Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhan Bính »»
(本朝新修徃生傳, Honchōshinshūōjōden): truyền ký về những người có dị tướng vãng sanh, được biên tập vào giữa thời đại Bình An, do Đằng Nguyên Tông Hữu (藤原宗友, Fujiwara-no-Munetomo), Quyền Trưởng Quan Kami vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino), soạn thuật, 1 quyển. Để phân biệt với Tân Tu Tịnh Độ Vãng Sanh Truyện (新修淨土徃生傳, gọi tắt là Tân Tu Vãng Sanh Truyện [新修徃生傳]) của Thanh Nguyên Vương Cổ (清源王古) nhà Tống, bản này có thêm vào hai chữ “Bản Triều (本朝)”. Năm thành lập được ghi rõ trong bài tựa là mồng 1 tháng 12 năm 1151 (Nhân Bình [仁平] nguyên niên). Trong số những trường hợp vãng sanh đuợc thâu lục trong tác phẩm này, người mất xưa nhất là Thế Duyên (勢緣, trong khoảng niên hiệu Thừa Bảo [承保, 1074-1077]) và người qua đời gần nhất là Đại Giang Thân Thông (大江親通, ngày 15 tháng 10 năm 1151), hơn 1 tháng rưỡi trước khi tác phẩm này ra đời. Tính cả Tăng lẫn tục, số lượng người được thâu lục là 41; nhưng có 9 truyện trùng lặp trong bản Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺徃生傳) đã ra đời trước. Đặc sắc của thư tịch này là về tầng lớp Phật tử tại gia thế tục, có cả hàng quý tộc thuộc trung và hạ tầng; hạnh nghiệp của người vãng sanh không chỉ giới hạn trong pháp môn Niệm Phật, mà còn có cả Mật Giáo. Năm sinh và mất của người biên tập không rõ; song hầu hết những người vãng sanh trong tác phẩm này được xem là đồng thời kỳ với ông; cho nên có thể nói rằng các truyền ký ấy là sử liệu đáng tin cậy. San bản có trong Sử Tịch Tập Lãm (史籍集覧) 19, phần Truyện Bộ của Tục Quần Thư Loại Tùng (續群書類從), Tục Tịnh Độ Tông Toàn Thư (續淨土宗全書) 6, Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (大日本佛敎全書), Nhật Bản Vãng Sanh Toàn Truyện (日本徃生全傳) 8, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 7.
(虛堂集, Kidōshū): 6 quyển, có lời bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân (林泉從倫), san hành vào năm đầu (1295) niên hiệu Nguyên Trinh (元貞) nhà Nguyên. Nguyên văn là Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đơn Hà Thuần Thiền Sư Tụng Cổ Hư Đường Tập (林泉老人評唱丹霞淳禪師頌古虛堂集, Rinsenrōjinhyōshōtankajunzenjijukokidōshū). Đây là tập thâu lục 100 tắc tụng cổ của Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) nhà Tống để làm kim chỉ nam cho hàng hậu học biện đạo. Từ các bài tụng cổ được thâu lục trong Đơn Hà Ngữ Lục (丹霞語錄), mỗi tắc có lời dạy chúng của Lâm Tuyền Lão Nhân, rồi được thêm vào trước ngữ cho cổ tắc do Đơn Hà nêu lên, kế đến thêm vào tụng cổ của Đơn Hà, cuối cùng có lời bình xướng của riêng tác giả. Bộ này bắt chước hình thức biên tập của Bích Nham Lục (碧巖錄) và Tùng Dung Lục (從容錄).
(空谷集, Kūkokushū): 6 quyển, san hành vào năm thứ 22 (1285) niên hiệu Chí Nguyên (至元), nguyên văn là Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Tụng Cổ Không Cốc Tập (林泉老人評唱投子清和尚頌古空谷集, Rinsenrōjinhyōshōtōsuseioshōjukokūkokushū). Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義清) thâu lục 100 tắc cơ duyên của cổ nhân, thêm vào lời tụng cổ cho mỗi tắc, sau đó Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) còn thêm vào lời dạy chúng và trước ngữ, kế đến Lâm Tuyền Tùng Luân (林泉從倫) ghi lời bình xướng; cho nên đây là tác phẩm có sự kết hợp của 3 Thiền tượng nổi tiếng, cũng tương tợ như Bích Nham Lục (碧巖錄) và Tùng Dung Lục (從容錄). San bản của Nhật có bản do Nhất Trinh (一貞) ở Hạo Đài Tự (皓臺寺), Trường Khi (長崎, Nagasaki) san hành vào năm thứ 3 (1654) niên hiệu Thừa Ứng (承應) và bản do Liên Sơn Giao Dịch (連山交易) ghi lời chú và san hành trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Hòa (天和, 1681-1684). Như Bích Nham Lục (碧巖錄) và Tùng Dung Lục (從容錄), nó là tập công án không được lưu hành ngoài đời, mà chỉ phổ biến trong phạm vi Thiền môn thôi. Ngoài ra, Tổ Đình Cảnh Long (祖庭景隆) có cho rằng có bộ Không Cốc Tập 30 quyển, nhưng độ tin cậy không có.
(瑯函、琅函): có 2 nghĩa khác nhau. (1) Từ mỹ xưng của hòm thư, hộp thư. Như trong bài thơ Lý Thị Tiểu Trì Đình (李氏小池亭) của Vi Trang (韋莊, 836-910) nhà Tiền Thục có câu: “Gia tàng hà sở bảo, thanh vận mãn lang hàm (家藏何所寶、清韻滿瑯函, nhà chứa vật báu gì, văn chương khắp hòm thư).” (2) Chỉ cho thư tịch của Đạo Giáo. Như trong tác phẩm Nghệ Lâm Phạt Sơn (藝林伐山), phần Tiên Kinh (仙經) của Dương Thận (楊愼, 1488-1559) nhà Minh có giải thích rằng: “Quỳnh Văn, Tảo Cấp, Lâm Triện, Lang Hàm, giai chỉ Đạo thư dã (瓊文、藻笈、琳篆、瑯函、皆指道書也, Quỳnh Văn, Tảo Cấp, Lâm Triện, Lang Hàm đều chỉ cho các thư tịch của Đạo Giáo).” Trong Hoa Nghiêm Đạo Tràng Khởi Chỉ Đại Lược (華嚴道塲起止大略, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1474), phần Tùy Châu Đại Hồng Sơn Toại Thiền Sư Lễ Hoa Nghiêm Kinh Văn (隨州大洪山遂禪師禮華嚴經文), có đoạn: “Nam Mô Tỳ Lô Giáo Chủ, Hoa Tạng từ tôn, diễn bảo kệ chi kinh văn, bố lang hàm chi ngọc trục, trần trần hỗn nhập, sát sát viên dung (南無毗盧敎主、華藏慈尊、演寶偈之經文、布琅函之玉軸、塵塵混入、剎剎圓融, kính lạy đức Giáo Chủ Tỳ Lô, đấng từ tôn Hoa Tạng, tuyên diễn kinh văn kệ báu, bày khắp cuộn ngọc hòm thư, nơi nơi thâu nhập, chốn chốn viên dung).” Hay trong Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đơn Hà Thuần Thiền Sư Tụng Cổ Hư Đường Tập (林泉老人評唱丹霞淳禪師頌古虛堂集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 67, No. 1304) quyển 5 lại có đoạn: “Ngọc trục lang hàm nghĩ phá đề, Phật ma ninh miễn lập giai thê, chỉ đề hoàng diệp tằng vi dụ, hà tất khu khu thủ ngộ mê (玉軸琅函擬破題、佛魔寧免立階梯、止啼黃葉曾爲喻、何必區區守悟迷, cuộn ngọc hòm thư nghĩ phá đề, Phật ma sao khỏi bậc thứ khoe, dừng thốt lá vàng làm thí dụ, đâu cần khư khư giữ ngộ mê).”
(如如居士, Nyonyo Koji, ?-1212): tức Nhan Bính (顔丙, Ganhei), vị cư sĩ của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, còn gọi là Đơn Hà Tiên Sinh (丹霞先生), xuất thân Thuận Xương (順昌, Tỉnh Phúc Kiến). Ông đến tham vấn Khả Am Huệ Nhiên (可庵慧然) ở Tuyết Phong Sơn (雪峰山) và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó, ông hoạt động giáo hóa ở trung tâm Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến) và cử xướng Thiền Tam Giáo Nhất Trí. Vào ngày 15 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Gia Định (嘉定), ông từ trần. Trước tác của ông hiện có Như Như Cư Sĩ Ngữ Lục (如如居士語錄) 15 quyển, Tam Giáo Đại Toàn Ngữ Lục (三敎大全語錄) 1 quyển.
(巢父): tên gọi của vị ẩn sĩ sống dưới thời nhà Nghiêu. Theo Cao Sĩ Truyện (高士傳), phần Sào Phủ của Hoàng Phủ Mật (皇甫謐, 215-282) nhà Tấn cho biết rằng: “Sào Phủ giả, Nghiêu thời ẩn nhân dã; sơn cư bất doanh lợi thế; niên lão, dĩ thọ vi sào nhi tẩm kỳ thượng, cố thời nhân hiệu viết Sào Phủ (巢父者、堯時隱人也、山居不營世利、年老、以樹爲巢而寢其上、故時人號曰巢父, Sào Phủ là ẩn sĩ dưới thời nhà Nghiêu; ông sống trong núi, không màng đến danh lợi trần thế; đến tuổi già ông lấy cây cao làm tổ mà ngủ trên đó, cho nên người đương thời gọi là Sào Phủ).” Ông đã từng từ chối ngôi vị Thiên tử của nhà Nghiêu. Câu chuyện ông dắt trâu lên uống nước ở dòng phía trên trong khi Hứa Do rửa tai ở dòng phía dưới đã trở thành điển cố nổi tiếng, xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, thi ca, v.v. Như trong Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Tụng Cổ Không Cốc Tập (林泉老人評唱投子青和尚頌古空谷集, CBETA No. 1303) có câu: “Hứa Do tẩy nhĩ, Sào Phủ khiên ngưu, phất tích thành ngấn, dục ẩn di lộ (許由洗耳、巢父牽牛、拂跡成痕、欲隱彌露, Hứa Do rửa tai, Sào Phủ dắt trâu, chùi dấu thành vết, muốn giấu càng lộ).”
(請益錄, Shinekiroku): 2 quyển, có bài tụng cổ của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺), lời bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀), san hành vào năm thứ 35 (1607) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Nguyên văn là Vạn Tùng Lão Nhân Bình Xướng Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Niêm Cổ Thỉnh Ích Lục (萬松老人評唱天童覺和尚拈古請益錄, Manshōrōjinhyōshōtendōkakuoshōnenkoshinekiroku). Đây là tập thâu lục 99 tắc công án, Vạn Tùng Hành Tú thêm vào niêm đề các Cổ Tắc Công Án của Chánh Giác những trước ngữ và lời bình xướng. Hình thức và nội dung của nó cũng giống như Tùng Dung Lục (從容錄). Điểm khác với Tùng Dung Lục là không có bài tụng và dạy chúng đối với mỗi tắc. Dưới thời nhà Tống không thấy có san hành, nhưng vào năm thứ 35 niên hiệu Vạn Lịch, Giác Hư Tánh Nhất (覺虛性一) hiệu đính và Sanh Sanh Đạo Nhân Từ Lâm (生生道人徐琳) cho san hành.
(從容錄, Shōyōroku): còn gọi là Tùng Dung Am Lục (從容菴錄, Shōyōanroku), nguyên bản là Vạn Tùng Lão Nhân Bình Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Tụng Cổ Tùng Dung Am Lục (萬松老人評天童覺和尚頌古從容菴錄, Manshōrōjinbyōtendōkakuoshōjukoshōyōanroku), 6 quyển, bản tụng cổ của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) nhà Tống, có lời bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀), san hành vào năm thứ 17 (1224) niên hiệu Gia Định (嘉定). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), Hoằng Trí Chánh Giác tiến hành biên tập 100 tắc công án của chư vị cổ đức, trong đó 11 tắc là tụng cổ của bản thân ông. Về sau, trong khoảng thời gian ẩn cư nhàn hạ tại Tùng Dung Am (從容菴) trong khuôn viên Báo Ân Tự (報恩寺) ở Yến Kinh (燕京, Phố Bắc Kinh), vào năm thứ 6 (1223) niên hiệu Gia Định nhà Nam Tống, Vạn Tùng Hành Tú đi theo vua Thái Tổ thân chinh Tây Vức, thể theo lời thỉnh cầu của Trạm Nhiên Cư Sĩ Gia Luật Sở Tài (湛然居士耶律楚材), có thêm vào trong phần Hoằng Trí Tụng Cổ những lời dạy chúng, bình xướng, trước ngữ, lấy tên am thất của minh đặt tên cho bộ sách này là Tùng Dung Lục. Bản hiện tại có 6 quyển được trùng san vào năm thứ 35 (1607) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Cùng với Bích Nham Lục (碧巖錄), bộ này được lưu hành rộng rãi trong Thiền lâm; các bài tụng cổ trong đó có phong cách rất cao. Đối xứng với Bích Nham Lục được dùng rộng rãi trong Lâm Tế Tông, Tùng Dung Lục được dùng rất phổ biến trong Tào Động Tông để cử xướng tông phong. Cho nên có bộ Thiên Đồng Giác Hòa Thượng Tụng Cổ Báo Ân Lão Nhân Trước Ngữ (天童覺和尚頌古報恩老人著語) 2 quyển do Linh Thoại (靈瑞) ở Vạn Tùng Tự (萬松寺, Manshō-ji), thành phố Danh Cổ Ốc (名古屋, Nagoya) Nhật Bản ghi lời bình xướng. Bản lưu bố có Tăng Quan Hoằng Trí Thiền Sư Tụng Cổ (増冠宏智禪師頌古) do Cổ Điền Phạn Tiên (古田梵仙) bổ chú san hành vào tháng 6 năm thứ 19 (1886) niên hiệu Minh Trị (明治). Sách chú giải chủ yếu có Tụng Cổ Xưng Đề (頌古稱提) của Diện Sơn (面山), Tùng Dung Lục Biện Giải (從容錄辨解) của Thiên Quế (天桂), Tiếp Tuy Lục (接觜錄) của Đỉnh Tam (鼎三), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập