Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nghiệp cảm »»
(地藏菩薩本願經): còn gọi là Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh (地藏本願經), Địa Tạng Bổn Hạnh Kinh (地藏本行經), Địa Tạng Bổn Thệ Lực Kinh (地藏本誓力經); gọi tắt là Địa Tạng Kinh (地藏經). Đây là kinh điển quan trọng tán dương nguyện lực cao cả, vĩ đại của Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) như có đề cập trong kinh là: “Địa Ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề (地獄未空誓不成佛、眾生度盡方證菩提, Địa Ngục chưa hết thề không thành Phật, chúng sanh độ sạch mới chứng Bồ Đề).” Kinh được thâu lục vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大藏經, Taishō Vol. 13, No. 412). Do vì nguyên lưu của kinh không được rõ ràng, sau khi được thâu lục vào Đại Tạng Kinh dưới thời nhà Minh (明, 1368-1662), học giả Phật Giáo hoài nghi rằng có bộ phận của kinh không phải do được truyền nhập từ Ấn Độ vào, mà do chế tác tại Trung Quốc. Về dịch giả, phần đầu kinh có ghi là “Đường Vu Điền Quốc Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà dịch (唐于闐國三藏沙門實叉難陀譯, Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà [s: Śikṣānanda, 529-645, tức Giới Hiền] của nước Vu Điền nhà Đường dịch).” Nhưng bản nhà Minh thì lại ghi là Pháp Đăng (法燈), Pháp Cự (法炬) dịch. Trên thực tế, dịch giả và niên đại dịch kinh này vẫn chưa xác định rõ. Như trong Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋敎錄, Taishō Vol. 55, No. 2154) do Trí Thăng (智昇) của Sùng Phước Tự (崇福寺) nhà Đường, cũng như Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) do Sa Môn Viên Chiếu (圓照) ở Tây Minh Tự (西明寺), Tây Kinh (西京) biên soạn, cho biết rằng Thật Xoa Nan Đà dịch được 19 bộ kinh điển, nhưng lại không thấy đề cập đến bộ kinh Địa Tạng này. Đại Sư Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) nhà Minh lại y cứ vào lời bạt đầu kinh mà cho là Thật Xoa Nan Đà dịch. Tuy nhiên, đại đa số các bản lưu thông thời nhà Minh lại ghi là do Pháp Đăng và Pháp Cự dịch. Trong khi đó, hai nhân vật này không rõ thuộc thời đại nào. Tại Việt Nam, bản thông dụng do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch cũng căn cứ vào bản Hán dịch của Pháp Sư Pháp Đăng. Kinh này được đề cập đến đầu tiên trong Địa Tạng Bồ Tát Tượng Linh Nghiệm Ký (地藏菩薩像靈驗記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1638), tác phẩm được thâu tập vào khoảng niên hiệu Đoan Củng (端拱, 988-989) nhà Bắc Tống, do Sa Môn Truyền Giáo Thường Cẩn (常謹) ghi lời tựa vào năm Kỷ Sửu (989) cùng niên hiệu trên. Bản này có trích dẫn nội dung của Phẩm Phân Thân Công Đức (分身功德品) và cho biết rằng Phạn bản của kinh được Sa Môn Trí Hựu (知祐) của Tây Ấn Độ mang đến Thanh Thái Tự (清泰寺), Trung Quốc vào khoảng niên hiệu Thiên Phước (天福, 936-948) của vua Cao Tổ Thạch Kính Đường (高祖石敬瑭, tại vị 936-942) nhà Hậu Tấn, thời Ngũ Đại. Thêm vào đó, tác phẩm Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục (三寶感應要略錄, Taishō Vol. 51, No. 2084) do Thích Phi Trọc (釋非濁) thâu lục, cũng có đề cập đến nội dung của Phẩm Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông (忉利天宮神通品), từ đó mới biết được rằng kinh này đã được lưu hành dưới thời Bắc Tống. Gần đây, tại Tây Hạ, người ta có phát hiện bản văn tiếng Tây Hạ của Địa Tạng Kinh Tàn Bản, và đây cũng là chứng cứ cho biết rằng trước thời nhà Tống, Kinh Địa Tạng đã được truyền vào Nhật Bản rồi. Về nội dung, kinh được hình thành bởi 13 phẩm chính:
(1) Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông Phẩm (忉利天宮神通品),
(2) Phân Thân Tập Hội Phẩm (分身集會品),
(3) Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên Phẩm (觀眾生業緣品),
(4) Diêm Phù Chúng Sanh Nghiệp cảm Phẩm (閻浮眾生業感品),
(5) Địa Ngục Danh Hiệu Phẩm (地獄名號品),
(6) Như Lai Tán Thán Phẩm (如來讚歎品),
(7) Lợi Ích Tồn Vong Phẩm (利益存亡品),
(8) Diêm La Vương Chúng Tán Thán Phẩm (閻羅王眾讚歎品),
(9) Xưng Phật Danh Hiệu Phẩm (稱佛名號品),
(10) Giảo Lượng Bố Thí Công Đức Duyên Phẩm (校量布施功德緣品),
(11) Địa Thần Hộ Pháp Phẩm (地神護法品),
(12) Kiến Văn Lợi Ích Phẩm (見聞利益品) và
(13) Chúc Lụy Nhân Thiên Phẩm (囑累人天品).
Các bản chú giải liên quan đến kinh có Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Khoa Văn (地藏本願經科文, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 382), 1 quyển, của Tần Khê Thanh Liên Đại Sư (秦谿青蓮大師); Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú (地藏本願經科註, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 384), 6 quyển, của Thanh Liên Bí Sô Linh Thừa (青蓮苾芻靈乘) ở Cổ Diêm Khuông Am (古鹽匡菴); Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Luân Quán (地藏本願經綸貫, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 383), 1 quyển, cũng do Thanh Liên Bí Sô Linh Thừa soạn, v.v. Đối với tín ngưỡng dân gian, Kinh Địa Tạng đóng vai trò quan trọng trong việc cầu siêu độ cho những vong linh thân nhân quá vãng. Cho nên, tại Việt Nam, vào dịp Lễ Vu Lan, Lễ Chung Thất Trai Tuần, lễ Húy Nhật, Đại Trai Đàn Chẩn Tế, v.v., kinh này được trì tụng rất phổ biến.
(聖眾): chủ yếu chỉ đức Phật, Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺), Thanh Văn (s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞), v.v. Tăng Nhất A Hàm (增壹阿含經, Taishō Vol. 2, No. 125) quyển 45 có nêu ra 6 hạng Thánh chúng, gồm: (1) Tu Đà Hoàn (s: srota-āpanna, p: sotāpanna, 須陀洹, hay Dự Lưu [預流]), (2) Tư Đà Hàm (s: sakṛd-āgāmin, p: sakad-āgāmin, 斯陀含, hay Nhất Lai [一來]), (3) A Na Hàm (s, p: anāgāmin, 阿那含, hay Bất Lai [不來]), (4) A La Hán (s: arhat, p: arahant, 阿羅漢), (5) Bích Chi Phật (s: pratyeka-buddha, 辟支佛), và (6) Phật. Trong Phật Thuyết Tôn Thắng Đại Minh Vương Kinh (佛說尊勝大明王經, Taishō Vol. 21, No. 1413) có đoạn rằng: “Quy mạng nhất thiết chư Phật, nhất thiết tôn pháp, nhất thiết Thánh chúng; hựu phục quy mạng đại bi Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (歸命一切諸佛、一切尊法、一切聖眾、又復歸命大悲觀自在菩薩摩訶薩, kính lễ hết thảy chư Phật, hết thảy giáo pháp, hết thảy Thánh chúng; lại thêm kính lễ đại bi Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát).” Hay trong Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận (釋淨土群疑論, Taishō Vol. 47, No. 1960) cũng có đoạn: “Do Tịnh Độ Nghiệp cảm sanh thời thục, Thánh chúng lai nghênh, quy thú Tịnh Độ, xả Ta Bà uế chất, thành Cực Lạc tịnh thân (由淨土業感生時熟、聖眾來迎、歸趣淨土、捨娑婆穢質、成極樂淨身, do đến lúc Nghiệp cảm sanh về cõi Tịnh Độ đã chín, Thánh chúng đến nghinh đón, quay về Tịnh Độ, bỏ chất nhơ nhớp chốn Ta Bà, thành thân trong sạch cõi Cực Lạc).”
(s: dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda, p: dvādasaṅga-paṭicca-samuppāda, 十二因緣): 12 loại nhân duyên sanh khởi, 12 điều kiện để cấu thành nên loại hữu tình, nói lên mối quan hệ nhân quả của cõi mê; còn gọi là Thập Nhị Chi Duyên Khởi (十二支緣起), Thập Nhị Nhân Duyên Khởi (十二因緣起), Thập Nhị Duyên Khởi (十二緣起), Thập Nhị Duyên Sanh (十二緣生), Thập Nhị Duyên Môn (十二緣門), Thập Nhị Nhân Sanh (十二因生), Thập Nhị Trùng Thành (十二重城), Thập Nhị Khiên Liên (十二牽連), Thập Nhị Luân Chuyển (十二輪轉), v.v. Theo Kinh A Hàm (阿含經), Thập Nhị Nhân Duyên là giáo nghĩa căn bản của Phật Giáo, gồm:
(1) Vô Minh (s: avidyā, p: avijjā, 無明), do vì căn bản của sự mê lầm là vô trí, nên không biết rõ thế giới quan cũng như nhân sinh quan đúng đắn của Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), Nhân Duyên (因緣), v.v.
(2) Hành (s: saṁskāra, p: saṅkhāra, 行) là hạnh nghiệp, hành vi thiện ác sai lầm do vì Vô Minh, cũng như hành vi ấy được phản tỉnh và trở thành sức mạnh tập quán.
(3) Thức (s: vijñāna, p: viññāṇa, 識) là nhận thức sanh khởi trên cơ sở của Vô Minh và Hành, hay còn là thức thể có năng lực tập quán theo Vô Minh và Hành; đặc biệt nó còn chỉ cho Kiết Sanh Thức (結生識) trong sát na đầu tiên khi mới vào bào thai mẹ.
(4) Danh Sắc (s, p: nāma-rūpa, 名色), Danh là cái thuộc về tinh thần, Sắc là cái thuộc về vật chất; tức là các pháp thuộc về vật chất cũng như tinh thần với tư cách là sở duyên của Thức; gồm 6 cảnh là Sắc (色), Thanh (聲), Hương (香), Vị (味), Xúc (觸), Pháp (法).
(5) Lục Xứ (s: saḍ-āyatana, p: salāyatana, 六處, hay Lục Nhập [六入]), gồm 6 khí quan xúc lực của cảm giác và tri giác là Nhãn (眼, mắt), Nhĩ (耳, tai), Tỷ (鼻, mũi), Thiệt (舌, lưỡi), Thân (身), Ý (意).
(6) Xúc (s: sparśa, p: phassa, 觸) là sự hòa hợp, tiếp xúc của 3 yếu tố là thức thể, Sáu Căn và Sáu Xứ; nhờ yếu tố Xúc này mà tác dụng nhận thức có mặt.
(7) Thọ (s, p: vedanā, 受) là tác dụng cảm thọ sanh khởi từ Xúc; nguyên lai từ này có nghĩa là tác dụng của lãnh vực nhận thức.
(8) Ái (s: tṛṣṇā, p: taṇhā, 愛) là căn bản dục vọng làm sanh khát vọng yêu thương với niềm vui và chán ghét khổ đau.
(9) Thủ (s, p: upādāna, 取) là hành vi chọn lọc như bỏ những gì đau khổ và chọn lấy những gì ái lạc.
(10) Hữu (s, p: bhava, 有) là sức mạnh tập quán sinh khởi thông qua việc chọn lọc được lập đi lập lại nhiều lần; hay là sự tồn tại với tư cách là tính cách, nhân cách.
(11) Sanh (s, p: jāti, 生) là cái sanh ra, có đầy đủ tính cách của Hữu;
(12) Lão Tử (s, p: jarā-maraṇa, 老死), sau khi sinh khởi, có đủ loại kinh nghiệm nhận thức và thọ nhận sự khổ đau, phiền não của già, chết.
Bên cạnh đó, xưa nay Thập Nhị Nhân Duyên được thuyết với tính cách nhân quả lưỡng trùng và có tên là Nghiệp cảm Duyên Khởi (業感緣起). Trong đó, thực chất Vô Minh, Hành—2 nhân của quá khứ—không khác gì với Ái, Thủ, Hữu—3 nhân của hiện tại; Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ—5 quả của hiện tại—cũng chẳng khác gì Sanh, Lão Tử—2 quả của tương lai; chỉ khác nhau qua tên gọi mà thôi, và tất cả đều sanh khởi trong một tâm. Hơn nữa, trong Đại Thừa có lập ra Ba Thừa, Thanh Văn Thừa (聲聞乘) thì ngộ nhờ lý Tứ Đế, Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道); Duyên Giác Thừa (緣覺乘) thì quán Thập Nhị Nhân Duyên để khai ngộ; Bồ Tát Thừa (菩薩乘) thì thực hành Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜) để thành Phật. Thuyết Duyên Khởi thông cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, là tư tưởng căn bản của Phật Giáo. Tuy nhiên, thuyết này không những được xem như là mối quan hệ nhân quả về mặt thời gian như Nghiệp cảm Duyên Khởi, mà còn là mối quan hệ luận lý tương quan tương duyên lẫn nhau. Trong Hòa Hán Lãng Vịnh Tập (和漢朗詠集) quyển hạ có câu: “Tam thiên thế giới nhãn thiền tận, Thập Nhị Nhân Duyên tâm lí không (三千世界眼前盡、十二因緣心裏空, Ba ngàn thế giới trước mắt sạch, Mười Hai Nhân Duyên trong tâm không).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập