Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Môn mi »»
(阿彌陀五十菩薩像, Amidagojūbosatsuzō): hay còn gọi là Ngũ Thông Mạn Trà La (五通曼茶羅), một trong đồ hình biến tướng của Tịnh Độ, là bức họa đồ hình lấy đức Phật Di Đà làm trung tâm và chung quanh có 50 vị Phật, Bồ Tát khác. Căn cứ vào quyển trung của bộ Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục (神州三寳感通錄) do Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường (唐, 618-907) thâu tập có ghi rằng xưa kia Ngũ Thông Bồ Tát (五通菩薩) ở Kê Đầu Ma Tự (雞頭摩寺) xứ Thiên Trúc đến thế giới Cực Lạc cung thỉnh đức Phật A Di Đà giáng xuống tượng Phật, khiến cho chúng sanh nào ở cõi Ta Bà nguyện sanh về cõi Tịnh Độ, nhờ có hình tượng Phật mà đạt được nguyện lực của mình, nhân đó Phật hứa khả cho. Vị Bồ Tát này trở về nước thì tượng Phật kia đã đến rồi, có một đức Phật và 50 vị Bồ Tát đều ngồi tòa sen trên lá cây. Ngũ Thông Bồ Tát bèn lấy lá cây ấy đem vẽ ra và cho lưu hành rộng rãi gần xa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Vĩnh Bình (58-75) dưới thời Hán Minh Đế, nhân nằm mộng, nhà vua bèn sai sứ sang Tây Vức cầu pháp, thỉnh được Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰, ?-73) sang Lạc Dương (洛陽), sau đó cháu ngoại của Ma Đằng xuất gia làm Sa Môn, có mang bức tượng linh thiêng này sang Trung Quốc; tuy nhiên nó không được lưu truyền rộng rãi cho lắm, vì kể từ thời Ngụy, Tấn trở đi gặp phải nạn diệt pháp, cho nên các kinh tượng theo đó mà bị thất truyền. Vào đầu thời nhà Tùy, Sa Môn minh Hiến (明憲) may gặp được một bức tượng này từ xứ Đạo Trường (道長) của nước Cao Tề (高齊, tức Bắc Tề), bèn cho đem chép vẽ và lưu hành khắp nơi. Đương thời, Tào Trọng Vưu Thiện (曹仲尤善), họa sĩ trứ danh của Bắc Tề, là người vẽ ra bức tượng này. Từ đó, các nhân sĩ dưới thời nhà Đường cũng bắt đầu sao chép lưu truyền tượng này rất nhiều, lấy nó làm tượng thờ chính. Hơn nữa, các đồ hình biến tướng của A Di Đà Tịnh Độ cũng được lưu bố rất rộng rãi, nhưng xét cho cùng thì đồ hình Ngũ Thông Mạn Trà La này là tối cổ. Trong phần A Di Đà Quyển của bộ Giác Thiền Sao (覺禪鈔) do vị tăng Nhật Bản là Giác Thiền (覺禪, Kakuzen, 1143-?) trước tác, có đồ hình 52 thân tượng của đức Phật A Di Đà; tuy nhiên đây không phải là truyền bản đồ hình Mạn Trà La thời nhà Đường.
(興福寺奏狀, Kōfukujisōjō): bản tấu trạng do chúng môn đồ của phía Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) dâng lên triều đình thỉnh cầu cấm chế giáo đoàn Chuyên Tu Niệm Phật (專修念佛). Người viết bản thảo là Giải Thoát Phòng Trinh Khánh (貞慶, Jōkei). Bản trạng văn ghi tháng 10 năm 1205 (Nguyên Cửu [元久] nhị niên), nêu lên 9 điều sai trái và phê phán giáo đoàn Chuyên Tu Niệm Phật của Pháp Nhiên (法然, Hōnen). Tám tông phái lớn đương thời như Pháp Tướng, Thiên Thai, v.v., tất nhiên đã được sắc hứa của triều đình nên công nhiên hoạt động, riêng Pháp Nhiên thì lập ra một tông phái mới mà vẫn chưa có sự hứa khả (sai lầm thứ nhất), vẽ bức Nhiếp Thủ Bất Xả Mạn Trà La (攝取不捨曼荼羅) với tư tưởng cho rằng ánh quang minh của đức Di Đà không chiếu soi đến các học sinh của Hiển Tông cũng như hành giả của Chơn Ngôn; thể hiện sự khinh miệt trắng trợn đối với những nhà tu hành của Thánh Đạo Môn (sai lầm thứ hai). Phái này chỉ biết trọng thị Phật Di Đà, xem thường đấng giáo chủ Thích Ca (sai lầm thứ ba); bỏ đi các việc làm thiện như đọc tụng kinh điển, kiến lập chùa tháp, v.v. (sai lầm thư tư); rồi không lễ lạy các đền thờ, tông miếu (sai lầm xem thường Ngũ Linh Thần [五靈神] thư năm); phủ nhận đạo đức của thế gian và thiện căn ngoài việc niệm Phật, do đó không công nhận các hạnh vãng sanh (sai lầm thứ sáu). Họ chỉ biết lấy pháp Môn miệng niệm hồng danh mà bỏ qua việc niệm Phật theo hình thứ quán niệm cũng như tâm niệm (sai lầm về quan niệm niệm Phật thứ bảy); thậm chí còn khuyến khích phá giới như phạm nữ sắc, ăn thịt, v.v. (sai lầm làm tổn hại chúng đệ tử Thích Tôn thứ tám); làm phá tan nguyên tắc Vương Pháp Phật Pháp và dấy sinh loạn lạc (sai lầm làm cho quốc gia loạn lạc thứ chín). Bản tấu trạng này đã nêu lên 9 điều sai lầm nghiêm trọng (bằng Hán văn) của giáo đoàn niệm Phật, thỉnh cầu đình chỉ pháp môn Chuyên Tu Niệm Phật, và xử phạt Pháp Nhiên cũng như chúng đệ tử ông. Khoảng 1, 2 năm sau đó, Pháp Nhiên cùng môn đệ bị lưu đày.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập