Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngũ Môn »»
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp Ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp Ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(久我通親, Kuga-no-Michichika): tức Nguyên Thông Thân (源通親, Minamoto-no-Michichika, 1149-1202), nhà quý tộc, công gia, chính trị gia sống vào đầu thời Liêm Thương, con của Nguyên Nhã Thông (源雅通, Minamoto-no-Masamichi), thuộc hàng cháu của Thôn Thượng Nguyên Thị (村上源氏, Murakami Genji); biệt danh là Thổ Ngự Môn Nội Đại Thần (土御門內大臣), Phi Tướng Quân (飛將軍), Nguyên Bác Lục (源博陸). Có thuyết cho rằng ông là thân phụ của Thiền Sư Đạo Nguyên (道元, Dōgen). Trong Tào Động Tông vẫn thường gọi ông là Cửu Ngã Thông Thân. Ông từng bài xích vị Quan Bạch Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane), người kết thân với Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo); giúp cho cháu ngoại Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇, Gotsuchimikado Tennō, tại vị 1464-1500) lên ngôi và nắm quyền thế. Ông có sở trường về Hòa Ca, có trước tác Cao Thương Viện Nghiêm Đảo Ngự Hạnh Ký (高倉院嚴島御幸記), v.v.
(頓悟眞宗金剛般若修行達彼岸法門眞訣, Tongoshinshūkongōhannyashugyōtatsuhiganhōmonshinketsu): 1 quyển, sách cương yếu thuộc hậu kỳ của Bắc Tông Thiền, được viết dưới dạng vấn đáp giữa Cư Sĩ Hầu Mạc Trần Diễm (候莫陳琰) và Thiền Sư Trí Đạt (智達), tuy nhiên theo lời tựa của vị Sắc Sứ Lệ Châu (棣州) Lưu Vô Đắc (劉無得) ghi ngày mồng 5 tháng 11 năm đầu (712) niên hiệu Tiên Thiên (先天) cho biết rằng cả hai là tục danh và pháp danh của cùng một nhân vật, ban đầu theo hầu vị Xà Lê An, sau theo học với Tú Hòa Thượng (秀和尚) và nhận được khẩu quyết; qua điểm này chúng ta có thể suy ra được rằng nó đồng loại với Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông Luận (大乘開心顯性頓悟眞宗論). Hơn nữa, tác phẩm này còn có mối quan hệ mật thiết với Sư Tư Thất Tổ Phương Tiện Ngũ Môn (師資七祖方便五門), Trích Cú Trừu Tâm Lục Chi Như Tả (摘句抽心錄之如左), Huệ Viễn Hòa Thượng Đốn Ngộ Đại Thừa Bí Mật Tâm Khế Thiền Môn Pháp (慧遠和尚頓悟大乘祕密心契禪門法), là tư liệu thuộc hậu kỳ của Bắc Tông Thiền đáng chú mục. Bản Đôn Hoàng có 3 loại S5533, P2799, P3922, nhưng bản nào cũng thiếu phần đuôi. Bản dịch tiếng Tây Tạng vẫn hiện tồn.
(後柏原天皇, Gokashiwabara Tennō, tại vị 1500-1526): vị Thiên Hoàng sống dưới thời đại Chiến Quốc, Hoàng Tử thứ nhất của Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇, Gotsuchimikado Tennō, tại vị 1464-1500), tên là Thắng Nhân (勝仁, Katsuhito).
(後嵯峨天皇, Gosaga Tennō, tại vị 1242-1246): vị Thiên Hoàng sống giữa thời Liêm Thương, vị Hoàng Tử của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, tại vị 1198-1210), tên là Bang Nhân (邦仁, Kunihito). Sau khi nhường ngôi cho Hậu Thâm Thảo Thiên Hoàng (後深草天皇, Gofukakusa Tennō, tại vị 1246-1259), ông làm Viện Chính.
(建仁寺, Kennin-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Nhân Tự thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Komatsu-chō (小松町), Higashiyama-ku (東山區), Phố Kyoto (京都), tên núi là Đông Sơn (東山). Vào năm 1202 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Nhân [建仁]), thể theo lời phát nguyện của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, 1195-1231), thí chủ Tướng Quân Nguyên Lại Gia (源賴家, Minamoto-no-Yorriie, 1182-1204) đã mời Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm tổ khai sơn và lấy niên hiệu mà đặt tên chùa. Vào năm 1205 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Cửu [元久]), chùa được hoàn thành, trở thành đạo tràng tu tập cho cả 3 tông Thiên Thai, Chơn Ngôn và Thiền. Về sau, vào năm 1265, kể từ thời Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) làm trú trì trở đi, nơi đây trở thành ngôi Thiền tự rất hưng thạnh, được liệt vào hàng Ngũ Sơn (五山, 5 ngôi chùa danh tiếng); và đến thời kỳ Thất Đinh (室町, Muromachi) thì có rất nhiều vị danh tăng rất giỏi về văn chương xuất hiện. Từ ngày thành lập về sau, chùa này đã mấy lần bị hỏa hoạn, đặc biệt là vào năm 1552 (năm thứ 21 niên hiệu Thiên Văn [天文]), do vì binh loạn nên chùa bị cháy hoàn toàn. Kiến trúc chùa hiện nay do Huệ Quỳnh (慧瓊, Ekei) của An Quốc Tự (安國寺, Ankoku-ji) phục hưng, gồm Sắc Sứ Môn (勅使門, thời đại Liêm Thương hậu kỳ), Phương Trượng (方丈, khoảng năm 1487), Điện Phật (佛殿, khoảng thời gian niên hiệu Minh Hòa [明和, 1764-1772]). Bảo vật của chùa có rất nhiều như các tranh Phong Thần, Lôi Thần của Biểu ốc Tông Đạt (俵屋宗達, Tawaraya Sōtatsu), tranh Trúc Lâm Thất Hiền Đồ (竹林七賢圖) của Hải Bắc Hữu Tùng (海北友松, Kaihō Yūshō) cũng như bút tích của Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧, Issan Ichinei), v.v.
(門跡, monzeki): nguyên lai đây là từ dùng để chỉ những di tích được đặc biệt quy định như Môn Tích của Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi, tức Không Hải [空海, Kūkai]), Môn Tích của Từ Giác Đại Sư (慈覺大師, Jikaku Daishi, tức Viên Nhân [圓仁, Ennin]), hay Môn Tích của Trí Chứng Đại Sư (智証大師, Chishō Daishi, tức Viên Trân [圓珍, Enchin]), v.v. Nhưng sau này tầng lớp Hoàng tộc xuất gia, chùa họ ở cũng được gọi là Môn Tích, đặc biệt còn dùng từ kính xưng như Ngự Môn Tích (御門跡). Vào năm 899, đầu tiên Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō) xuất gia và sống ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), và từ xưng hô Môn Tích có thể tìm thấy qua bộ Nguyên Bình Thạnh Suy Ký (源平盛衰記) hay Bình Gia Vật Ngữ (平家物語), được phát xuất từ đầu thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Còn Tự Viện Môn Tích là nơi Hoàng tộc cũng như con quan Nhiếp Chính đến xuất gia và cư trú, nơi có tư cách chùa tối cao và được mọi người tôn sùng tối đa. Đến thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1292-1573), Môn Tích trở thành ngôn từ thể hiện cách thức của tự viện; đến thời Mạc Phủ thì có đặt ra chức quan Môn Tích Phụng Hành (門跡奉行, Monzekibugyō) để quản lý việc chính trị liên quan đến các Tự Viện Môn Tích. Những Tự Viện Môn Tích dưới thời đại Thất Đinh gồm Nhân Hòa Tự (仁和寺), Đại Giác Tự (大覺寺), Tùy Tâm Tự (隨心寺), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Tam Bảo Viện (三寶院), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), An Tường Tự (安祥寺), Thiền Lâm Tự (禪林寺), Thắng Bảo Viện (勝寶院), Kim Cang Vương Viện (金剛王院), Bồ Đề Viện (菩提院), v.v., của Chơn Ngôn Tông; Viên Dung Viện (圓融院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Diệu Pháp Viện (妙法院) của Thiên Thai Tông; về phía Phái Tự Môn thì có Thánh Hộ Viện (聖護院), Thật Tướng Viện (實相院), Viên Mãn Viện (圓滿院); Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) có Nhất Thừa Viện (一乘院) và Đại Thừa Viện (大乘院); Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) có Đông Nam Viện (東南院), v.v. Ngoài ra, còn có Chiếu Cao Viện (照高院), Bình Đẳng Viện (平等院), Pháp Trú Tự (法住寺), Bản Giác Tự (本覺寺), v.v., cũng được xếp vào hạng Môn Tích. Trường hợp Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) cũng đã bao lần xin được xếp vào hạng chùa Chuẩn Môn Tích, và mãi đến năm 1559 mới được công nhận; sau đó, Chuyên Tu Tự (專修寺) ở vùng Cao Điền (高田) cũng được liệt vào hạng Chuẩn Môn Tích. Đến thời đại Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867), vào năm 1607, Tri Ân Viện (知恩院, Chion-in) được xếp vào hàng Tự Viện Môn Tích. Đến năm 1655, Luân Vương Tự (輪王院), Tư Hạ Viện (滋賀院) được liệt vào hạng Chùa Môn Tích. Dưới thời đại Giang Hộ, các Tự Viện Môn Tích được chế độ hóa rõ ràng, phân chia thành nhiều loại khác nhau như Cung Môn Tích (宮門跡), Thanh Hoa Môn Tích (清華門跡), Nhiếp Gia Môn Tích (攝家門跡), Chuẩn Môn Tích (准門跡, tức Hiếp Môn Tích [脇門跡, wakimonzeki]), v.v. Cung Môn Tích là những ngôi tự viện do các vị Thân Vương sống ở đó, gồm có Thánh Hộ Viện (聖護院), Luân Vương Tự (輪王院), Nhân Hòa Tự (仁和寺), Diệu Pháp Viện (妙法院), Chiếu Cao Viện (照高院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Tri Ân Viện (知恩院), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Nhất Thừa Viện (一乘院), Viên Dung Viện (圓融院), Mạn Thù Viện (曼殊院), Tỳ Sa Môn Đường (毘沙門堂), Viên Mãn Viện (圓滿院), v.v. Còn Nhiếp Gia Môn Tích là nơi do con của những vị công khanh đến xuất gia và trú ngụ, gồm Tùy Tâm Viện (隨心院), Tam Bảo Viện (三寶院), Đại Thừa Viện (大乘院), Đại Giác Tự (大覺寺), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), v.v. Còn như trường hợp Viên Mãn Viện, Thật Tướng Viện, Nhất Thừa Viện, v.v., được gọi là Công Phương Môn Tích (公方門跡). Các ngôi chùa Thanh Hoa Môn Tích có Khuyến Tu Tự, Tỳ Sa Môn Đường, v.v. Những ngôi chùa được xếp hạng Chuẩn Môn Tích có Đông Tây Bổn Nguyện Tự (東西本願寺), Chuyên Tu Tự (專修寺), Phật Quang Tự (佛光寺), Cẩm Chức Tự (錦織寺), v.v. Đến năm 1871, dưới thời Minh Trị (明治, Meiji), hiệu Môn Tích bị phế bỏ, nhưng sau đó thì được sử dụng lại cho đến ngày nay. Trong số các ngôi chùa Môn Tích này có chư tăng xuất gia, cũng có nhiều hạng người để phục dịch như Tăng quan; họ cũng xuống tóc xuất gia, mặc y phục tu sĩ nhưng mang đao kiếm, ăn thịt, có vợ con; lại có đại đồng tử, tiểu đồng tử, v.v. Chính vì tên gọi Môn Tích thể hiện toàn bộ tính cách ngôi chùa như thế nào, nên sau này mỗi khi dùng đến từ này (hay Môn Chủ), người ta còn ám chỉ đến vị Trú Trì chùa ấy nữa. Thêm vào đó, ngôi chùa nào có các vị Nội Thân Vương xuất gia và cư trú, cũng được xếp vào hạng Chuẩn Môn Tích. Về nguồn gốc phát sinh từ Môn Tích, có tác phẩm Môn Tích Truyện (門跡傳), 1 quyển, thuật lại rất chi tiết, đầy đủ. Thư tịch này ghi rõ lịch đại chư vị trú trì cũng như ngày tháng năm qua đời của họ ở các chùa Môn Tích. Không rõ ai là người biên tập nên tác phẩm này.
(五家): xem Ngũ Môn bên dưới.
(永光寺, Yōkō-ji): ngôi tự viện của Tào Động Tông, hiệu núi là Động Cốc Sơn (洞谷山); hiện tọa lạc tại số 11 Sakai-chō (酒井町), Hakui-shi (羽咋市), Ishikawa-ken (石川縣). Tượng thờ chính là Thích Ca Như Lai. Vào khoảng năm 1313 (Chánh Hòa [正和] 2), Ni Tổ Nhẫn (祖忍) phát tâm xây dựng chùa và cung thỉnh Thiền Sư Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) làm Tổ khai sơn. Kiến trúc già lam được chỉnh bị vào năm 1323 (Nguyên Hanh [元亨] 3). Đến năm 1339 (Lịch Ứng [曆應] 2), thể theo sự phát nguyện của hai Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) và Túc Lợi Trực Nghĩa (足利直義, Ashikaga Tadayoshi), ngôi Tháp Lợi Sanh ở tiểu quốc Năng Đăng (能登, Noto) được kiến lập tại chùa này. Sau vụ Loạn Ứng Nhân (應仁の亂, Ōnin-no-ran), thể theo sắc nguyện của Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇, Gotsuchimikado Tennō), chùa được tái kiến lại; nhưng trong vụ binh loạn vào năm 1579 (Thiên Chánh [天正] 7), chùa bị thiêu cháy hầu như toàn bộ, chỉ còn lại kiến trúc Ngũ Lão Phong (五老峰) của Khai Sơn Đường (開山堂) mà thôi. Về sau, Tiền Điền Lợi Gia (前田利家, Maeda Toshiie) cho xây dựng lại như cũ. Quần thể kiến trúc hiện tại được tái kiến dưới thời Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập