Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lục Triều »»
(懷風藻, Kaifūsō): tập Hán Thi tối cổ của Nhật Bản, 1 quyển, tương truyền do Đạm Hải Tam Thuyền (淡海三船, Oumi-no-Mifune) soạn, nhưng vẫn chưa rõ. Trong tập này có lời tựa ghi năm thứ 3 (751) niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寳). Là tập thơ thâu lục theo thứ tự niên đại 120 thiên thơ của 64 nhân vật từ thời Thiên Trí Thiên Hoàng (天智天皇, Tenji Tennō, tại vị 668-671) cho đến Thời Đại Nại Lương (奈良時代, 710-784), nó lưu truyền tinh hoa của cổ thi Nhật Bản vốn bắt chước thi phong thời Lục Triều của Trung Quốc.
(琪樹): có mấy nghĩa. (1) Chỉ cây ngọc nơi cảnh tiên. Như trong bài thơ Khốc Lý Thương Ẩn (哭李商隱) của Thôi Giác (崔玨, ?-?) nhà Đường có câu: “Ưng du vật ngoại phàn kì thọ, tiện trước nghê y thướng ngọc đàn (應遊物外攀琪樹、便著霓衣上玉壇, rong chơi tự tại vin cây ngọc, mặc áo nghê thường lên ngọc đàn).” Hay trong bài thơ Tương Du Mao Sơn (將游茅山) của Tát Đô Lạt (薩都剌, khoảng 1272-1355) nhà Nguyên lại có câu: “Thác kỵ bạch hạc phỏng Mao quân, kì thọ thu thanh cách dạ văn (錯騎白鶴訪茅君、琪樹秋聲隔夜聞, lỡ cỡi hạc trắng thăm Mao quân, cây ngọc đêm thu vẳng tiếng vang).” (2) Tên một loại cây. Như trong bài Kim Tùng Phú (金松賦) của Lý Đức Dụ (李德裕, 787-849) nhà Đường có câu: “Kì thọ dĩ thùy châu nhi thiện danh, kim tùng dĩ tiềm quýnh nhi mạc địch (琪樹以垂珠而擅名、金松以潛熲而莫覿, cây Kì nhờ rũ ngọc mà nổi danh, tùng vàng nhờ giấu lửa mà chớ gặp).” Hay trong Lục Triều Sự Tích (六朝事跡), phần Bảo Lâm Tự (寶林寺), của Trương Quách Di (張敦頤, 1772-1818) nhà Tống, cũng có câu: “Bảo Lâm Tự hữu Kì thọ, tại Pháp Đường tiền (寶林寺有琪樹、在法堂前, Bảo Lâm Tự có cây Kì, ở trước Pháp Đường).”
(泰山): còn gọi là Đại Tông (岱宗), Đại Sơn (岱山), Đông Nhạc (東嶽), là ngọn núi đứng đầu Ngũ Nhạc (五嶽), tọa lạc tại miền Trung của Tỉnh Sơn Đông (山東省), giáp giới với các tỉnh như Tề Nam (濟南), Trường Thanh (長清), Lịch Thành (歷城), Thái An (泰安), v.v., rộng khoảng hơn 400 dặm vuông, phía Đông là biển lớn, phía Tây tựa vào Hoàng Hà (黃河). Theo Thuật Dị Ký (述異記) của Nhiệm Phưởng (任昉, 460-508) thời Lục Triều (六朝, 220-589), dưới thời Tần (秦, 221-207 ttl.), Hán (漢, 202ttl.-220), truyền thuyết dân gian cho rằng Bàn Cổ (盤古) sau khi chết, đầu là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc (中岳), tay trái là Nam Nhạc (南岳), tay phải là Bắc Nhạc (北岳), chân là Tây Nhạc (西嶽). Đầu của Bàn Cổ hướng về phía Đông, nên hóa thành Đông Nhạc, vì vậy Thái Sơn trở thành đầu của Ngũ Nhạc. Trong 36 Động Thiên của Đạo Giáo, Thái Sơn được xếp vào hàng Động Thiên thứ hai. Đạo Giáo du nhập vào ngọn Thái Sơn này lúc nào, hiện tại vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, trong quyển 94 của Tấn Thư (晉書), Ẩn Dật Truyện (隱逸傳) có ghi rằng vào thời nhà Tấn (晉, 265-316) có Đạo Sĩ Trương Trung (張忠) vào ẩn cư trong Thái Sơn, vậy ta có thể biết được rằng ít nhất ông là vị Đạo Sĩ đầu tiên vào trong núi này. Về miếu vũ trên Thái Sơn, có Đại Nhạc Miếu (岱嶽廟) được kiến lập sớm nhất vào thời Bắc Ngụy (北魏, 386-543). Theo Thủy Kinh Chú (水經注) của Lịch Đạo Nguyên (酈道元, ?-527) nhà Bắc Ngụy cho biết rằng Đại Nhạc Miếu phân làm 3 miếu thượng, trung và hạ. Đến thời nhà Đường (唐, 618-907), cả ba ngôi đều được trùng tu, miếu trung được gọi là Đại Nhạc Quan (岱嶽觀), thế gian gọi là Lão Quân Đường (老君堂), là nơi được Hoàng Đế nhà Đường phái Đạo Sĩ đến thờ tự Thái Sơn Thần. Từ thời nhà Đường, Tống (宋, 960-1279) trở đi, trên Thái Sơn có nhiều công trình kiến trúc được tạo dựng như Thanh Đế Quan (青帝觀), Vương Mẫu Trì (王母池), Thăng Nguyên Quan (升元觀), Bích Hà Nguyên Quân Từ (碧霞元君祠), Ngọc Đế Quan (玉帝觀), Hội Chơn Cung (會眞宮), v.v. Đến thời nhà Minh (明, 1368-1644), Thanh (清, 1644-1912), Đạo Giáo trên Thái Sơn lại càng hưng thạnh hơn thêm và kéo dài cho đến hiện tại. Bên cạnh đó, các tự viện Phật Giáo cũng phát triển trên núi rất nhiều như Linh Nham Tự (靈岩寺), Phổ Chiếu Tự (普照寺), Hóa Quang Tự (光化寺), Tứ Thiền Tự (四禪寺), Song Tuyền Am (雙泉庵), Hàm Thảo Tự (銜草寺), v.v. Lịch đại chư vị đế vương đều tỏ vẻ vô cùng tôn sùng đối với Thái Sơn. Tương truyền xưa kia có xuất hiện 72 vị quân chủ, đều tập trung chư hầu trên núi này để tiến hành lễ tế trời đất gọi là Phong Thiền (封禪). Từ thời thượng cổ các đế vương như Vô Hoài Thị (無懷氏), Thần Nông Thị (神農氏), Viêm Đế (炎帝), Hoàng Đế (黃帝), Nghiêu (堯), Thuấn (舜), v.v., đều đã từng lên núi này hành lễ Phong Thiền, để tạ ơn chư vị thiên thần ủng hộ cho. Kể từ khi Tần Thỉ Hoàng (秦始皇, tại vị 246-210 ttl.) lên núi hành lễ này vào năm 219 trước Công Nguyên trở về sau, Tây Hán Võ Đế Lưu Triệt (西漢武帝劉徹, tại vị 141-87 ttl.), Đông Hán Quang Võ Đế Lưu Tú (東漢光武帝劉秀, tại vị 25-57), Chương Đế Lưu Đạt (章帝劉達, tại vị 75-88), An Đế Lưu Hộ (安帝劉戶, tại vị 106-125), Đường Cao Tông Lý Trị (唐高宗李治, tại vị 649-683), Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (唐玄宗李隆基, tại vị 712-756), Tống Chơn Tông Triệu Hằng (宋眞宗趙恆, tại vị 997-1022), v.v., cũng đã từng thân hành lên Thái Sơn làm lễ Phong Thiền. Như trong Sử Ký (史記), Phong Thiền Thư (封禪書) có đoạn: “Thử Thái Sơn đảnh thượng trúc đàn tế Thiên, báo Thiên chi công, cố viết Phong (此泰山頂上築壇祭天、報天之功、故曰封, trên đỉnh Thái Sơn dựng đàn tế Trời để báo đáp công Trời, gọi là Phong),” và “Thử Thái Sơn hạ tiểu sơn thượng trừ địa, báo Địa chi công, cố viết Thiền (此泰山下小山上除地、報地之功、故曰禪, dưới chân Thái Sơn, dọn dẹp sạch trên núi nhỏ để báo đáp công Đất, gọi là Thiền).” Bên cạnh đó, các thi hào, văn nhân qua các thời đại cũng rất kính ngưỡng Thái Sơn, như Khổng Tử (孔子, 552/551-479 ttl.) nhà Chu (周), Tào Thực (曹植, 192-232) nhà Ngụy (魏, 220-265), Tư Mã Thiên (司馬遷, 135-90 ttl.) nhà Hán, Lục Cơ (陸機, 261-303) nhà Tấn, Lý Bạch (李白, 701-762), Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường, Tô Triệt (蘇轍, 1039-1112) nhà Tống, v.v., đều có lưu lại những áng thi văn tuyệt hảo tán tụng về Thái Sơn. Trong Hàn Phi Tử (韓非子), chương Thập Quá (十過) có đoạn rằng: “Tích giả Hoàng Đế hợp quỷ thần ư Thái Sơn thượng, giá tượng xa nhi lục giao long, Tất Phương tinh hạt; Xí Vưu cư tiền, Phong Bá tấn tảo, Vũ Sư lệ đạo, hổ lang tại tiền, quỷ thần tại hậu, Đằng Xà phục địa, Phụng Hoàng phú thượng, đại hợp quỷ thần (昔者黃帝合鬼神於泰山之上、駕象車而六蛟龍、畢方並轄、蚩尤居前、風伯進掃、雨師灑道、虎狼在前、鬼神在後、騰蛇伏地、鳳皇覆上、大合鬼神, xưa kia Hoàng Đế tập hợp quỷ thần trên Thái Sơn, hộ vệ xe voi có sáu con thuồng luồng, quái điểu Tất Phương nâng trục xe, thú thần Xí Vưu ở phía trước, Thần Gió Phong Bá quét dọn đường, Thần Mưa Vũ Sư rưới sách đường, cọp sói ở trước, quỷ thần phía sau, Rắn Bay nép dưới đất, chim Phụng Hoàng núp trên không, các quỷ thần tập hợp rất đông).” Hay như trong Trang Tử (莊子), chương Tiêu Dao Du (逍遙遊) có câu: “Hữu điểu yên, kỳ danh vi bằng, bối nhược Thái Sơn, dực nhược thùy thiên chi vân (有鳥焉、其名爲鵬、背若泰山、翼若垂天之雲, có con chim, tên nó là bằng [đại bàng], lưng nó như núi Thái Sơn, cánh nó như đám mây che trời).” Như trong bài Phi Long Thiên (飛龍篇) của Tào Thực có đoạn miêu tả sự linh thiêng trên núi Thái Sơn rằng: “Thần du thái sơn, vân vụ yểu điệu, hốt phùng nhị đồng, nhan sắc tiên hảo, thừa bỉ bạch lộc, thủ y chi thảo, ngã tri chân nhân, trường quỳ vấn đạo (晨遊泰山、雲霧窈窕、忽逢二童、顏色鮮好、乘彼白鹿、手醫芝草、我知眞人、長跪問道, sớm dạo Thái Sơn, khói mây yểu điệu, chợt thấy hai trẻ, cỡi con hươu trắng, tay nắm cỏ chi, biết là chân nhân, quỳ xuống hỏi đường).” Trong ca dao Việt Nam thường có câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Từ đó, núi Thái Sơn to lớn, vĩ đại kia được ví cho công ơn của người cha đối với con.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập