Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nam Kha »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nam Kha








KẾT QUẢ TRA TỪ


Nam Kha:

(南柯): cành cây chầu về hướng nam. Bên cạnh đó, nó có nghĩa là giấc mộng Nam Kha, vốn xuất xứ từ Nam Kha Thái Thú Truyện (南柯太守傳) của Lý Công Tả (李公佐, ?-?) nhà Đường. Chuyện kể rằng có một chàng hiệp sĩ tên Thuần Vu Phần (淳于棼), nhà ở phía đông Quận Quảng Lăng (廣陵郡, nay là Dương Châu [揚州], Giang Tô [江蘇]). Tại phía nam nhà anh có một cây hòe cổ thụ lớn, anh thường cùng bạn bè ngâm nga uống rượu dưới gốc cây này. Có một hôm nọ, do uống quá say, hai người bạn phải dẫn anh về nhà, giữa đường anh hôn mê ngủ thiếp đi lúc nào không hay; chợt thấy có hai sứ giả mặc Tử Y, tự xưng là phụng mạng vua Hòe An Quốc (槐安國) đến mời anh đi. Họ dẫn anh lên xe, nhắm hướng cây hòe mà đi, vào trong động sâu, thấy núi sông, đường sá, hoàn toàn một thế giới riêng. Khi đến Hòe An Quốc, chàng hiệp sĩ vào bái kiến quốc vương, được phong chức Phò Mã và nhậm chức Thái Thú Quận Nam Kha (南柯郡). Nhà vua lại gả con gái Kim Chi Công Chúa (金枝公主) cho Thuần Vu Phần, cho nên tại Hòe An Quốc, chàng tận hưởng vinh hoa phú quý. Tại chức trong vòng 20 năm, anh đã lập được nhiều công trạng, được nhà vua rất tín nhiệm. Sau có quân nước Đàn La (檀蘿) đến xâm chiếm, Thuần Vu Phần điều binh khiển tướng nghênh địch, nhưng đại bại và được nhà vua tha tội chết. Tuy nhiên, không bao lâu sau, vợ anh bị bệnh nặng qua đời; Vu Phần vô cùng đau xót, cáo bệnh từ quan và trở về kinh thành. Vì ông giao du rộng rãi, kẻ ra người vào tấp nập, tiếng tăm vang dậy, làm cho nhà vua nghi kỵ, ra lệnh tước đoạt hết các thị vệ và nghiêm cấm không cho giao du. Vu Phần uất ức không được vui trong lòng; cuối cùng nhà vua cho sứ giả đưa ông trở về nhà cũ. Khi về đến nơi, anh tỉnh giấc mộng, thấy hai người bạn vẫn còn đó, bóng tà dương vẫn chưa khuất về Tây. Nhớ đến câu chuyện trong mộng, anh cùng hai bạn tìm huyệt động nơi gốc cây hòe, thì thấy bầy kiến lúc nhúc bên trong, tích chứa đất làm thành hình dáng giống như thành quách, cung điện, rất khớp với cảnh trong mộng. Hòe An Quốc là quốc gia kiến, Quận Nam Kha cũng như các nơi anh đã từng đi qua đều hiện rõ. Anh giật mình kinh hoàng, mới hay tất cả chỉ là một giấc mộng, cuộc đời và mạng người vô thường, ngắn ngủi; nhân đó, anh quy y với đạo môn, dứt tuyệt không uống rượu nữa và ba năm sau thì qua đời. Tác phẩm Nam Kha Thái Thú Truyện này cũng tương tự với Chẩm Trung Ký (枕中記) với câu chuyện Hoàng Lương Mộng (黃梁夢, Mộng Kê Vàng) của Lô Sanh (盧生). Dựa trên tác phẩm Nam Kha Thái Thú Truyện, sau này Thang Hiển Tổ (湯顯祖) nhà Minh có sáng tác Nam Kha Ký (南柯記). Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴, 1685-1768), vị Thiền tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản cũng có trước tác bộ Hòe An Quốc Ngữ (槐安國語, Kaiankokugo, 2 quyển). Trong bài thơ Đề Thành Sơn Vãn Đối Hiên Bích (題城山晚對軒壁) của Phạm Thành Đại (范成大, 1126-1193) nhà Tống có câu: “Nhất chẩm thanh phong mộng lục la, nhân gian tùy xứ thị Nam Kha (一枕清風夢綠蘿、人間隨處是南柯, tựa gối gió thanh mơ lục la, trên đời có chỗ ấy Nam Kha).” Hay như trong Ngọc Trâm Ký (玉簪記), phần Trùng Hiệu (重效) của Cao Liêm (高濂, ?-?) nhà Minh cũng có câu: “Tùng giáo phân thủ xứ, hữu mộng thác Nam Kha (從敎分手處、有夢托南柯, theo lời đi khắp chốn, vói mộng gởi Nam Kha).” Viên Nhân Pháp Sư (圓因法師, 1910-2002) có sáng tác bài Nam Kha Nhất Mộng (南柯一夢) trong Mao Bồng Trát Ký (茅篷札記): “Tảo lộ phong đăng thiểm điện quang, tổng thị Nam Kha nhất mộng trường, nhân quy hà xứ thanh sơn tại, thanh sơn vô ngữ thán nhân vong (草露風燈閃電光、總是南柯夢一塲、人歸何處青山在,青山無語嘆人亡, sương sớm gió trong ánh chớp loang, thảy đều Nam Kha giấc mộng trường, người về nào chốn núi xanh đó, núi xanh lặng lẽ khóc người thương).” Về phía Việt Nam, trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) lại có câu: “Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy thấy mình tay không.” Hoặc trong bài Lạc Đường của Tú Xương (1871-1907) có câu: “Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn.” Trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du (1765-1820) cũng có câu: “Tiếng sen sẽ động giấc hòe, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.” Ngoài ra, trong các bài tán cúng cầu siêu cho hương linh quá cố có bài: “Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai (南柯一夢斷、西域九蓮開、飜身歸淨土、合掌禮如來, Nam Kha giấc mộng dứt, Tây phương chín sen khai, chuyển thân về Tịnh Độ, chấp tay lễ Như Lai).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Những tâm tình cô đơn


Tổng quan về Nghiệp


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...