Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Cao »»
(弘法寺, Gubō-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 4-9-1 Mama (眞間), Ichikawa-shi (市川市), Chiba-ken (千葉縣); hiệu núi là Chơn Gian Sơn (眞間山). Chùa được kiến lập dưới thời Nại Lương (奈良, Nara, 710-794); đến thời Bình An (平安, Heian, 794-1185) thì chùa thuộc về tự viện của Chơn Ngôn Tông; nhưng sau đó thì chuyển sang Thiên Thai Tông. Phú Mộc Thường Nhẫn (富木常忍, tức Nhật Thường [日常, Nichijō]), thí chủ đắc lực của Nhật Liên, thắng trận trong cuộc luận tranh vấn đáp với Liễu Tánh (了性, Ryōshō), trú trì chùa này; nên Liễu Tánh bỏ đi và Nhật Thường đưa con ông là Nhật Đảnh (日頂, Nicchō) đến thay thế. Về sau, Nhật Đảnh rút lui, Nhật Thường, Nhật Cao (日高), Nhật Dương (日陽), Nhật Thọ (日樹) thay nhau kế thừa và hình thành Dòng Phái Chơn Gian (眞間門流).
(慧日): mặt trời trí tuệ. Trí tuệ của Phật có thể chiếu sáng những nơi tối tăm, u ám của thế gian, cho nên được ví như là mặt trời. Như trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360) có câu: “Huệ nhật chiếu thế gian, tiêu trừ sanh tử vân (慧日照世間、消除生死雲, trời tuệ chiếu thế gian, tiêu trừ mây sanh tử).” Hay trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 7, Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm (觀世音菩薩普門品) thứ 25, lại có câu: “Huệ nhật phá chư ám, năng phục tai phong hỏa (慧日破諸闇、能伏災風火, trời tuệ phá tối tăm, hàng phục tai gió lửa).” Hoặc như trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 31, phần Trùng Khắc Ngũ Đăng Hội Nguyên Tự (重刻五燈會元序), cũng có đoạn: “Toại sử tông phong quảng diễn, huệ Nhật Cao huyền, nhiên trường dạ chi đăng, quần hôn đốn hiểu (遂使宗風廣衍、慧日高懸、燃長夜之燈、群昏頓曉, bèn khiến tông phong lan khắp, trời tuệ lên cao, đốt đêm dài đuốc soi, tối tăm sáng tỏ).”
(慧日): mặt trời trí tuệ. Trí tuệ của Phật có thể chiếu sáng những nơi tối tăm, u ám của thế gian, cho nên được ví như là mặt trời. Trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360) có câu: “Huệ nhật chiếu thế gian, tiêu trừ sanh tử vân (慧日照世間、消除生死雲, trời tuệ chiếu thế gian, tiêu trừ mây sanh tử).” Hay trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 7, Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm (觀世音菩薩普門品) thứ 25, lại có câu: “Huệ nhật phá chư ám, năng phục tai phong hỏa (慧日破諸闇、能伏災風火, trời tuệ phá tối tăm, hàng phục tai gió lửa).” Hoặc như trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 31, phần Trùng Khắc Ngũ Đăng Hội Nguyên Tự (重刻五燈會元序), cũng có đoạn: “Toại sử tông phong quảng diễn, huệ Nhật Cao huyền, nhiên trường dạ chi đăng, quần hôn đốn hiểu (遂使宗風廣衍、慧日高懸、燃長夜之燈、群昏頓曉, bèn khiến tông phong lan khắp, trời tuệ lên cao, đốt đêm dài đuốc soi, tối tăm sáng tỏ).” Như trong Ngũ Đăng Hội Nguyên Mục Lục (五燈會元目錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1564) lại có đoạn rằng: “Thích Ca bất xuất thế, Đạt Ma bất Tây lai, Phật pháp biến đại địa, đàm huyền khẩu bất khai; đương thử thời dã, ngữ ngôn văn tự tung tích bất lai, bổng hát cơ duyên phong mang bất lộ, đãi phù niêm hoa thị chúng, khiên khởi trần lận cát đằng, lập tuyết an tâm, đột xuất Hiện Tiền Công Án, toại sử tông phong quảng diễn, huệ Nhật Cao huyền, nhiên trường dạ chi đăng, quần hôn đốn hiểu, niêm nhất hành chi thảo, pháp giới tề quan; giá xa tu thị đả ngưu, ma chuyên khởi năng tác kính, như linh đơn nhất lạp điểm thiết thành kim, chí lý nhất ngôn chuyển phàm thành Thánh (釋迦不出世、達磨不西來、佛法遍大地、譚玄口不開、當此時也、語言文字蹤跡不來、棒喝機緣鋒芒不露、逮夫拈花示眾、牽起陳爛葛藤、立雪安心、突出現前公案、遂使宗風廣衍、慧日高懸、燃長夜之燈、群昏頓曉、拈一莖之草、法界齊觀、駕車須是打牛、磨磚豈能作鏡、如靈丹一粒點鐵成金、至理一言轉凡成聖, Thích Ca không xuất thế, Đạt Ma chẳng Tây đến, Phật pháp khắp đại địa, đàm đạo miệng chẳng bày; ngay chính lúc này, ngôn ngữ văn tự dấu tích chẳng có, đánh hét cơ duyên mũi đâm không hé, đến khi đưa hoa dạy chúng, liền khởi bày đốt dây leo, đứng tuyết an tâm, chợt xuất Hiện Tiền Công Án, bèn khiến tông phong rộng mở, trời tuệ lên cao, đốt đêm dài đèn soi, chúng mê hiểu ngộ; đưa một nhành cỏ dại, pháp giới cùng xem; cỡi xe nên tập đánh trâu, mài ngói làm sao thành kính; như linh đơn một viên điểm thép thành vàng, chí lý một lời chuyển phàm thành Thánh).” Trong Lễ Sám Văn (禮懺文, Taishō Vol. 85, No. 2854) có câu: “Nhược dục sám hối giả, đoan tọa quán thật tướng, chúng tội như sương lộ, huệ nhật năng tiêu trừ; thị cố ưng chí tâm, cần sám Lục Căn tội (若欲懺悔者、端坐觀實相、眾罪如霜露、慧日能消徐、是故應至心、懃懺六根罪, nếu muốn hành sám hối, ngồi ngay quán thật tướng, các tội như sương móc, trời tuệ thể tiêu trừ; cho nên phải chí tâm, siêng sám tội Sáu Căn).”
(開壇): tức khai mở đàn Mạn Trà La (s: Maṇḍala, 曼茶羅) để truyền pháp Quán Đảnh. Vị thầy tự khai đạo tràng, truyền pháp Quán Đảnh cho đệ tử được gọi là Khai Đàn A Xà Lê (開壇阿闍梨). Bên cạnh đó, nó còn có nghĩa là khai mở đàn tràng để tiến hành Kết Giới, Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn, Giải Oan Bạt Độ, truyền thọ giới pháp, v.v. Như trong Thích Giáo Bộ Vị Khảo (釋敎部彙考, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 77, No. 1521) quyển 3, phần Liêu (遼), có đoạn: “Thái Khang ngũ niên, Thu cửu nguyệt Kỷ Mão, chiếu chư lộ, vô cấm tăng đồ khai đàn; Đông thập nhất nguyệt Đinh Sửu, chiêu Sa môn Thủ Đạo, khai đàn ư nội điện (太康五年、秋九月己卯、詔諸路、毋禁僧徒開壇、冬十一月丁丑、召沙門守道、開壇於內殿, vào năm thứ 5 [284] niên hiệu Thái Khang [vua Võ Đế nhà Tây Tấn], mùa Thu tháng 9 Kỷ Mão, hạ chiếu cho các nơi không được cấm chư tăng khai mở đàn tràng; đến mùa Đông tháng 11 Đinh Sửu, cho mời Sa môn Thủ Đạo, khai mở đàn tràng tại nội điện).” Hay trong bài tựa của Kim Cang Kinh Chú Thích (金剛經註釋, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 25, No. 494) lại có đoạn: “Nhân thỉnh ư Như Lai, đắc từ bi chỉ, khai đàn thiết giảng, phàm tứ thập nhật cáo thành (因請於如來、得慈悲旨、開壇設講、凡四十日告成, nhân thỉnh cầu đức Như Lai, được ý chỉ từ bi, bèn khai đàn thuyết giảng, được bốn mươi ngày thì tuyên bố xong).”
(日祐, Nichiyū, 1298-1374): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương và đầu thời đại Nam Bắc Triều, húy là Nhật Hựu (日祐); hiệu Tịnh Hành Viện (淨行院), thông xưng là Đại Phụ Công (大輔公); xuất thân vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa), thuộc dòng họ Thiên Diệp (千葉, Chiba). Ông là con nuôi của Thiên Diệp Dận Trinh (千葉胤貞), đến nhập môn xuất gia với Nhật Cao (日高) của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) ở Trung Sơn (中山), Hạ Tổng. Vào năm 1314, sau khi Nhật Cao qua đời, ông làm trú trì đời thứ 3 của chùa này. Ông xây dựng cơ sở làm cho giáo đoàn phát triển nhờ sự hỗ trợ về mặt kinh tế của dòng họ Thiên Diệp, và mở rộng những hoạt động tôn giáo như chú thích cũng như sao chép Kinh Pháp Hoa, kiến lập các ngôi đường vũ, tham bái Thân Diên Sơn, v.v. Thêm vào đó, ông còn có công lao rất lớn trong việc thâu tập và bảo tồn những di văn của Nhật Liên. Trước tác của ông có Bổn Tôn Thánh Giáo Lục (本尊聖敎錄), Nhất Kỳ Sở Tu Thiện Căn Lý Lục (一期所修善根記錄), Vấn Đáp Can Yếu Sao (問答肝要抄), An Quốc Luận Kiến Văn (安國論見聞), Tông Thể Quyết Nghi Sao (宗体決疑抄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập