Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Thái »»
(無極): có hai nghĩa chính. (1) Vô cùng tận, không biên giới. Như trong Tả Truyện (左傳), chương Hy Công Nhị Thập Tứ Niên (僖公二十四年), có câu: “Nữ đức vô cực, nữ oán vô chung (女德無極、女怨無終, đức của người nữ không cùng, nỗi oán hờn của người nữ không tận).” Hay trong bài Phụng Hòa Đậu Dung Châu (奉和竇容州) của Nguyên Chẩn (元稹, 779-831) nhà Đường cũng có đoạn: “Tự thán phong ba khứ vô cực, bất tri hà nhật hựu tương phùng (自歎風波去無極、不知何日又相逢, tự than phong ba đi hoài mãi, biết đến ngày nao lại trùng phùng).” (2) Các triết học gia cổ đại Trung Quốc cho rằng Vô Cực là bản nguyên hình thành vũ trụ vạn vật; vì nó không hình tượng, không âm thanh cũng như màu sắc, vô thỉ vô chung, chẳng thể nào đặt tên, nên gọi là Vô Cực. Trong tác phẩm Thái Cực Đồ Thuyết (太極圖說) của Châu Đôn Gi (周敦頤, 1017-1073) nhà Tống giải thích rằng: “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực động nhi sanh dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sanh âm, … âm dương nhất Thái Cực dã, Thái Cực bổn Vô Cực dã (無極而太極、太極動而生陽、動極而靜、靜而生陰…陰陽一太極也、太極本無極也, Vô Cực mà Thái Cực, Thái Cực động mà sanh ra dương, động đến tận cùng thì tĩnh, tĩnh thì sanh âm, … âm dương hợp nhất là Thái Cực, Thái Cực vốn Vô Cực vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập