Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngũ Tạng »»
(五行): là quan niệm về vật chất của người Trung Quốc cổ đại, phần nhiều được dùng trong các phương diện triết học, y học cũng như bói toán; tức là 5 nguyên tố cần thiết vận hành giữa trời đất gồm Thủy (水), Hỏa (火), Mộc (木), Kim (金) và Thổ (土). Tên gọi khác của Ngũ Thường (五常, 5 yếu tố con người thường cần phải thực hiện) gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Người Trung Quốc co rằng tự nhiên được cấu thành bởi 5 yếu tố, tùy theo các yếu tố này mà thạnh suy, khiến cho tự nhiên sinh ra các biến hóa, có ảnh hưởng đến vận mạng của con người, đồng thời làm cho vũ trụ tuần hoàn không ngừng. Trong các kinh điển luận về Ngũ Hành, trước hết thấy xuất hiện trong Thượng Thư (尚書), phần Hồng Phạm (洪範) có nêu rõ rằng: “Ngũ Hành, nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ (五行、一曰水、二曰火、三曰木、四曰金、五曰土, Ngũ Hành, thứ nhất là Thủy, thứ hai là Hỏa, thứ ba là Mộc, thứ tư là Kim, thứ năm là Thổ).” Nguồn gốc của Ngũ Hành vốn phát xuất từ số của sách Hà Đồ (河圖), Lạc Thư (洛書); số 1, 6 là Thủy; 2, 7 là Hỏa; 3, 8 là Mộc; 4, 9 là Kim; 5, 10 là Thổ. Theo Hà Đồ, nếu xoay về bên trái thì tương sinh; theo Lạc Thư, nếu xoay về bên phải thì tương khắc. Như vậy Ngũ Hành tương khắc gồm có Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ Khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Ngũ Hành tương sinh là Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Năm yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với các truyền thống văn hóa Trung Quốc khác như phương vị, thiên can, địa chi, màu sắc, thời tiết, v.v. Xin liệt kê theo thứ tự các yếu tố Ngũ Hành, Ngũ Tài (五材), Ngũ Sắc (五色, 5 màu sắc), Ngũ Phương (五方), Ngũ Quý (五季, 5 mùa), Ngũ Thời (五時), Ngũ Tiết (五節), Ngũ Tinh (五星, 5 ngôi sao), Ngũ Thanh (五聲, 5 loại tiếng), Ngũ Âm (五音, 5 loại âm), Ngũ Tạng (五臟), Ngũ Phủ (五腑), Ngũ Chí (五志, 5 loại cảm xúc), Ngũ Quan (五官, 5 giác quan), Ngũ Giác (五覺, 5 loại cảm giác), Ngũ Dịch (五液, 5 loại chất dịch), Ngũ Vị (五味, 5 loại mùi vị), Ngũ Xú (五臭), Ngũ Khí (五氣), Ngũ Vinh (五榮), Ngũ Thú (五獸, 5 loại thú thần thoại), Ngũ Súc (五畜, 5 loại súc vật), Ngũ Cốc (五穀), Ngũ Quả (五果), Ngũ Thái (五菜), Ngũ Thường (五常), Ngũ Chính (五政), Ngũ Ác (五惡), Ngũ Hóa (五化), Thiên Can (千干), Địa Chi (地支). Kim thường đi với Kim, màu xanh, phương Đông, mùa xuân, buổi sáng, Tân Niên, Mộc Tinh (木星), tiếng kêu gọi, Giác, gan, mật, bực tức, mắt, màu sắc, nước mắt, chất chua, mùi hôi (của cừu, nai, v.v.), gân, móng, Thanh Long (青龍), con chó, lúa tẻ, trái Mận, rau Hẹ, Nhân, khoan dung, gió, sanh sản, Giáp và Ất, Dần và Mão. Hỏa đi với Hỏa, màu đỏ, phương Nam, mùa hè, giữa ngày, Thượng Tỵ (上巳, tiết hội của người Hán được tổ chức vào ngày Tỵ của thượng tuần tháng 3 Âm Lịch để cầu gió mát), Hỏa Tinh (火星), tiếng cười, Chưng, tim, ruột non, niềm vui, lưỡi, sự xúc chạm, mồ hôi, vị đắng, mùi khét, máu, mặt, Châu Tước (朱雀), con dê, thóc, trái Hạnh, rau Kiệu, Lễ, sự sáng suốt, sức nóng, sự trưởng thành, Bính và Đinh, Tỵ và Ngọ. Thổ đi với Thổ, màu vàng, phương giữa, giữa hè, xế chiều, Đoan Ngọ (端午, mồng 5 tháng 5 Âm Lịch), Thổ Tinh (土星), tiếng ca, Cung, lá lách, bụng, suy tư, miệng, mùi vị, nước dãi, vị ngọt, mùi hương thơm, thịt, môi, Hoàng Lân (黃麟) hay Đằng Xà (滕蛇), con bò, lúa, trái Táo, rau Quỳ, sự cung kính, ẩm thấp, biến hóa, Mậu và Kỷ, Thìn, Mùi, Tuất và Sửu. Kim đi với Kim, màu trắng, phương Tây, mùa Thu, mặt trời lặn, Thất Tịch (七夕, mồng 7 tháng 7 Âm Lịch), Kim Tinh, tiếng khóc, Thương, phổi, ruột già, sự đau buồn, mũi, hương thơm, nước mũi, vị đắng, mùi tanh, hơi, lông, Bạch Hổ (白虎), con gà, gạo, trái Đào, rau Hành, Nghĩa, sức mạnh, khô ráo, thâu lại, Canh và Tân, Giáp và Dậu. Thủy đi với Thủy, màu đen, phương Bắc, mùa Đông, giữa đêm, Trùng Dương (重陽, mồng 9 tháng 9 Âm Lịch, còn gọi là Trùng Cửu [重九]), Thủy Tinh (水星), tiếng rên rỉ, quả thận, bàng quang, sự lo sợ, lỗ tai, âm thanh, nước bọt miếng, vị mặn, mùi thối mục, xương, tóc, Huyền Võ (玄武), lợn, đậu, hạt dẻ, lá dâu, Trí, sự tĩnh lặng, lạnh lẽo, che giấu, Nhâm và Quý, Hợi và Tý.
(秘事法門, Hijihōmon): tên gọi của tập đoàn tín ngưỡng giả thác vào giáo nghĩa của Tịnh Độ Chơn Tông. Đó là Pháp Môn Che Giấu (御藏法門, Ngự Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Che Giấu Trong Đất (土藏法門, Thổ Tàng Pháp Môn), Pháp Môn Trong Nhà Kho (庫裏法門, Khố Lí Pháp Môn), Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), Pháp Môn Nội Pháp (內法法門, Nội Pháp Pháp Môn), Nội Chứng Giảng (內証講), Iwazu Giảng (いわず講), Pháp Môn Giờ Sửu (丑の時法門), v.v., vẫn tồn tại từ thời Trung Đại cho đến ngày nay. Khuynh hướng toàn thể có thể nói là tính bí mật, tính cưỡng ép, vốn có ảnh hưởng của Dòng Lập Xuyên (立川流) vốn cường điệu hóa cho rằng nam nữ hợp thể là Tức Thân Thành Phật (卽身成佛, thành Phật ngay chính nơi thân này), được thực hành từ khoảng đầu thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Người được xem như là Tổ của Pháp Môn Bí Sự có liên quan đến Chơn Tông là Thiện Loan (善鸞, Zenran), con của Thân Loan (親鸞, Shinran), đã bị phụ thân tuyệt tình vì chủ thuyết dị đoan. Tính chất bí mật trong tư tưởng của Thiện Loan như thế nào thì cũng không rõ lắm. Sau đó, trong điều thứ 18 của cuốn Cải Tà Sao (改邪鈔) do Giác Như (覺如, Kakunyo), Tổ đời thứ 13 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) trước tác dưới thời Nam Bắc Triều, có ghi rằng tà nghĩa vào thời ấy có Pháp Môn Trong Đêm (夜中法門, Dạ Trung Pháp Môn), cũng có người của Thánh Đạo Môn vốn phản đối Chơn Tông, mà tuyên thuyết giống như “Di Đà tự thân, duy tâm Tịnh Độ”. Lại nữa, trong bản Phản Cố Lí Thư (反故裏書) do Hiển Thệ (顯誓), cháu của Liên Như (蓮如, Rennyo), viết vào năm 1568 (Vĩnh Lộc [永祿] 11), cũng có đề cập rằng Như Đạo (如道[導], Nyodō), môn hạ của Giác Như, ở Đại Đinh (大町, Ōmachi), Việt Tiền (越前, Echizen) chủ trương Pháp Môn Bí Sự nên bị đuổi đi; rồi Đạo Tánh (道性) ở Hoành Việt (橫越, Yokogoshi), Như Giác (如覺, Nyokaku, Thành Chiếu Tự [誠照寺, Jōshō-ji]) ở Chinh Ốc (鯖屋, Sabaya), Trung Dã Phường Chủ (中野坊主, tức Tịnh Nhất [淨一], Chuyên Chiếu Tự [專照寺, Senshō-ji]) cũng cổ xúy pháp môn này, được gọi là “Chúng Tam Môn Đồ không lễ bái (三門徒拝まずの眾)” và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Dưới thời Trung Đại, thực tế Pháp Môn Bí Sự này được tiến hành như thế nào thì không rõ lắm. Đến thời Cận Đại, phần lớn pháp môn này bị chính quyền Mạc Phủ xử phạt, cấm đoán. Những vụ xét xử trứ danh nhất diễn ra ở kinh đô Kyoto, Nhiếp Tân (攝津, Settsu), Hà Nội (河內, Kawachi) vào năm 1757 (Bảo Lịch [寶曆] 7); ở Giang Hộ (江戸, Edo), Quan Đông (關東, Kantō), Áo Vũ (奥羽, Ōu) vào năm 1767 (Minh Hòa [明和] 4); ở Đại Phản (大阪, Ōsaka) vào năm 1788 (Thiên Minh [天明] 8); ở kinh đô Kyoto vào năm 1797 (Khoan Chính [寛政] 9), v.v. Mãi cho đến hiện tại, vẫn có những báo cáo về sự hiện hữu của Pháp Môn Bí Sự này; như trường hợp Nội Pháp Giáo Đoàn (內法敎團) ở địa phương Thủy Trạch Thị (水澤市, Mizusawa-shi) cũng như Đảm Trạch Quận (胆澤郡, Isawa-gun, thuộc Iwate-ken [岩手縣]); hay ở Mễ Nguyên Đinh (米原町, Maihara-chō, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]), v.v.
(嗣法): thuật ngữ của Thiền Tông, nghĩa là kế thừa pháp thống, dòng pháp; còn gọi là truyền pháp (傳法), từ tục (嗣續). Xưa kia, khi truyền pháp cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), lời phó chúc của đức Phật vẫn còn ghi lại trong khá nhiều tác phẩm của Thiền Tông như Truy Môn Thế Phổ (緇門世譜, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1603), Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 1, Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論, Taishō Vol. 51, No. 2080) quyển Hạ, Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1568) quyển 1, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 1, v.v., rằng: “Ngô dĩ thanh tịnh Pháp Nhãn, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu Chánh Pháp, tương phó ư nhữ, nhữ đương hộ trì (吾以清淨法眼、涅槃妙心、實相無相、微妙正法、將付於汝、汝當護持, ta lấy Pháp Nhãn thanh tịnh, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng không tướng, Chánh Pháp vi diệu, giao phó cho ngươi, ngươi hãy giữ gìn).” Dòng pháp thống này kéo dài mãi cho đến ngày nay, nối tiếp từ đời này sang đời khác, nên gọi là từ pháp. Nếu nói về nghĩa hẹp thì có nghĩa là đệ tử kế thừa giáo pháp của Thầy, nên có tên gọi là pháp từ (法嗣). Thông thường, khi truyền thừa giữa Thầy với trò, vị Thầy sẽ truyền trao cho trò sách kế thừa để làm vật chứng minh, nhưng người được truyền thừa chỉ giới hạn trong hàng ngũ Tăng sĩ xuất gia mà thôi. Trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 14 có đoạn: “Hoắc Sơn Hám Dư Xiêm Thiền Sư, Tây Sung Vương thị tử, tham biến tôn túc, mạt hậu nhập Tự Nhàn Hòa Thượng thất, thỉ từ pháp yên, xuất trú Tấn chi Hoắc Sơn (霍山憨余暹禪師、西充王氏子、參遍尊宿。末後入自閒和尚室、始嗣法焉、出住晉之霍山, Thiền Sư Hám Dư Xiêm ở Hoắc Sơn, là con nhà họ Vương ở Tây Sung, đi tham học khắp chư vị tôn túc, đến cuối cùng thì vào thất của Hòa Thượng Tự Nhàn, khi ấy mới được kế thừa dòng pháp, rồi trở ra trú tại Hoắc Sơn nhà Tấn).” Hay trong Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 82, No. 1571) quyển 87 có câu: “Cẩm Quan Thảo Đường Hống Nhất Đẳng Thiền Sư, Vinh Xương Vương thị tử, từ pháp vu Đạm Trúc Mật, trú Cẩm Quan Thảo Đường Tự (錦官草堂吼一等禪師、榮昌王氏子、嗣法于澹竹密、住錦官草堂寺, Thiền Sư Thảo Đường Hống Nhất Đẳng ở Cẩm Quan, là con của dòng họ Vương ở Vinh Xương, truyền pháp cho Đạm Trúc Mật, trú tại Thảo Đường Tự, Cẩm Quan).” Trong Phật Tổ Chánh Truyền Cổ Kim Tiệp Lục (佛祖正傳古今捷錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1595) có đoạn ghi về Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn như sau: “Hàm Hưởng trung, truyền pháp Lô Năng, thị tịch ư Cao Tông Thượng Nguyên nhị niên Ất Hợi, thọ thất thập hữu tứ, thụy viết Đại Mãn, từ pháp nhất thập tam nhân (咸亨中、傳法盧能、示寂於高宗上元二年乙亥、壽七十有四、諡曰大滿、嗣法一十三人, trong khoảng niên hiệu Hàm Hưởng [670-674], Tổ truyền pháp cho Huệ Năng, thị tịch vào năm Ất Hợi, niên hiệu Thượng Nguyên thứ 2 [675] đời vua Cao Tông, hưởng thọ 74 tuổi, thụy hiệu là Đại Mãn, kế thừa dòng pháp 13 người).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập