Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Chúc »»
(頂妙寺, Chōmyō-ji): ngôi chùa liên quan đến Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Ninōmondōri (仁王門通), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市); hiệu là Văn Pháp Sơn (聞法山). Vào năm 1473 (Văn Minh [文明] 5), Tiểu Phụ Thắng Ích (小輔勝益) cúng dường cho Diệu Quốc Viện Nhật Chúc Thượng Nhân (妙國院日祝上人) của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama); Nhật Chúc mới sáng lập ra chùa này và trở thành Tổ khai sơn. Từ đó, Viện Hiệu của Thắng Ích được lấy làm hiệu của chùa luôn. Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Cao (足利義高) quy y theo Thượng Nhân, và biến nơi đây thành đạo tràng cầu nguyện cho dòng họ ông. Chùa đã bao lần được dời đi dời lại cho đến vị trí hiện tại, và cũng biết lần bị đồ chúng Tăng binh của Tỷ Duệ Sơn đốt cháy tan tành. Tuy nhiên, vào năm 1552 (Thiên Văn [天文] 21), vị Tổ đời thứ 3 của chùa là Phật Tâm Viện Nhật Quang Thượng Nhân (佛心院日珖上人) lại được Tỷ Duệ Sơn mời lên thuyết giảng về ba bộ Kinh Pháp Hoa. Khi ấy, Tọa Chủ Duệ Sơn là Nhị Phẩm Thân Vương (二品親王) vô cùng cảm kích đức độ cao dày của Thượng Nhân, bèn ban tặng Tử Y cho. Đây là một trường hợp hiếm có kể từ thời Truyền Giáo Đại Sư trở đi. Trong khuôn viên chùa có một kiến trúc quan trọng như Chánh Điện, Lâu Môn, Tổ Sư Đường, Đại Hắc Thiên Đường, v.v.
(法華宗, Hokkeshū) tức Nhật Liên Tông (日蓮宗, Nichirenshū): theo pháp chế hiện tại thì đây là đoàn thể tôn giáo lấy Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) ở vùng Thân Diên (身延, Minobu) làm Đại Bản Sơn; nhưng nếu xét về mặt lịch sử thì đây là tên gọi chung của tập đoàn tôn giáo vốn kế thừa và thực hiện giáo lý của Nhật Liên dưới thời đại Liêm Thương. Với ý nghĩa đó, Pháp Hoa Tông là tên gọi do các tông phái khác gọi về Nhật Liên Tông, hay cũng là tiếng tự xưng, và phần nhiều cách gọi này được dùng phổ biến hơn. Năm 1282, Nhật Liên (日蓮, Nichiren) chỉ danh 6 người đệ tử chân truyền của ông là Nhật Chiêu (日昭, Nisshō, 1221-1323), Nhật Lãng (日朗, Nichirō, 1245-1320), Nhật Hưng (日興, Nikkō, 1246-1333), Nhật Hướng (日向, Nikō, 1253-1314), Nhật Đảnh (日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?) và Nhật Trì (日持, Nichiji, 1250-?), với tên gọi là Lục Lão Tăng (六老僧). Sau đó, các môn phái được hình thành Dòng Phái Nhật Chiêu (日昭門流, tức Dòng Phái Banh [浜門流]), Dòng Phái Nhật Lãng (日朗門流, tức Dòng Phái Tỷ Xí Cốc [比企谷門流]), Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Phú Sĩ [富士門流]), Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流, Dòng Phái Thân Diên [身延門流]). Sau khi Nhật Liên qua đời, xuất hiện thêm Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Trung Sơn [中山門流]). Thật thể của Nhật Liên Tông thời Trung Đại chính là những môn phái vừa nêu trên. Các môn phái mở rộng vùng giáo tuyến của mình ở vùng Đông Quốc, rồi sau đó dần dần tiến về phía kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động giáo hóa cho giáo đoàn. Những nhân vật có công trong việc này là Nhật Tượng (日像, Nichizo, 1269-1342) thuộc Dòng Phái Tứ Điều (四條門流) vốn lấy Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji) làm trung tâm; Nhật Tĩnh (日靜, Nichijō, 1298-1369) của Dòng Phái Lục Điều (六條門流), lấy Bổn Quốc Tự (本國寺 hay 本圀寺, Honkoku-ji) làm trung tâm. Kế thừa dòng phái này có Nhật Tôn (日尊, Nisson, ?-1603) của Dòng Phái Phú Sĩ; rồi Nhật Thân (日親, Nisshin, 1407-1488) và Nhật Chúc (日祝, Nisshū, 1437-1513) của Dòng Phái Trung Sơn. Họ không những tiếp cận hàng công gia khanh tướng, mà còn lấy tầng lớp thương gia, công nhân và nông dân làm môn đồ; nhờ vậy đã tạo dựng được rất nhiều tự viện khắp nơi. Bên cạnh đó, những cuộc luận tranh về lập trường Tích Môn hay Bổn Môn của Kinh Pháp Hoa, cũng như điểm hay dở trong kinh bắt đầu được triển khai. Về phía Dòng Phái Lục Điều, Nhật Trận (日陣, Nichijin, 1339-1419) sáng lập ra Bổn Thiền Tự (本禪寺, Honzen-ji), rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Trận (日陣門流, tức Dòng Phái Bổn Thành Tự [本成寺, Honjō-ji]). Còn về phía Dòng Phái Tứ Điều, hai chùa Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji) và Diệu Liên Tự (妙蓮寺, Myōren-ji) chia rẽ nhau; Nhật Long (日隆, Nichiryū, 1385-1464) thì chủ trương tính hay dở của kinh, lấy Bổn Hưng Tự (本興寺) ở vùng Ni Khi (尼崎, Amazaki) và Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) ở kinh đô Kyoto làm cứ điểm hoạt động truyền đạo, rồi hình thành nên Dòng Phái Nhật Hưng (日興門流, tức Dòng Phái Bát Phẩm [八品門流]). Trường hợp Nhật Thập (日什, Nichijū, 1314-1392) thì khai cơ Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji) và sáng lập ra Dòng Phái Nhật Thập (日什門流, tức Dòng Phái Diệu Mãn Tự [妙滿寺門流]). Nhật Thân sáng lập Bổn Pháp Tự (本法寺, Hompō-ji), còn Nhật Chúc thì có Đảnh Diệu Tự (頂妙寺, Chōmyō-ji), và hình thành Dòng Phái Quan Tây Trung Sơn (關西中山門流). Những ngôi già lam này mở rộng phạm vi hoạt dộng ở vùng Tây Quốc, còn ở kinh đô Kyoto thì có được 21 ngôi chùa. Dưới thời đại Chiến Quốc, Nhật Liên Tông đã cùng với với dân chúng trong thôn xóm hình thành đội tự vệ. Trước uy lực mạnh mẽ như thế này, các giáo đoàn của những tông phái khác tập trung lại với nhau tại Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), hợp với các nhà Đại Danh có thế lực, dòng võ lực đàn áp Nhật Liên Tông. Từ đó, xảy ra vụ Loạn Thiên Văn Pháp Hoa (天文法華の亂) vào năm thứ 5 (1536) niên hiệu Thiên Văn (天文). Khi ấy, các chùa ở kinh đô đều phải lánh nạn đi nơi khác, và sau mới được phép cho trở về. Đến thời Trung Đại, chủ trương gọi là “Bất Thọ Bất Thí (不授不施, Không Nhận Không Cho)” của Nhật Liên Tông bị những nhà lãnh đạo chính quyền đương thời như Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) chống đối kịch liệt. Cho nên xảy ra các vụ pháp nạn lớn, nhiều tăng lữ cũng như tín đồ phải hy sinh trong mấy lần pháp nạn này. Đến thời Cận Đại, tổ chức giáo dục chư tăng được thiết lập. Về mặt xuất bản cũng rất thịnh hành, các bức di văn của Nhật Liên từ đó được lưu hành rộng rãi. Truyện Nhật Liên cũng được lưu bố khắp nơi, cho nên xuất hiện các tác phẩm như Nhật Liên Thánh Nhân Chú Họa Tán (日蓮上人註畫讚), Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Truyền Ký (日蓮大上人御傳記), v.v. Đặc sắc lớn của Nhật Liên Tông thời Cận Đại là triển khai cuộc vận động Phật Giáo tại gia, trong đó cuộc vận động Quốc Trụ Hội (國柱會) của Điền Trung Trí Học (田中智學) là đối ứng với sự hưng thịnh của quốc gia Minh Trị (明治, Meiji); rồi Bổn Đa Nhật Sanh (本多日生) tổ chức thành Thiên Tình Hội (天晴會), thâu nạp toàn tầng lớp trí thức và quân nhân. Trong khi đó, nhóm Sơn Điền Tam Lương (山田三良) thì thành lập Pháp Hoa Hội (法華會). Vào thời kỳ Đại Chánh (大正, Taishō), Chiêu Hòa (昭和, Shōwa), tôn giáo tân hưng thuộc hệ Nhật Liên Tông bắt đầu triển khai. Sau thời chiến, một số hội khác ra đời như Linh Hữu Hội (靈友會, Reiyūkai), Lập Chánh Giao Thành Hội (立正佼成會, Risshōkōseikai), Sáng Giá Học Hội (創価學会, Sōkagakkai), v.v., và Nhật Liên Tông trở thành tôn giáo đại chúng. Căn cứ vào tài liệu Nhật Bản Sử Từ Điển (日本史辭典, Nihonshijiten) của Triêu Vĩ Trực Hoằng (朝尾直弘, Asao Naohiro), Vũ Dã Tuấn Nhất (宇野俊一, Uno Shunichi), Điền Trung Trác (田中琢, Tanaka Migaku), nhà xuất bản Giác Xuyên Thư Điếm (角川書店, 1996) cho biết rằng hiện tại Nhật Liên Tông có một số dòng phái chính (theo thứ tự tên dòng phái, chùa trung tâm) như: (1) Môn Lưu Banh (浜門流), Diệu Pháp Tự (妙法寺, Myōhō-ji, Kamakura); (2) Môn Lưu Lãng (朗門流), Diệu Bổn Tự (妙本寺, Myōhon-ji, Kamakura), Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji, Musashi); (3) ; (4) Môn Lưu Tảo Nguyên (藻原門流), Diệu Quang Tự (妙光寺, Myōkō-ji, Kamifusa); (5) Môn Lưu Lục Điều (六條門流), Bổn Quốc Tự (本國寺, Honkoku-ji, Kyōto); (6) Môn Lưu Trung Sơn (中山門流), Bổn Diệu Pháp Hoa Kinh Tự (本妙法華經寺, Honmyōhokkekyō-ji, Shimofusa); (7) Môn Lưu Tứ Điều (四條門流), Diệu Hiển Tự (妙顯寺, Myōken-ji, Kyoto); (8) Phái Bất Thọ Bất Thí (不受不施派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (9) Môn Phái Bất Thọ Bất Thí Giảng (不受不施派講門派), Diệu Giác Tự (妙覺寺, Myōkaku-ji, Bizen); (10) Môn Lưu Phú Sĩ (富士門流), Đại Thạch Tự (大石寺, Daiseki-ji, Suruga); (11) Phái Bổn Thành Tự (本成寺派), Bổn Thành Tự (本成寺, Honjō-ji, Echigo); (12) Phái Diệu Mãn Tự (妙滿寺派), Diệu Mãn Tự (妙滿寺, Myōman-ji, Kyoto); (13) Phái Bát Phẩm (八品派), Bổn Hưng Tự (本興寺, Honkō-ji, Settsu), Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji, Kyoto); (14) Phái Bổn Long Tự (本隆寺派), Bổn Long Tự (本隆寺, Honryū-ji, Kyoto).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập