Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Áo »»
(妙國寺, Myōkoku-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 1-4 Zaimokuchōhigashi (材木町東), Sakai-ku (堺區), Sakai-shi (堺市), Ōsaka-fu (大阪府); hiệu là Quảng Phổ Sơn (廣普山), người đời thường gọi là Tô Thiết Tự (蘇鐵寺). Phát xuất từ việc Trưởng Quan Kami của vùng Tam Quốc (三國, Mikuni), Nhiếp Hà Tuyền (攝河泉) là Tam Hảo Chi Khang (三好之康, tức Tam Hảo Nghĩa Hiền [三好義賢, Miyoshi Yoshikata]) bị chiến tử vào năm 1562 (Vĩnh Lộc [永祿] 5), em ông là Nghĩa Trường (義長) bèn phát tâm cúng dường toàn bộ biệt trang của Chi Khang để xây chùa với mục đích hồi hướng công đức cầu nguyện cho anh ông được siêu độ. Nhân đó, một thương gia giàu có trong vùng là Du Ốc Thường Ngôn (油屋常言) cúng dường xây dựng các ngôi đường xá; và Phật Tâm Viện Nhật Quang (佛心院日珖), con trai của Thường Ngôn, trở thành Tổ khai sơn của chùa này. Đến năm 1594 (Văn Lộc [文祿] 3), nhân khi Nhật Quang kế thừa ngôi vị trú trì của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), ngôi chùa này được liệt ngang hàng với Đảnh Diệu Tự (頂妙寺) và Bổn Pháp Tự (本法寺) ở kinh đô Kyoto. Vâng mệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), vị trú trì đời thứ 2 của chùa là Nhật Thống (日統) cùng với Nhật Thiệu (日紹) đã luận tranh Tông nghĩa với Nhật Áo (日奥) ở Thành Đại Phản (大阪城), và luận thắng chủ trương Không Nhận Không Cho của Nhật Áo. Chùa hiện còn một số kiến trúc chính như Chánh Điện, Tháp Ba Tầng, Phương Trượng, Khách Điện, Nhà Kho, v.v. Trong khuôn viên chùa còn có cây Tô Thiết (蘇鐵) rất lớn, tương truyền được đem từ vương quốc Cao Lệ (Triều Tiên) sang trồng. Người ta bảo rằng Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) có lần đã đem cây này trồng trong Thành An Thổ (安土城, Azuchi-jō), nhưng đêm về lại nghe tiếng yêu quái vang rền, nên ông đem trả cây lại cho chùa.
(日禛, Nisshin, 1561-1617): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, húy là Nhật Chân (日禛), tự Tôn Giác (尊覺), hiệu Cứu Cánh Viện (究竟院); con của quan Quyền Đại Nạp Ngôn Quảng Kiều Quốc Quang (權大納言廣橋國康). Năm 1574, ông xuất gia với Nhật Thê (日栖) ở Bổn Quốc Tự (本圀寺) thuộc kinh đô Kyoto; và đến năm 1578 thì kế thừa trú trì chùa này. Vào năm 1583, ông mở ra Học Viện Cầu Pháp tại chùa để chấn hưng học thuật; hơn nữa, chị của Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) là Ni Nhật Tú (日秀) phát tâm quy y theo ông; nhờ vậy ông mới có thể xây dựng thêm một số kiến trúc khác tại chùa này. Thêm vào đó, cũng nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa), ông đã mở rộng thế lực của mình ở địa phương Cửu Châu (九州). Trong lễ hội cúng dường 1.000 vị tăng ở Phương Quảng Tự (方廣寺), ông cùng với Nhật Áo (日奥) chủ trương chính sách Không Nhận Không Cho; nhưng đến năm 1599 thì ông phải nhượng bộ với Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), và giáo đoàn dần dần bị thuộc dưới quyền cai quản của chính quyền Mạc Phủ.
(日暹, Nissen, 1586-1648): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Xiêm (暹), Nhật Tốn (日遜); tự Long Nhứ (隆恕), hiệu Trí Kiến Viện (智見院). Ban đầu, ông theo hầu Nhật Viễn (日遠) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺), Thân Diên Sơn (身延山), và rất giỏi về biện luận. Sau ông làm Hóa Chủ cho Tiểu Tây Đàn Lâm (小西檀林) và trú trì đời thứ 11 của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở kinh đô Kyoto. Sau đó, ông lại làm trú trì đời thứ 26 của Cửu Viễn Tự. Đến năm 1629, ông tố cáo lên chính quyền Mạc Phủ về việc tung hoành của nhóm Nhật Áo (日奥), Nhật Thọ (日樹) thuộc Phái Không Nhận Không Cho. Đến năm sau, được sự ủng hộ của Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠), ông làm đại biểu cho phía Thân Diên tham gia cuộc đối luận với phái trên tại Thành Giang Hộ. Sau khi giành được thắng lợi, ông chuyên tâm lãnh đạo giáo đoàn. Trước tác của ông có Tây Cốc Danh Mục Tiêu Điều (西谷名目標條) 4 quyển, Nghĩa Khoa Luận Nghĩa (義科論義) 70 quyển, Bất Thọ Bất Thí Luận (不受不施論) 1 quyển, v.v.
(不受不施派, Fujufuse-ha): tên gọi một giáo phái của Nhật Liên Tông, vị Tổ của phái này là Phật Tánh Viện Nhật Áo (佛性院日奥) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺). Không Nhận (不受, bất thọ) ở đây có nghĩa là không thọ nhận sự cúng dường của những người chưa tin vào Pháp Hoa hay báng bổ giáo pháp. Không Cho (不施, bất thí) là không cúng dường cho chư tăng của các tông phái khác vốn khinh báng Nhật Liên Tông. Từ thời Nhật Liên trở về sau, trong giáo đoàn Nhật Liên Tông thời trung đại có chia ra hai lập trường rõ rệt, nghĩa là quán triệt toàn bộ không thọ nhận và thọ nhận với trường hợp riêng đối với sự cúng dường của những nhà có quyền lực thuộc tầng lớp Võ Gia hay Vương Hầu. Với hai lập trường như vậy, ban đầu xảy ra sự đối lập trong giáo đoàn là nhân cuộc lễ tổ chức cúng dường cho ngàn vị tăng do Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức tại Phương Quảng Tự (方廣寺) thuộc kinh đô Kyoto. Nhật Áo thì giữ vững lập trường của mình, không đến tham dự và rời khỏi Diệu Giác Tự. Mặt khác, nhóm Nhật Trùng (日重), Nhật Càn (日乾) thì không nhận ngoài trường hợp cúng dường của các nhà công tướng, nên đã đến dự. Vào năm 1599, Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cho tổ chức cuộc đối luận giữa hai Phái Thọ Nhận của Nhật Thiệu (日紹) thuộc Diệu Hiển Tự (妙顯寺) và Phái Không Nhận của Nhật Áo tại Thành Đại Phản (大阪城, Ōsaka-jō), và ngay chính tại đây, Nhật Áo bị xử tội cho ngựa kéo phanh thây. Từ tiền lệ này, vào năm 1630, tại Thành Giang Hộ (江戸城, Edo-jō) cũng diễn ra cuộc đối luận giữa hai Phái Thân Diên (身延派) thuộc Phái Thọ Nhận và Phái Trì Thượng (池上派) thuộc Phái Không Thọ Nhận; và nhóm Nhật Thọ (日樹) của phái sau đã bị xử tội đày ải đi xứ xa. Sự phân liệt giữa hai phái này ở các vùng Quan Tây (關西, Kansai) và Quan Đông (關東, Kantō) cũng tượng tợ như sự phân liệt thành hai phe đông và tây của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) bên Tịnh Độ Tông vậy. Vào năm 1655, Chính Quyền Mạc Phủ Giang Hộ giao phó dấu ấn đỏ quy định lãnh vức của chùa; nên càng gây khó khăn nhiều trong việc cúng dường. Vào tháng 4 bốn năm sau, Chính Quyền Mạc Phủ lại ra lệnh cấm Phái Không Nhận Không Cho xây dựng chùa. Chính nhóm Nhật Giảng (日講) và Nhật Thuật (日述) phản đối điều này, nên bị đày ải. Mãi đến năm 1941, hai phái mới hợp nhất lại với nhau, lấy tên là Bổn Hóa Chánh Tông (本化正宗); nhưng 5 năm sau thì lại phân ly, Phái Không Nhận Không Cho thì đổi tên thành Diệu Pháp Hoa Tông (妙法華宗), rồi 6 năm sau thì lấy lại tên cũ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập