Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngộ Đạt »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngộ Đạt








KẾT QUẢ TRA TỪ


Ngộ Đạt:

(悟達, Gotatsu, 811-883): vị cao tăng sống dưới thời nhà Đường, xuất thân Hồng Nhã (洪雅), Mi Châu (眉州, nay là Tỉnh Tứ Xuyên), họ Trần (陳), pháp danh Tri Huyền (知玄), tự Hậu Giác (後覺). Hồi nhỏ ông rất thích hình tượng Phật và hình ảnh chư tăng. Đến năm lên 7 tuổi, nhân đến nghe Pháp Thái (法泰) ở Ninh Di Tự (寧夷寺) giảng về Kinh Niết Bàn (涅槃經), đêm đó chợt mộng thấy đức Phật ở chánh điện chùa lấy tay xoa đầu mình. Đến năm 11 tuổi, ông theo xuất gia với Pháp Thái, chuyên nghiên cứu về Kinh Niết Bàn. Hai năm sau, ông vâng mệnh vị Thừa Tướng thăng đường thuyết pháp ở Đại Từ Tự (大慈寺) đất Thục, thính giả đến nghe lên đến cả vạn người, ai cũng mến phục trí tuệ của ông, bèn tôn xưng ông là Trần Bồ Tát. Sau ông theo Luật Sư Biện Trinh (辯貞) thọ Cụ Túc giới, rồi theo Pháp Sư An Quốc Tín (安國信) học về Duy Thức, và tự mình nghiên cứu thêm các kinh điển của những tông phái khác. Ông thường hận mình không thể thuyết kinh được bằng tiếng địa phương. Nhân tụng chú Đại Bi, cảm ứng được vị thần tăng thay lưỡi cho ông trong mộng; hôm sau khi thức dậy, tiếng nói thay đổi. Một thời gian lâu sau, ông ngao du lên kinh đô, gặp lúc vua Võ Tông đang mến mộ phép thuật thành tiên của các đạo gia, nhà vua mời ông cùng luận tranh với các đạo sĩ ấy. Ông biện tài lanh lợi, nói thẳng chẳng sợ, nhà vua tuy không thích lời nói của ông nhưng cũng rất vui lòng với kiến thức của ông. Đến thời vua Tuyên Tông, nhà vua mời ông vào cung nội giảng kinh, ban cho Tử Y, phong làm vị Thủ Tòa của Tam Giáo. Vua Ý Tông thường thân lâm đến nghe giảng kinh và ban cho tòa ngồi bằng gỗ trầm hương; do vì ông sanh tâm hoan hỷ nên sanh ra mụt nhọt có mặt người nơi đầu gối của nhiều đời oan nghiệp chất chồng, sau nhờ tôn giả Ca Nặc Ca (迦諾迦) giúp cho rửa sạch mụt ấy. Về sau ông xin trở về chùa cũ của mình, đến sống tại Đơn Cảnh Sơn (丹景山) thuộc Bành Châu (膨州). Khi vua Hy Tông đến viếng thăm đất Thục, có ban cho ông hiệu Ngộ Đạt Quốc Sư. Khá nhiều tầng lớp sĩ phu cùng giao du với ông, như Lý Thương Ẩn (李商隱) sau khi về vui thú điền viên, đã cùng sống với ông trong một thời gian rất lâu. Ông thị tịch vào năm thứ 3 (883) niên hiệu Trung Hòa (中和), hưởng thọ 73 tuổi đời và 54 hạ lạp. Trước tác của ông có Từ Bi Thủy Sám Pháp (慈悲水懺法) 3 quyển, Thắng Man Kinh Sớ (勝鬘經疏) 4 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Kim Cang Kinh Sớ (金剛經疏), v.v. Trong bài cung văn đầu Kinh Thủy Sám có đoạn: “Quốc Sư Ngộ Đạt, quyên trừ lụy thế chi khiên vưu, sự khải nhất thời, pháp lưu thiên cổ, soạn vi Thượng Trung Hạ tam quyển chi nghi văn, nhân thiên kính ngưỡng, sám ma thân khẩu ý Thập Ác chi tội nghiệp, phàm thánh quy sùng (國師悟達、蠲除累世之愆尤、事啟一時、法流千古、撰爲上中下三卷之儀文、人天敬仰、懺摩身口意十惡之罪業、凡聖皈崇, Quốc Sư Ngộ Đạt trừ sạch các oan khiên của nhiều đời, việc mở ra một lúc, pháp lưu lại muôn thưở, soạn thành văn nghi thức ba quyển Thượng Trung Hạ, người trời đều kính ngưỡng; sám hối tội nghiệp Mười Điều Ác của thân, miệng, ý, phàm thánh thảy quy sùng).” Trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyển 51, phần Tăng Chức Sư Hiệu (僧職師號) có câu: “Hiến Tông tứ Sa Môn Tri Huyền Ngộ Đạt Quốc Sư (憲宗賜沙門知玄悟達國師, vua Hiến Tông [tại vị 805-820] nhà Đường ban tặng cho Sa Môn Tri Huyền là Ngộ Đạt Quốc Sư).” Hay như trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) quyển 3, Truyện Đường Kinh Sư Mãn Nguyệt (唐京師滿月傳) cũng có câu: “Thời Ngộ Đạt Quốc Sư Tri Huyền, hiếu học Thanh Minh, lễ Nguyệt vi sư (時悟達國師知玄、好學聲明、禮月爲師, lúc bấy giờ Ngộ Đạt Quốc Sư Tri Huyền thích học về Thanh Minh, bèn bái Mãn Nguyệt làm thầy).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Nguyên lý duyên khởi


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...