Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngưu Đầu Mã Diện »»
(地府): còn gọi là Âm Tào Địa Phủ (陰曹地府), chỉ dưới lòng đất, tên gọi khác của Địa Ngục. Tại Trung Quốc, phần lớn các điển tịch thần thoại cổ đại cũng như của Phật Giáo đều có đề cập đến tên gọi Âm Tào Địa Phủ. Người dân Trung Quốc chia thế giới vạn vật làm hai cực: đó là học thuyết âm dương, là thành phần quan trọng của học thuyết cổ đại Trung Quốc; như Trời (dương) và Đất (âm), nam (dương) và nữ (âm), mặt trời (dương) và mặt trăng (âm). Hơn nữa, tại Trung Quốc còn có học thuyết Ba Cõi: trên trời, con người và địa ngục. Họ cho rằng mỗi con người đều có linh hồn, 3 hồn hay 7 hồn. Sau khi con người chết đi, trước hết sẽ đọa xuống cõi Âm Tào Địa Phủ để chịu sự xét xử, thọ nhận quả báo, hình phạt; được vị phán quan cõi âm là Diêm La Vương (閻羅王) phán xét. Nếu ai trên dương gian làm việc thiện, tu nhân tích đức, sẽ đắc đạo thành tiên, sanh về cõi trời, được trường sanh bất tử. Nếu người chuyên làm việc ác, sẽ bị trừng phạt trong 18 tầng Địa Ngục dưới Âm Phủ. Người trung quốc xưa cho rằng trên trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế chưởng quản, ở phương Tây có Phật Tổ Như Lai, trên đời có Hoàng Đế cai trị; còn cõi âm thì có Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) cũng như các vua khác chủ quản. Theo truyền thuyết, người chưởng quan tối cao cõi Địa Phủ là Thiên Tề Nhân Thánh Đại Đế (天齊仁聖大帝), cai quản toàn thể sanh linh vạn vật. Kế đến là Bắc Âm Phong Đô Đại Đế (北陰酆都大帝). Sau đó có các Quỷ Đế (鬼帝, vua quỷ) ở 5 phương: Đông Phương Quỷ Đế Thái Uất Lũy (東方鬼帝蔡鬱壘), còn gọi là Thần Trà (神荼), cai quản Quỷ Môn Quan (鬼門關) ở Đào Chỉ Sơn (桃止山); Tây Phương Quỷ Đế Triệu Văn Hòa (西方鬼帝趙文和), còn gọi là Vương Chân Nhân (王真人), cai quản Ba Trủng Sơn (嶓塚山); Bắc Phương Quỷ Đế Trương Hành (北方鬼帝張衡), còn gọi là Dương Vân (楊雲), cai quản La Phong Sơn (羅酆山); Nam Phương Quỷ Đế Đỗ Tử Nhân (南方鬼帝杜子仁), cai quản La Phù Sơn (羅浮山); Trung Ương Quỷ Đế Chu Khất (中央鬼帝週乞), còn gọi là Khể Khang (稽康), cai quản Bão Độc Sơn (抱犢山). Bên dưới là 6 vị trời La Phong (羅酆), tức là những vị Thủ Cung Thần (守宮神), gồm: Trụ Tuyệt Âm Thiên Cung (紂絕陰天宮), Thái Sát Lượng Sự Tông Thiên Cung (泰煞諒事宗天宮), Minh Thần Nại Phạm Võ Thành Thiên Cung (明晨耐犯武城天宮), Điềm Chiêu Tội Khí Thiên Cung (恬昭罪氣天宮), Tông Linh Thất Phi Thiên Cung (宗靈七非天宮), Cảm Ty Liên Uyển Lũ Thiên Cung (敢司連宛屢天宮). Tuy nhiên, truyền thuyết cho rằng chốn Âm Tào Địa Phủ là do Thập Điện Diêm La Vương (十殿閻羅王) thống quản: Tần Quảng Vương (秦廣王), Sở Giang Vương (楚江王), Tống Đế Vương (宋帝王), Ngũ Quan Vương (五官王), Diêm La Vương (閻羅王), Bình Đẳng Vương (平等王), Thái Sơn Vương (泰山王), Đô Thị Vương (都市王), Biện Thành Vương (卞城王), Chuyển Luân Vương (轉輪王). Dưới Thập Điện Diêm La Vương còn có các vị thần khác như Thủ Tịch Phán Quan Thôi Phủ Quân (首席判官崔府君), Chung Khôi (鍾魁), Hắc Bạch Vô Thường (黑白無常), Ngưu Đầu Mã Diện (牛頭馬面), Mạnh Bà Thần (孟婆神), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập