山興福院), v.v. Vào ngày 29 tháng 3 năm thứ 18 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông soạn các bộ Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統) 25 quyển, Ngũ Đăng Nghiêm Thống Giải Hoặc Biên (五燈嚴統解惑編) 1 quyển, Tổ Đình Kiềm Chùy Lục (祖庭鉗鎚錄) 2 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Trác Luân Giải (般若心經斲輪解), Ngư Tiều Tập (漁樵集). Môn nhân Hoàng Bá Ẩn Nguyên (黃檗隱元) biên tập bộ Phí Ẩn Thiền Sư Ngữ Lục (費隱禪師語錄) 14 quyển, Cư Sĩ Vương Cốc (王谷) soạn bản Phước Nghiêm Phí Ẩn Dung Thiền Sư Kỷ Niên Lục (福嚴費隱容禪師紀年錄), Thủy Giám Huệ Hải (水鑑慧海) soạn cuốn Phí Ẩn Dung Hòa Thượng Hành Trạng (費隱容和尚行狀).
(祖燈大統, Sotōdaitō): 98 quyển và mục lục 2 quyển, do Bạch Nham Tịnh Phù (白巖淨符, ?-?) biên, lời tựa của tác giả ghi năm thứ 11 (1672) niên hiệu Khang Hy (康熙), hiện tàng trữ tại Đông Dương Văn Hóa Nghiên Cứu Sở (東洋文化研究所, Tōyōbunkakenkyūsho) của Đại Học Đông Kinh (東京大學, Tōkyō Daigaku). Bộ Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統) của Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) thuộc cuối thời nhà Minh chủ trương rằng môn hạ của Thanh Nguyên (青原) thì chỉ có Tào Động Tông mà thôi, còn 4 tông phái khác đều thuộc môn hạ của Nam Nhạc (南岳); thế nhưng tác phẩm này có thâu lục chư vị Thiền sư thuộc những môn phái khác, cho rằng tất cả đều thuộc môn lưu của Đạt Ma (達磨), bỏ đi cách gọi môn hạ Thanh Nguyên, Nam Nhạc và gọi chung là môn hạ của Thiếu Lâm (少林). Bộ này được biên tập công phu, dựa trên sự tham khảo một số Đăng Sử như Kế Đăng Lục (繼燈錄) được thành lập từ bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) vào cuối thời nhà Minh, hay Tư Trị Thông Giám (資治通鑑), v.v. Nội dung của gồm các lời tựa của Kì Hùng Giai (祁熊佳), Nghiêm Hãng (嚴沆), Lục Cầu Khả (陸求可), lời tự tựa của Tịnh Phù, mục lục, 7 vị Phật thời quá khứ, 28 vị Tổ Tây Thiên, 6 vị Tổ Đông Độ, cơ ngữ của 40 đời chư vị Tổ sư thuộc môn hạ Thiếu Lâm dưới thời nhà Minh, và một số nhân vật không rõ thuộc pháp hệ nào.
(嗣法): thuật ngữ của Thiền Tông, nghĩa là kế thừa pháp thống, dòng pháp; còn gọi là truyền pháp (傳法), từ tục (嗣續). Xưa kia, khi truyền pháp cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), lời phó chúc của đức Phật vẫn còn ghi lại trong khá nhiều tác phẩm của Thiền Tông như Truy Môn Thế Phổ (緇門世譜, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1603), Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 1, Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論, Taishō Vol. 51, No. 2080) quyển Hạ, Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1568) quyển 1, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 1, v.v., rằng: “Ngô dĩ thanh tịnh Pháp Nhãn, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu Chánh Pháp, tương phó ư nhữ, nhữ đương hộ trì (吾以清淨法眼、涅槃妙心、實相無相、微妙正法、將付於汝、汝當護持, ta lấy Pháp Nhãn thanh tịnh, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng không tướng, Chánh Pháp vi diệu, giao phó cho ngươi, ngươi hãy giữ gìn).” Dòng pháp thống này kéo dài mãi cho đến ngày nay, nối tiếp từ đời này sang đời khác, nên gọi là từ pháp. Nếu nói về nghĩa hẹp thì có nghĩa là đệ tử kế thừa giáo pháp của Thầy, nên có tên gọi là pháp từ (法嗣). Thông thường, khi truyền thừa giữa Thầy với trò, vị Thầy sẽ truyền trao cho trò sách kế thừa để làm vật chứng minh, nhưng người được truyền thừa chỉ giới hạn trong hàng ngũ Tăng sĩ xuất gia mà thôi. Trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 14 có đoạn: “Hoắc Sơn Hám Dư Xiêm Thiền Sư, Tây Sung Vương thị tử, tham biến tôn túc, mạt hậu nhập Tự Nhàn Hòa Thượng thất, thỉ từ pháp yên, xuất trú Tấn chi Hoắc Sơn (霍山憨余暹禪師、西充王氏子、參遍尊宿。末後入自閒和尚室、始嗣法焉、出住晉之霍山, Thiền Sư Hám Dư Xiêm ở Hoắc Sơn, là con nhà họ Vương ở Tây Sung, đi tham học khắp chư vị tôn túc, đến cuối cùng thì vào thất của Hòa Thượng Tự Nhàn, khi ấy mới được kế thừa dòng pháp, rồi trở ra trú tại Hoắc Sơn nhà Tấn).” Hay trong Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 82, No. 1571) quyển 87 có câu: “Cẩm Quan Thảo Đường Hống Nhất Đẳng Thiền Sư, Vinh Xương Vương thị tử, từ pháp vu Đạm Trúc Mật, trú Cẩm Quan Thảo Đường Tự (錦官草堂吼一等禪師、榮昌王氏子、嗣法于澹竹密、住錦官草堂寺, Thiền Sư Thảo Đường Hống Nhất Đẳng ở Cẩm Quan, là con của dòng họ Vương ở Vinh Xương, truyền pháp cho Đạm Trúc Mật, trú tại Thảo Đường Tự, Cẩm Quan).” Trong Phật Tổ Chánh Truyền Cổ Kim Tiệp Lục (佛祖正傳古今捷錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1595) có đoạn ghi về Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn như sau: “Hàm Hưởng trung, truyền pháp Lô Năng, thị tịch ư Cao Tông Thượng Nguyên nhị niên Ất Hợi, thọ thất thập hữu tứ, thụy viết Đại Mãn, từ pháp nhất thập tam nhân (咸亨中、傳法盧能、示寂於高宗上元二年乙亥、壽七十有四、諡曰大滿、嗣法一十三人, trong khoảng niên hiệu Hàm Hưởng [670-674], Tổ truyền pháp cho Huệ Năng, thị tịch vào năm Ất Hợi, niên hiệu Thượng Nguyên thứ 2 [675] đời vua Cao Tông, hưởng thọ 74 tuổi, thụy hiệu là Đại Mãn, kế thừa dòng pháp 13 người).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập