Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhân Minh Thiên Hoàng »»
(道詮, Dōsen, 797-876): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, húy là Đạo Thuyên (道詮), xuất thân Võ Tàng (武藏, Musashi). Ông xuất gia với Thọ Nhân (壽仁, Junin) ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), học về Tam Luận với Huyền Diệu (玄耀, Genyō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và chuyên tu cả Mật Giáo. Vào năm 850, ông truyền giới Không Sát Sanh cho Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō). Năm 854, ông làm giảng sư cho Tối Thắng Hội (最勝會), và đến năm 857 thì tiến hành luận nghị trước mặt Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō) với tư cách là Tọa Chủ. Ông rất kính ngưỡng Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi), đến năm 859 thì nhận sắc chỉ trùng tu Đông Viện (東院, tức Mộng Điện [夢院]) của Pháp Long Tự. Năm sau, ông kiến lập Phước Quý Tự (福貴寺, Fukki-ji, tức Phú Quý Tự [富貴寺, Fūki-ji]) và lui về ẩn cư tại đây. Đến năm 864, ông được cử làm chức Quyền Luật Sư và trước khi qua đời thì được bổ nhiệm làm Luật Sư. Trước tác của ông có Châm Hối Mê Phương Ký (箴誨迷方記), Nhân Minh Tứ Chủng Tương Vi Nghĩa (因明四種相違義) 1 quyển, Quần Gia Tránh Luận Toát Yếu (群家諍論撮要), v.v., nhưng tất cả đều bị tán thất.
(恆寂, Kōjaku, 825-885): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tổ khai sơn Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji), húy là Hằng Tịch (恆寂), tục danh là Hằng Trinh (恆貞), thông xưng là Đình Tử Thân Vương (亭子親王), Hoàng Tử thứ 2 của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764); mẹ là Chánh Tử Nội Thân Vương (正子內親王). Vào năm 833, khi Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō, tại vị 833-850) tức vị thì ông làm Hoàng Thái Tử, nhưng đến năm 842, do vụ biến loạn Thừa Hòa (承和) xảy ra do âm mưu của nhóm Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa), nên ông bị phế truất ngôi vị Hoàng Thái Tử. Sau đó, ông lui về nhan cư ở Thuần Hòa Viện (淳和院), rồi đến năm 849 thì xuất gia và thọ đại pháp của hai bộ Thai Mật với Chơn Như (眞如). Năm 876, khi mẹ ông là Hoàng Hậu Chánh Tử cải đổi ly cung Tha Nga Viện của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823) để xây dựng Đại Giác Tự, ông trở thành vị Tổ khai sơn của chùa này.
(光孝天皇, Kōkō Tennō, tại vị 884-887): vị Thiên Hoàng sống vào đầu thời kỳ Bình An, Hoàng Tử thứ 4 của Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō), tên là Thời Khang (時康, Tokiyasu), còn gọi là Tiểu Tùng Đế (小松帝).
(續日本後紀, Shokunihonkōki): một trong Lục Quốc Sử (六國史), 20 quyển, gọi tắt là Tục Hậu Kỷ (續後紀). Sau bộ Nhật Bản Hậu Kỷ (日本後紀), đây là bộ sử thư được viết theo dạng biên niên trong vòng 18 năm (833~850) dưới thời Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō). Phụng sắc mệnh của Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō), nhóm Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa), Đằng Nguyên Lương Tướng (藤原良相, Fujiwara-no-Yoshimi), Bạn Thiện Nam (伴善男, Tomo-no-Yoshio), Xuân Trừng Thiện Thằng (春澄善繩) bắt đầu biên tập bộ này vào năm 855 (niên hiệu Tề Hành [齊衡] thứ 2) và hoàn thành vào năm 869 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 11).
(文德天皇, Montoku Tennō, tại vị 850-858): vị Thiên Hoàng sống vào đầu thời kỳ Bình An, Hoàng Tử thứ 1 của Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō), tên là Đạo Khang (道康, Michiyasu), còn gọi là Điền Ấp Đế (田邑帝).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập