Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Mạn Trà La Tự »»
(明算, Meizan, 1021-1106): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Kiểm Hiệu đời thứ 12 của Cao Dã Sơn, vị Tổ của Dòng Trung Viện (中院流), húy là Minh Toán (明算), thông xưng là Cao Dã Trung Viện A Xà Lê (高野中院阿闍梨), Trung Viện Ngự Phòng (中院御房); xuất thân vùng Thần Khi (神崎), Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]), họ Tá Đằng (佐藤). Năm 1031, ông được Định Dự (定譽) dẫn lên Cao Dã Sơn xuất gia, tu học ở Đông Thất, đến năm 1040 thì chuyển sang Trung Viện, và đến năm 1049 thì thọ phép Quán Đảnh với Lại Tầm (賴尋) ở Thích Vương Tự (釋王寺). Sau ông theo học pháp với Thành Tôn (成尊) ở Mạn Trà La Tự (曼荼羅寺, Mandara-ji), vùng Tiểu Dã (小野, Ono), rồi đến năm 1072 thì được truyền trao phép Quán Đảnh, và góp sức làm rạng rỡ Dòng Tiểu Dã (小野流). Năm sau, ông trở về núi và sáng lập Dòng Trung Viện. Năm 1075, ông khai sáng Long Tạng Viện (龍藏院) ở vùng Kỷ Y; đến năm 1090 thì được bổ nhiệm làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn; từ đó ông tận lực phục hưng Sơn Môn, xây dựng các ngôi đường tháp và độ chúng. Đệ tử phú pháp của ông có Lương Thiền (良禪), Giáo Chơn (敎眞), Minh Phạm (明範), Chơn Dự (眞譽), Minh Tịch (明寂), v.v.
(仁海, Ningai, 951-1046): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời đại Bình An, vị trú trì đời thứ 62 của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), Tự Trưởng đời thứ 26 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), vị tổ khai sáng Dòng Tiểu Dã (小野流), húy là Thiên Tâm (千心) và Nhân Hải (仁海), thông xưng là Tiểu Dã Tăng Chánh (小野僧正), Vũ Tăng Chánh (雨僧正), xuất thân vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Ōsaka ngày nay), con của Cung Đạo Duy Bình (宮道惟平). Năm lên 7 tuổi, ông xuất gia trên Cao Dã Sơn, đến năm 990 thì thọ pháp Quán Đảnh. Năm sau ông kiến lập Mạn Trà La Tự (曼茶羅寺, Mandara-ji) ở vùng Tiểu Dã (小野). Vào năm 1018, ông tu phép cầu mưa ở Thần Tuyền và được hiệu nghiệm; từ đó về sau ông đã tiến hành 9 lần cầu mưa, nên được gọi là Vũ Tăng Đô. Năm 1031, ông làm chức Quyền Đại Tăng Đô và Tự Trưởng của Đông Tự, thanh danh của ông rất lớn nên rất nhiều người theo ông. Đệ tử của ông có một số nhân vật nổi tiếng như Thành Tôn (成尊, Seison), Thành Điển (成典, Seiten), Giác Nguyên (覺源, Kakugen), Chơn Giác (眞覺, Shinkaku), Viên Chiếu (圓照, Enshō). Trước tác của ông để lại có Tiểu Dã Lục Thiếp (小野六帖) 7 quyển, Thỉnh Vũ Kinh Thứ Đệ (請雨經次第) 1 quyển, Kim Cang Phong Tự Kiếp Lập Tu Hành Duyên Khởi (金剛峰寺建立修行緣起) 1 quyển, v.v.
(內証佛法相承血脉譜, Naishōpuppōsōjōkechimyakufu): tác phẩm của Tối Trừng (最澄, Saichō), 1 quyển, hình thành vào năm 819 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 10). Vào năm 818 (niên hiệu Hoằng Nhân thứ 9), Tối Trừng thành lập ra chế độ thọ giới riêng biệt ở Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) với sự định muốn độc lập Thiên Thai Tông; nhưng ông đã gặp phải cự phản đối kịch liệt của các tông phái vùng Nại Lương (奈良, Nara). Để phản luận lại, ông viết cuốn Hiển Giới Luận (顯戒論, Genkairon) và tác phẩm này. Đây là thư tịch luận về chủ trương của Tối Trừng liên quan đến tính chính thống của Phật Giáo do chính bản thân ông đã truyền thừa trong thời gian vừa qua. Kết hợp tư tưởng của các thư tịch khác như Huyết Mạch (血脉), Đạt Ma Đại Sư Phú Pháp Tương Thừa Sư Sư Huyết Mạch Phổ (達摩大師付法相承師師血脈譜), Thiên Thai Pháp Hoa Tông Tương Thừa Sư Sư Huyết Mạch Phổ (天台法華宗相承師師血脈譜), Thiên Thai Viên Giáo Bồ Tát Giới Tương Thừa Sư Sư Huyết Mạch Phổ (天台圓敎菩薩戒相承師師血脈譜), Thai Tạng Kim Cang Lưỡng Mạn Trà La Tương Thừa Sư Sư Huyết Mạch Phổ (胎藏金剛兩界曼茶羅相承師師血脈譜), Tạp Mạn Trà La Tương Thừa Sư Sư Huyết Mạch Phổ (雜曼茶羅相承師師血脈譜), v.v., ông hình thành nên tác phẩm có giá trị này.
(成尊, Seizon, 1012-1074): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 30 của Đông Tự, húy là Thành Tôn (成尊), hiệu Tiểu Dã Tăng Đô (小野僧都). Sau khi xuất gia với Nhân Hải (仁海) ở Mạn Trà La Tự (曼荼羅寺, Mandara-ji, tức Tùy Tâm Viện [隨心院]) vùng Tiểu Dã (小野, Ono), ông được thọ phép Quán Đảnh và làm trú trì chùa này. Đến năm 1065, ông hành phép cầu mưa và có linh nghiệm, sau đó ông lại cầu nguyện cho Hậu Tam Điều Thiên Hoàng (後三條天皇, Gosanjō Tennō, tại vị 1068-1072) tức vị, nên rất được sủng kính. Năm 1069, ông làm Quyền Luật Sư, đến năm 1072 thì truyền trao phép Quán Đảnh cho Minh Toán (明算) ở Cao Dã Sơn. Năm sau ông làm Quyền Thiếu Tăng Đô, và năm sau nữa thì làm Tự Trưởng của Đông Tự. Đệ tử của ông có Nghĩa Phạm (義範), Phạm Tuấn (範俊), v.v. Trước tác ông để lại có Chơn Ngôn Phú Pháp Toản Yếu Sao (眞言付法纂要抄) 1 quyển, Tiểu Dã Lục Thiếp Khẩu Quyết (小野六帖口決) 5 quyển, Quán Tâm Nguyệt Luân Ký (觀心月輪記) 1 quyển, Đồ Sư Quán Đảnh Quyết Nghĩa Sao (徒師灌頂決義抄) 4 quyển, v.v.
(隨心院, Zuishin-nin, Zuishin-in): xem Mạn Trà La Tự (曼荼羅寺, Mandara-ji) bên trên.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập