Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Môn Tích »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Môn Tích








KẾT QUẢ TRA TỪ


Môn Tích:

(門跡, monzeki): nguyên lai đây là từ dùng để chỉ những di tích được đặc biệt quy định như Môn Tích của Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi, tức Không Hải [空海, Kūkai]), Môn Tích của Từ Giác Đại Sư (慈覺大師, Jikaku Daishi, tức Viên Nhân [圓仁, Ennin]), hay Môn Tích của Trí Chứng Đại Sư (智証大師, Chishō Daishi, tức Viên Trân [圓珍, Enchin]), v.v. Nhưng sau này tầng lớp Hoàng tộc xuất gia, chùa họ ở cũng được gọi là Môn Tích, đặc biệt còn dùng từ kính xưng như Ngự Môn Tích (御門跡). Vào năm 899, đầu tiên Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō) xuất gia và sống ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), và từ xưng hô Môn Tích có thể tìm thấy qua bộ Nguyên Bình Thạnh Suy Ký (源平盛衰記) hay Bình Gia Vật Ngữ (平家物語), được phát xuất từ đầu thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333). Còn Tự Viện Môn Tích là nơi Hoàng tộc cũng như con quan Nhiếp Chính đến xuất gia và cư trú, nơi có tư cách chùa tối cao và được mọi người tôn sùng tối đa. Đến thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1292-1573), Môn Tích trở thành ngôn từ thể hiện cách thức của tự viện; đến thời Mạc Phủ thì có đặt ra chức quan Môn Tích Phụng Hành (門跡奉行, Monzekibugyō) để quản lý việc chính trị liên quan đến các Tự Viện Môn Tích. Những Tự Viện Môn Tích dưới thời đại Thất Đinh gồm Nhân Hòa Tự (仁和寺), Đại Giác Tự (大覺寺), Tùy Tâm Tự (隨心寺), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Tam Bảo Viện (三寶院), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), An Tường Tự (安祥寺), Thiền Lâm Tự (禪林寺), Thắng Bảo Viện (勝寶院), Kim Cang Vương Viện (金剛王院), Bồ Đề Viện (菩提院), v.v., của Chơn Ngôn Tông; Viên Dung Viện (圓融院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Diệu Pháp Viện (妙法院) của Thiên Thai Tông; về phía Phái Tự Môn thì có Thánh Hộ Viện (聖護院), Thật Tướng Viện (實相院), Viên Mãn Viện (圓滿院); Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) có Nhất Thừa Viện (一乘院) và Đại Thừa Viện (大乘院); Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) có Đông Nam Viện (東南院), v.v. Ngoài ra, còn có Chiếu Cao Viện (照高院), Bình Đẳng Viện (平等院), Pháp Trú Tự (法住寺), Bản Giác Tự (本覺寺), v.v., cũng được xếp vào hạng Môn Tích. Trường hợp Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) cũng đã bao lần xin được xếp vào hạng chùa Chuẩn Môn Tích, và mãi đến năm 1559 mới được công nhận; sau đó, Chuyên Tu Tự (專修寺) ở vùng Cao Điền (高田) cũng được liệt vào hạng Chuẩn Môn Tích. Đến thời đại Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867), vào năm 1607, Tri Ân Viện (知恩院, Chion-in) được xếp vào hàng Tự Viện Môn Tích. Đến năm 1655, Luân Vương Tự (輪王院), Tư Hạ Viện (滋賀院) được liệt vào hạng Chùa Môn Tích. Dưới thời đại Giang Hộ, các Tự Viện Môn Tích được chế độ hóa rõ ràng, phân chia thành nhiều loại khác nhau như Cung Môn Tích (宮門跡), Thanh Hoa Môn Tích (清華門跡), Nhiếp Gia Môn Tích (攝家門跡), Chuẩn Môn Tích (准門跡, tức Hiếp Môn Tích [脇門跡, wakimonzeki]), v.v. Cung Môn Tích là những ngôi tự viện do các vị Thân Vương sống ở đó, gồm có Thánh Hộ Viện (聖護院), Luân Vương Tự (輪王院), Nhân Hòa Tự (仁和寺), Diệu Pháp Viện (妙法院), Chiếu Cao Viện (照高院), Thanh Liên Viện (青蓮院), Tri Ân Viện (知恩院), Khuyến Tu Tự (勸修寺), Nhất Thừa Viện (一乘院), Viên Dung Viện (圓融院), Mạn Thù Viện (曼殊院), Tỳ Sa Môn Đường (毘沙門堂), Viên Mãn Viện (圓滿院), v.v. Còn Nhiếp Gia Môn Tích là nơi do con của những vị công khanh đến xuất gia và trú ngụ, gồm Tùy Tâm Viện (隨心院), Tam Bảo Viện (三寶院), Đại Thừa Viện (大乘院), Đại Giác Tự (大覺寺), Liên Hoa Quang Viện (蓮華光院), v.v. Còn như trường hợp Viên Mãn Viện, Thật Tướng Viện, Nhất Thừa Viện, v.v., được gọi là Công Phương Môn Tích (公方門跡). Các ngôi chùa Thanh Hoa Môn Tích có Khuyến Tu Tự, Tỳ Sa Môn Đường, v.v. Những ngôi chùa được xếp hạng Chuẩn Môn Tích có Đông Tây Bổn Nguyện Tự (東西本願寺), Chuyên Tu Tự (專修寺), Phật Quang Tự (佛光寺), Cẩm Chức Tự (錦織寺), v.v. Đến năm 1871, dưới thời Minh Trị (明治, Meiji), hiệu Môn Tích bị phế bỏ, nhưng sau đó thì được sử dụng lại cho đến ngày nay. Trong số các ngôi chùa Môn Tích này có chư tăng xuất gia, cũng có nhiều hạng người để phục dịch như Tăng quan; họ cũng xuống tóc xuất gia, mặc y phục tu sĩ nhưng mang đao kiếm, ăn thịt, có vợ con; lại có đại đồng tử, tiểu đồng tử, v.v. Chính vì tên gọi Môn Tích thể hiện toàn bộ tính cách ngôi chùa như thế nào, nên sau này mỗi khi dùng đến từ này (hay Môn Chủ), người ta còn ám chỉ đến vị Trú Trì chùa ấy nữa. Thêm vào đó, ngôi chùa nào có các vị Nội Thân Vương xuất gia và cư trú, cũng được xếp vào hạng Chuẩn Môn Tích. Về nguồn gốc phát sinh từ Môn Tích, có tác phẩm Môn Tích Truyện (門跡傳), 1 quyển, thuật lại rất chi tiết, đầy đủ. Thư tịch này ghi rõ lịch đại chư vị trú trì cũng như ngày tháng năm qua đời của họ ở các chùa Môn Tích. Không rõ ai là người biên tập nên tác phẩm này.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Học đạo trong đời


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...