Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Thẩm »»
(日導, Nichidō, 1724-1789): học Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Đạo (日導), Vinh Nhã (榮雅), Nhật Thâm (日深); thông xưng là Cương Yếu Đạo Sư (綱要導師), tự Trí Khê (智溪), hiệu Nhất Diệu Viện (一妙院), xuất thân Kumamoto-ken (熊本縣). Ông theo học trường Trung Thôn Đàn Lâm (中村檀林) ở Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), rồi phê phán chương trình học của trường có tính thiên nặng về Thiên Thai Học. Ông cùng với nhóm bạn Nhật Long (日龍), Nhật Đáo (日到), Nhật Nghĩa (日義), Nhật Phương (日芳) cùng thệ ước với nhau sẽ phục hưng giáo học tông môn. Sau đó, ông làm trú trì đời thứ 10 của Huệ Quang Tự (慧光寺) ở Giang Hộ. Vào năm 1785, ông lấy bộ Quán Tâm Bổn Tôn Sao (觀心本尊抄) của Nhật Liên làm cơ sở để viết nên bộ Tổ Thư Cương Yếu (祖書綱要). Năm sau, ông làm trú trì đời thứ 21 của Bổn Diệu Tự (本妙寺) ở Hùng Bổn (熊本, Kumamoto), Phì Hậu (肥後, Higo). Trước tác của ông có khá nhiều như Tổ Thư Cương Yếu (祖書綱要) 23 quyển, Pháp Hoa Tức Thân Thành Phật Nghĩa (法華卽身成佛義) 1 quyển, Thảo Mộc Thành Phật Ký (草木成佛記) 1 quyển, Tứ Chủng Tam Đoạn Sao (四種三段抄) 1 quyển, Tài Đoạn Cảm Thuyết (裁斷感說) 1 quyển, v.v.
(日念, Nichinen, 1634-1707): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Niệm (日念), tự Hiếu Tồn (孝存), hiệu Giác Thành Viện (覺成院); xuất thân vùng Điểu Vũ (鳥羽), Sơn Thành (山城, Yamashiro). Ông xuất gia lúc còn nhỏ ở Đảnh Diệu Tự (頂妙寺), Kyoto; rồi sau trở thành môn hạ của Nhật Thẩm (日審). Sau đó, ông tham gia khóa học tại Trung Thôn Đàn Lâm (中村檀林) ở vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), và làm trú trì đời thứ 3 của Tịnh Tâm Tự (淨心寺) ở Giang Hộ.
(參省): Tham (參) ở đây nghĩa là xem xét, quan sát; tỉnh (省) là phản tỉnh, nhìn lại chính mình. Từ này vốn xuất xứ từ trong Thiên Khuyến Học (勸學篇) của Tuân Tử (荀子): “Quân tử bác học nhi nhật tham tỉnh hồ kỉ, tắc tri minh nhi hành vô quá hỉ (君子博學而日參省乎己、則知明而行無過矣, người quân tử học rộng mà mỗi ngày kiểm điểm lại mình thì trí tuệ mới sáng suốt và hành vi sẽ không có lỗi lầm).” Đối với Thiền Tông, tham tỉnh có nghĩa là đến tham học Thiền pháp với bậc cao đức nào đó và được vị ấy làm cho tỉnh ngộ; tương đương với nghĩa của tham học (參學), tham vấn (參問). Như trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 17, phần Tương Châu Cốc Ẩn Sơn Uẩn Thông Từ Chiếu Thiền Sư (襄州谷隱山蘊聰慈照禪師) có câu: “Sư ly Bách Trượng, chí Nhữ Châu tham tỉnh Niệm Thiền Sư (師離百丈、至汝州參省念禪師, sư rời Bách Trượng, đến Nhữ Châu tham học với Thiền Sư Niệm).” Hay như trong Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập (禪宗頌古聯珠通集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1295) quyển 30, phần Nhữ Châu Nam Viện Huệ Ngung Thiền Sư (汝州南院慧顒禪師) có đoạn: “Hậu ư Vân Môn hội hạ, văn biệt tăng cử thử thoại, phương ngộ chỉ, khước hồi tham tỉnh, sư dĩ viên tịch, toại lễ Phong Huyệt Hòa Thượng (後於雲門會下、聞別僧舉此話、方悟旨、卻回參省、師已圓寂、遂禮風穴和尚, sau nhân trong hội chúng của Vân Môn, ông nghe có vị tăng nọ nêu ra câu chuyện này, mới ngộ được yếu chỉ; liền quay về tham học, nhưng thầy đã qua đời, ông bèn lạy Hòa Thượng Phong Huyệt làm thầy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập