Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nguyên Chính »»
(野中兼山, Nonaka Kenzan, 1615-1664): quan Lão Trung của Phiên Thổ Tá (土佐, Tosa-han), Nho gia Nam Học và là chính trị gia, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; tên là Chỉ (止); tự Lương Kế (良繼); thông xưng là Truyền Hữu Vệ Môn (傳右衛門); hiệu Kiêm Sơn (兼山); thân phụ là Dã Trung Lương Minh (野中良明). Năm lên 13 tuổi, ông quen biết với Tiểu Thương Thiểu Giới (小倉少介) của Phiên Thổ Tá; rồi nhờ người này làm môi giới, ông đến làm rễ nhà Dã Trung Trực Kế (野中直繼), quan Phụng Hành của Phiên; và năm lên 15 tuổi thì ra làm quan với tên là Lương Kế. Vào năm 1636 (Khoan Vĩnh [寛永] 13), khi dưỡng phụ Trực Kế qua đời, ông kế thừa sự nghiệp của dòng họ Dã Trung, làm chức Phụng Hành. Phiên chủ là Trung Nghĩa (忠義) hạ lệnh cho ông tiến hành cải cách chính trị của Phiên và ông đã góp công lớn trong việc kiến thiết đê điều, khai thác tài nguyên thiên nhiên của Phiên để tăng sản lượng gạo thóc, v.v. Hơn nữa, ông còn cho du nhập các loại thực vật, cá giống cũng như kỷ thuật bắt cá voi, làm đồ gốm, nuôi ong, v.v.; nhờ vậy, nền tài chính của Phiên chuyển sang hướng tốt. Năm 1656 (Minh Lịch [明曆] 2), Phiên chủ Trung Nghĩa lui về ẩn cư, Trung Phong (忠豐) lên thay thế. Đến năm 1663 (Khoan Văn [寛文] 3), do vì bất mãn với chính sách của Kiêm Sơn, thông quan quan Gia Lão Thâm Vĩ Xuất Vũ (深尾出羽), nhóm Dựng Thạch Nguyên Chính (孕石元政), Sanh Câu Mộc Công (生駒木工) đề xuất bản trạng hạch tội. Cho nên, Kiêm Sơn bị thất cước, lui về bế quan ở vùng Túc Mao (宿毛) và năm sau thì ông qua đời.
(日中, Nicchū, 1630-1701): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu và giữa thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Trung (日中); tự Tỉnh Kỷ (省己), hiệu Chánh Trú Viện (正住院), Đồng Quảng (同廣). Ông là người học rộng hiểu nhiều, có tài về văn chương cũng như Hán Thi; có mối thâm giao với Nguyên Chính (元政) ở Thoại Quang Tự (瑞光寺) vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa), Sơn Thành (山城, Yamashiro). Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Lộc (元祿, 1688-1704), ông sáng lập ra Khê Thiệt Luật Viện (溪舌律院) ở Thân Diên Sơn (身延山) và chuyên hành trì luật Pháp Hoa. đến cuối đời ông trở về Diệu Pháp Tự (妙法寺).
(勝尾寺, Katsuō-ji): ngôi chùa của Chơn Ngôn Tông thuộc Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), hiện tọa lạc tại 2914-1 Aomatani (粟生間谷), Minoo-shi (箕面市), Ōsaka-fu (大阪府), hiệu núi là Ứng Đảnh Sơn (應頂山), nơi tham bái hành hương thứ 23 trong số 33 nơi tham bái chính ở vung Tây Quốc (西國, Saikoku). Tên chính thức của chùa là Ứng Đảnh Sơn Thắng Vĩ Tự (應頂山勝尾寺); còn gọi là Di Lặc Tự (彌勒寺). Tương truyền ban đầu hai người con song sinh của Đằng Nguyên Chính Phòng (藤原政房, Fujiwara-no-Munefusa) là Thiện Trọng (善仲) và Thiện Toán (善算) dựng một ngôi thảo am gần bên thác Ky Diện (箕面) vào năm 727 (niên hiệu Thần Quy [神龜] thứ 4) mà tu hành. Đến năm đầu (765) niên hiệu Thiên Bình Thần Hộ (天平神護), vị Hoàng Tử của Quang Nhân Thiên Hoàng (光仁天皇, Kōnin Tennō) là Khai Thành (開成) mới vào núi hầu hạ hai vị Thượng Nhân này. Sau khi thầy qua đời, thể theo di chí của thầy, ông sao chép lại 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã, rồi đem chôn xuống đất, phía trên dựng ngôi nhà hình lục giác. Vào năm thứ 8 (777) niên hiệu Bảo Quy (寶龜), Khai Thành dựng lên nơi đây ngôi Đại Giảng Đường, lấy tên gọi là Di Lặc Tự. Về bức tượng bổn tôn Thập Nhất Diện Thiên Thủ Quan Thế Âm Bồ Tát (十一面千手観世音菩薩) hiện vẫn còn truyền thuyết lưu lại. Từ ngày khai sơn chùa trở đi, Hoàng Tử đã cất công tìm kiếm những bậc thầy tạc tượng Phật, nhưng bỗng một hôm ông thấy một vị Tỳ Kheo tên là Diệu Quán (妙觀) dẫn theo 18 vị đồng tử đến và bảo rằng muốn tạc tượng thờ. Vì thế vào ngày 18 tháng 7 năm 780 thì bắt đầu công việc và đến ngày 18 tháng 8 thì hoàn thành xong công việc tạc tượng bổn tôn. Như vậy từ khi khởi công cho đến khi làm xong chỉ mất tròng vòng 1 tháng và đều khởi đầu cũng như kết thúc bằng ngày 18, nên ngày tế lễ cúng dường đức Quan Âm cũng được bắt đầu vào ngày này. Về sau, Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) đến đây tham bái, rồi ban sắc ngạch cho chùa, và đổi tên chùa cho đến ngày nay. Trong cuộc chiến loạn năm Nguyên Bình (源平), đại bộ phận đường tháp của chùa bị cháy rụi, nhưng sau đó thì được Tướng Quân Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo) cúng dường, rồi Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) hỗ trợ; nên ngôi chùa lại được phục hưng và long thạnh một thời gian dài. Bảo vật của chùa có 1 quyển Pháp Hoa Kinh được viết bằng mực đen trên giấy bồi, tượng Dược Sư Như Lai bằng gỗ.
(圓仁, Ennin, 794-864): vị tổ của Phái Sơn Môn (山門派) thuộc Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, người vùng Hạ Dã (下野, Shimotsuke, thuộc Tochigi-ken [栃木縣]), tục danh là Nhâm Sanh (壬生). Lúc lên 9 tuổi, ông theo học với Quảng Trí (廣智, Kōchi), nhưng sau xuất gia với Tối Trừng. Sau khi thọ giới lúc 23 tuổi, ông khép mình ẩn tu trong núi suốt 12 năm trường, đến năm 35 tuổi mới đến giảng thuyết về Pháp Hoa ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), rồi tuyên dương diệu nghĩa của kinh này ở Tứ Thiên Vương Tự (四天王寺, Shitennō-ji), và tiến hành bố giáo ở địa phương phía bắc. Sau đó, ông lại trở về núi, ẩn cư ở vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa) mà tu luyện trong vòng 3 năm. Vào lúc 42 tuổi, ông nhận được chiếu chỉ sang nhà Đường cầu pháp, nhưng phải lưu lại Thái Tể Phủ 2 năm; mãi cho đến năm 838 ông mới có thể rời Nhật, sang vùng Dương Châu (楊州, thuộc Tỉnh Giang Tô ngày nay) của Trung Quốc được. Trong thời gian trú tại Khai Nguyên Tự (開元寺), ông có học Tất Đàm với Tông Duệ (宗叡) và Mật Giáo với Toàn Nhã (全雅). Vì không có được sự hứa khả cho nhập quốc, nên năm sau ông dự định trở về nước song không được, vì thế ông phải phiêu lãng đến Pháp Hoa Viện (法華院) ở Huyện Văn Đăng (文登), thuộc vùng Đăng Châu (登州). Sau ông được Tướng Quân Trương Vịnh (張詠) giúp cho xin được điệp trạng nhập quốc, và cuối cùng vào năm 840 ông mới bắt đầu đi đến Ngũ Đài Sơn. Giữa đường ông gặp Tiêu Khánh Trung (蕭慶中) truyền cho yếu chỉ của Thiền, rồi Chí Viễn (志遠) và Huyền Giám (玄鑑) truyềncho diệu chỉ của Chỉ Quán; kế đến ông đến tham bái linh địa của Văn Thù và được truyền thọ hành pháp của Niệm Phật TamMuội. Sau ông đến Trường An, học được Kim Cang Giới ở Nguyên Chính (元政) của Đại Hưng Thiện Tự (大興善寺), Thai Tạng Nghi Quỹ ở Pháp Toàn (法全) của Huyền Pháp Tự (玄法寺), Tất Đàm ở Bảo Nguyệt Tam Tạng (寳月三藏), và Thiên Thai Diệu Nghĩa ở Tông Dĩnh (宗穎) của Lễ Tuyền Tự (醴泉寺). Sau 10 trường lưu học và cầu pháp ở Trung Quốc, năm 847 ông trở về nước. Bộ Nhập Đường Cầu Pháp Tuần Lễ Hành Ký (入唐求法巡禮行記) gồm 4 quyển của ông, đã ghi lại tất cả hành trạng và những kiến văn của ông trong suốt thời gian 10 năm này. Ông đã mang về nước một số kinh luận sớ gồm 589 bộ và 802 quyển. Năm sau, ông trở về Tỷ Duệ Sơn, nhậm chức Truyền Đăng Đại Pháp Sư và khai sáng nên Pháp Hoa Tổng Trì Viện (法華總持院), rồi đến năm 854 thì làm Tọa Chủ của Diên Lịch Tự. Đây là chức Tọa Chủ đầu tiên được công xưng. đệ tử của ông có những bậc anh tú tài ba như An Huệ (安慧, Anne), Huệ Lượng (慧亮, Eryō), Lân Chiêu (憐昭, Renshō), Tương Ưng (相應, Sōō), Biến Chiêu (遍昭, Henjō), An Nhiên (安然, Annen), v.v. Các trước tác của ông để lại cho hậu thế có Kim Cang Đảnh Kinh Sớ (金剛頂經疏) 7 quyển, Tô Tất Địa Kinh Sớ (蘇悉地經疏) 7 quyển, Hiển Dương Đại Giới Luận (顯揚大戒論) 8 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập