Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngũ Tánh Các Biệt »»
(十住心論, Jūjūshinron): 10 quyển, gọi cho đủ là Bí Mật Mạn Đà La Thập Trụ Tâm Luận (秘密曼陀羅十住心論), một trong những trước tác đại biểu của Không Hải (空海, Kūkai), là thư tịch thuật rõ toàn bộ hệ thống Chơn Ngôn Mật Giáo, được viết theo yêu cầu của sắc chỉ của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764) vào khoảng năm 830, được xem như là thư tịch lập giáo khai tông. Đây là trước tác chia tâm con người thành 10 giai đoạn, rồi phối trí tư tưởng đại biểu đương thời cho mỗi tâm ấy và cấu trúc thành hệ thống. Bộ sách chủ trương rằng chính Chơn Ngôn Mật Giáo là cảnh giới tối cao mà tâm con người có thể đạt đến được. Mười tâm ấy gồm:
(1) Dị Sanh Đê Dương Tâm (異生羝羊心, Dị Sanh là phàm phu, tâm cảnh bị chi phối theo bản năng ăn uống, tánh dục giống như con dê đực);
(2) Ngu Đồng Trì Trai Tâm (愚童持齋心, tâm cảnh của Phật tánh vốn có xưa nay được khai mở từng chút một, tiết chế tự kỷ và thực hành con đường luân lý đạo đức, là cảnh giới của Nho Giáo);
(3) Anh Đồng Vô Úy Tâm (嬰童無畏心, tâm cảnh sợ khổ não cõi người và mong cầu quả vui trên cõi Trời, là cảnh giới của triết học Ấn Độ và tư tưởng Lão Trang);
(4) Duy Uẩn Vô Ngã Tâm (唯蘊無我心, tâm cảnh Ngã là không và pháp Ngũ Uẩn cấu thành nên Ngã ấy hiện hữu, là cảnh giới của Thanh Văn trong Phật Giáo Nguyên Thủy);
(5) Bạt Nghiệp Nhân Chủng Tâm (拔業因種心, tâm cảnh thể hiện nghiệp, phiền não tiêu diệt nhờ quán Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng không có từ bi lợi tha, là cảnh giới của Duyên Giác trong Phật Giáo Nguyên Thủy);
(6) Tha Duyên Đại Thừa Tâm (他緣大乘心, từ đây trở về sau là tâm cảnh của Đại Thừa, tâm thường nghĩ đến việc cứu độ chúng sanh, nhưng vẫn chưa triệt để về lý Không, nên lập nên Ngũ Tánh Các Biệt, là cảnh giới của Duy Thức, Pháp Tướng Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(7) Giác Tâm Bất Sanh Tâm (覺心不生心, Thức cũng như cảnh đều không, dừng lại và chấm dứt ở mặt phủ định, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Tam Luận Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(8) Nhất Đạo Vô Vi Tâm (一道無爲心, hay còn gọi là Như Thật Tri Tự Tâm [如實自知心], Không Tánh Vô Cảnh Tâm [空性無境心], cảnh giới thể đắc lý thú Nhất Niệm Tam Thiên, Tam Đế Viên Dung, nhưng đó vẫn là cảnh giới của nhân từ Duyên Khởi, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Thiên Thai Tông trong Phật Giáo Đại Thừa);
(9) Cực Vô Tự Tánh Tâm (極無自性心, cảnh giới sự sự vô ngại, quán sát lý thú vô hạn trong tướng trạng của vạn hữu, là cảnh giới cực ý của Hiển Giáo, hết thảy đều quy về Không Vô Tướng, là cảnh giới của Trung Quán cũng như Hoa Nghiêm Tông trong Phật Giáo Đại Thừa); và
(10) Bí Mật Trang Nghiêm Tâm (秘密莊嚴心, cảnh giới phá tan chấp thủ về Không, biết rõ tận cùng tự tâm, thể nghiệm Pháp Thân Tự Nội Chứng, thực tại căn nguyên của Sắc Tâm Bất Nhị hay Vật Tâm Nhất Như, lấy ba bí mật của thân, miệng và ý để trang nghiêm quả vị tối cùng của Phật Tự Chứng, là cảnh giới của Chơn Ngôn Mật Giáo).
Tác phẩm giới thiệu nội dung giản lược của Thập Trụ Tâm Luận là bộ Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寶鑰), 3 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập