Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhẫn Tánh »»
(鎌倉大佛, Kamakuradaibutsu): tức là Cao Đức Viện (高德院, Kōtoku-in), ngôi chùa của Phái Trấn Tây Nghĩa (鎭西義派), thuộc Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại số 4-2-28 Hase (長谷), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu núi là Đại Dị Sơn (大異山), sau đổi thành Sư Tử Hống Sơn (獅子吼山); hiệu chùa là Thanh Tịnh Tuyền Tự (清淨泉寺); người đời thường gọi là Chùa Đại Phật Liêm Thương. Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Theo quy định của chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương, Tịnh Quang (淨光, Jōkō) được phong làm Thánh Khuyến Tấn, rồi vào năm 1238 (Lịch Nhân [曆仁] nguyên niên), ông tiến hành xây dựng Điện Phật chùa, và đến năm 1243 thì làm lễ lạc thành chùa. Tiếp theo năm 1252 (Kiến Trường [建長] 4), ông tiến hành đúc tượng Phật A Di Đà Như Lai bằng đồng vàng thay cho tượng gỗ. Tương truyền vào mấy năm 1335 (Kiến Võ [建武] 2), 1369 (Ứng An [應安] 2), 1498 (Minh Ứng [明應] 7), Chánh Điện của chùa đã mấy lần bị gió cuốn bay; mãi cho đến cuối thời đại Thất Đinh, tượng Đại Phật trở thành nằm lộ thiên. Cao Đức Viện này ban đầu thuộc về Chơn Ngôn Tông, và Nhẫn Tánh (忍性, Ninshō) của Chơn Ngôn Luật Tông đã từng trú trì tại đây. Song đến thời đại Nam Bắc Triều, chùa lại thuộc về sự quản lý của Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) thuộc Lâm Tế Tông; và đến vào khoảng giữa thời đại Giang Hộ thì chùa được chuyển sang Tịnh Độ Tông.
(智海, Chikai, ?-1306): vị Tăng chuyên học cả Luật và Chơn Ngôn Tông, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương, húy là Trí Hải (智海), tự Tâm Tuệ (心慧), hiệu là Đạo Chiếu Phòng (道照房). Ông học Mật Giáo của hai dòng Dã Trạch (野澤) từ Hựu Tường (宥祥), Viên Hựu (圓祐) và Nguyên Du (元瑜). Rồi sau đó ông lại học thêm cả Giới Luật với Nhẫn Tánh (忍性) cũng như Hiến Tĩnh (憲靜) ở Cực Lạc Tự (極樂寺) vùng Liêm Thương. Vào năm 1269, vị Tướng Quân chấp quyền đương thời là Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki), nhân để cầu nguyện cho quân nhà Nguyên bại trận rút lui, đã cải đổi Dược Sư Đường thành Giác Viên Tự (覺園寺), và thỉnh mời ông đến làm vị Tổ khai sơn chùa này. Kể từ khi đến sống tại chùa này, ông chuyên tâm giảng nghĩa về Giới Luật, nên các bậc anh tài của Hiển lẫn Mật Giáo đều vân tập về đây. Trước tác của ông có Lưỡng Bộ Đại Kinh Giáo Chủ Sự (兩部大經敎主事) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập