Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhân Minh Học »»
(源信, Genshin, 942-1017): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời kỳ Bình An, xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara-ken [奈良縣]). Hồi nhỏ ông lên Tỷ Duệ Sơn, theo hầu Lương Nguyên (良源, Ryōgen), người sau này trở thành Tọa Chủ nơi đây, và đến năm 13 tuổi thì được cho thọ giới. Với tài năng học vấn ưu tú của mình, năm lên 33 tuổi ông đã nổi tiếng rồi, nhưng sau ông lại chán ghét danh lợi mà từ bỏ tất cả rồi sống ẩn tu. Sau đó ông lại được quan tâm nhờ trước tác liên quan đến Nhân Minh Học của lý luận Phật Giáo. Đến năm 44 tuổi, ông viết xong 3 quyển Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集). Chính từ đó bộ sách này được dùng làm kim chỉ nam kết duyên với Niệm Phật, nên chế ra 12 điều khởi thỉnh quy định mỗi tháng vào ngày 15 là ngày niệm Phật. Năm 62 tuổi, ông ủy thác cho đệ tử là Tịch Chiêu (寂昭, Jakushō) sang nhà Tống cầu pháp, và viết nên bộ Thiên Thai Tông Nghi Vấn Nhị Thập Thất Điều (天台宗疑問二十七條). Đến năm 64 tuổi, ông viết bộ Đại Thừa Đối Câu Xá Sao (大乘對倶舍抄), và năm sau thì trước tác bộ Nhất Thừa Yếu Quyết (一乘要決).
(勝虞, Shōgu, 732-811): tức Thắng Ngộ (勝悟, Shōgo), vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới hai thời đại Nại Lương và Bình An, húy Thắng Ngộ (勝悟) hay Thắng Ngu (勝虞), xuất thân vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]), họ Phàm Trực (凡直). Ông theo học Pháp Tướng và Duy Thức với Hành Cơ (行基, Gyōki), rồi theo hầu Tôn Ứng (尊應, Sonō) ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và rất tinh thông về Nhân Minh Học. Năm 793, trong lễ hội cúng dường tại Văn Thù Đường (文殊堂) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ông làm đạo sư rãi hoa. Đến năm 797, ông làm Luật Sư, trú tại Nguyên Hưng Tự. Vào năm 805, trong khi Hoàn Võ Thiên Hoàng (桓武天皇, Kammu Tennō) bị bệnh nặng, ông thuyết pháp cho nhà vua nghe, tương truyền nhà vua giác ngộ và từ đó trở đi phát nguyên không đi săn bắn nữa. Năm sau, ông được thăng chức Đại Tăng Đô. Môn đệ của ông có Hộ Mạng (護命, Gomyō), Từ Bảo (慈寳, Jihō), Thái Diễn (泰演, Taien), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập