Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Minh châu »»
(寶珠): viên ngọc báu; còn gọi là Minh châu (明珠, viên ngọc sáng) Như Ý, là vật do đức Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) cầm trên tay trái. Như tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản có câu đối rằng: “Chưởng thượng Minh châu phá si vân ư Minh Phủ, thủ trung kim tích yết huệ nhật ư u đô (掌上明珠破癡雲於冥府、手中金錫揭慧日於幽都, ngọc sáng trên tay phá mây mê chốn Minh Phủ, tay cầm tích trượng rọi trời tuệ cõi tối tăm).” Hay trong Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1351) quyển Thượng có đoạn: “Ngã hữu Minh châu nhất khỏa, cửu bị trần lao quan tỏa, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đóa (我有明珠一顆、久被塵勞關鎖、今朝塵盡光生、照破山河萬朵, ta có ngọc sáng một viên, lâu bị bụi trần che lấp, sáng nay bụi sạch tỏa sáng, chiếu khắp núi sông vạn cảnh).”
(寶珠): viên ngọc báu; còn gọi là Minh châu (明珠, viên ngọc sáng) Như Ý, là vật do đức Địa Tạng Bồ Tát cầm trên tay trái. Như tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản có câu đối rằng: “Chưởng thượng Minh châu phá si vân ư Minh Phủ, thủ trung kim tích yết huệ nhật ư u đô (掌上明珠破癡雲於冥府、手中金錫揭慧日於幽都, ngọc sáng trên tay phá mây mê chốn Minh Phủ, tay cầm tích trượng rọi trời tuệ cõi tối tăm).” Hay trong Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1351) quyển Thượng có đoạn: “Ngã hữu Minh châu nhất khỏa, cửu bị trần lao quan tỏa, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đóa (我有明珠一顆、久被塵勞關鎖、今朝塵盡光生、照破山河萬朵, ta có ngọc sáng một viên, lâu bị bụi trần che lấp, sáng nay bụi sạch tỏa sáng, chiếu khắp núi sông vạn cảnh).”
(寶座): tòa báu, là loại tọa cụ (đồ dùng để ngồi) chuyên dùng cho đế vương, còn gọi là bảo ỷ (寶椅, ghế báu). Đây là một dạng ghế ngồi cỡ lớn, có trang sức văn hoa rực rỡ, trang nghiêm để hiển thị sự tôn quý đối với đấng thống trị. Nó còn được dùng để chỉ cho chỗ ngồi của các đấng linh thiêng như Thần, Phật, Bồ Tát, v.v. Về sau, từ này được dùng chỉ chung cho chỗ ngồi của những nhân vật có địa vị tôn quý, quan trọng. Như trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 240) quyển 79 có đoạn: “Huyền A Tăng Kỳ bảo kính, nhiên A Tăng Kỳ bảo đăng, bố A Tăng Kỳ bảo y, liệt A Tăng Kỳ bảo trướng, thiết A Tăng Kỳ bảo tòa (懸阿僧祇寶鏡、然阿僧祇寶燈、布阿僧祇寶衣、列阿僧祇寶帳、設阿僧祇寶座, treo A Tăng Kỳ kính báu, đốt A Tăng Kỳ đèn báu, trãi A Tăng Kỳ y báu, bày A Tăng Kỳ màn báu, thiết A Tăng Kỳ tòa báu).” Hay trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 8, phần Lục Tổ Di Giá Ca Truyền Pháp Bà Tu Mật (六祖彌遮迦傳法婆須蜜) có câu: “Ngã tư vãng kiếp, thường tác Đàn Na, hiến nhất Như Lai bảo tòa (我思往劫、嘗作檀那、獻一如來寶座, ta nhớ kiếp xưa kia, thường làm thí chủ, dâng cúng tòa báu cho một đấng Như Lai).” Trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 3, phần Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn Giả (第十祖脅尊者), lại có đoạn rằng: “Trung Ấn Độ nhân dã, bổn danh Nan Sanh, sơ Tôn giả tương đản, phụ mộng nhất bạch tượng, bối hữu bảo tòa, tòa thượng an nhất Minh châu, tùng môn nhi nhập, quang chiếu tứ chúng (中印土人也、本名難生、初尊者將誕、父夢一白象、背有寶座、座上安一明珠、從門而入、光照四眾, Tôn giả xuất thân người miền Trung Ấn Độ, tên thật là Nan Sanh; ban đầu khi Tôn giả vừa mới ra đời, phụ thân mơ thấy một con voi trắng, trên lưng có tòa báu, trên tòa ấy có viên ngọc sáng, từ cửa lớn đi vào, ánh sáng chiếu khắp bốn chúng).”
(古林清茂, Kurin Seimu, 1262-1329): vị Thiền tăng dưới thời nhà Nguyên, xuất thân Lạc Thanh (樂清), Ôn Châu (溫州, Tỉnh Triết Giang), họ Lâm (林), tự là Cổ Lâm (古林), hiệu Kim Cang Tràng (金剛幢), Lâm Cư Tẩu (林居叟), thông xưng là Mậu Cổ Lâm (茂古林). Ông nổi tiếng ở nước ngoài nhờ bút pháp của mình. Năm 12 tuổi, ông xuất gia với Cô Nham Khải (孤巖啓) ở Quốc Thanh Tự (國清寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山). Sau đó, gặp phải nạn giặc giả đầu thời nhà Nguyên, ông đi ngao du khắp thiên hạ, tham vấn Giản Ông Cư Kính (簡翁居敬) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) vùng Minh châu (明州), Thạch Lâm Hành Củng (石林行鞏) ở Nam Bình (南屏), và Giác Am Mộng Chơn (覺庵夢眞) ở Thừa Thiên (承天). Bên cạnh đó, ông còn đến làm môn hạ của Hoành Xuyên Như Củng (横川如珙) ở Nhạn Hoằng Năng Nhân Tự (鴈宏能仁寺), tinh tấn tu hành và đến năm 19 tuổi thì kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó, ông trở về lại Quốc Thanh Tự. Vào năm thứ 2 (1298) niên hiệu Đại Đức (大德) nhà Thanh, ông lui về ẩn cư tại Bạch Vân Tự (白雲寺) trên Thiên Bình Sơn (天平山) thuộc Phủ Bình Giang (平江府); 9 năm sau ông chuyển về Khai Nguyên Tự (開元寺) và không bao lâu sau lại về ẩn cư trên Hổ Kheo Sơn (虎丘山), chuyên tâm thêm niêm bình cho Bách Tắc Tụng Cổ (百則頌古) của Tuyết Đậu (雪竇). Đến năm đầu (1312) niên hiệu Hoàng Khánh (皇慶), ông trở lại Khai Nguyên Tự và nhờ có sự đề bạt của Dương Quốc Công (楊國公), ông được ban cho hiệu là Phù Tông Phổ Giác Phật Tánh Thiền Sư (扶宗普覺佛性禪師). Vào năm thứ 2 (1315) niên hiệu Diên Hựu (延祐), ông chuyển đến sống tại Vĩnh Phước Tự (永福寺) vùng Nhiêu Châu (饒州, Huyện Bà Dương, Tỉnh Giang Tây), rồi Bảo Ninh Tự (保寧寺) ở Phụng Đài Sơn (鳳臺山) vùng Kiến Khang (建康) trong vòng 6 năm. Đến cuối đời, ông phụng mệnh triều đình tham dự Đại Hội Kim Sơn, được tôn xưng là Vương Thần Đại Phu (王神大夫), cho nên hàng sĩ thứ, thứ dân đến cầu pháp trên cả ngàn người. Vào năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi. Đệ tử kế thừa dòng pháp của ông có Liễu Am Thanh Dục (了庵清欲), Trọng Mưu Lương Du (仲謀良猷), Trúc Tiên Phạn Tiên (竹仙梵僊). Sau Phạn Tiên sang Nhật Bản, khai sáng ra Phái Trúc Tiên trong số 24 dòng phái của Thiền Tông. Ngữ Lục của ông có Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Ngữ Lục (古林清茂禪師語錄) 5 quyển, Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Thập Di Kệ Tụng (古林清茂禪師語錄拾遺偈頌) 2 quyển, Sơ Trú Bình Giang Phủ Thiên Bình Sơn Bạch Vân Thiền Tự Ngữ Lục (初住平江府天平山白雲禪寺語錄), Khai Nguyên Thiền Tự Ngữ Lục (開元禪寺語錄).
(大梅法常, Daibai Hōjō, 752-839): người Tương Dương (襄陽, thuộc Tỉnh Hồ Bắc), họ là Trịnh (鄭). Ông tu học ở Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) vùng Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc) từ thưở nhỏ, rồi đăng đàn thọ cụ túc giới ở Long Hưng Tự (龍興寺). Ông rất tinh thông kinh luận, nhưng lại có chí tu Thiền, cuối cùng ông theo làm môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và được đốn ngộ. Vào năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến trú ở Đại Mai Sơn (大梅山), chỗ ẩn cư xưa kia của Mai Tử Chơn (梅子眞), thuộc phía nam Dư Diêu (余姚), Tứ Minh (四明, thuộc Tỉnh Triết Giang). Sau khi sống nơi ấy được 40 năm, ông bị vị tăng môn đệ của Diêm Quan Tề An (鹽官齊安) phát hiện ra nơi nhàn cư của mình. Vào năm đầu (836) niên hiệu Khai Thành (開成) nơi đây trở thành Hộ Thánh Tự (護聖寺), với số lượng đồ chúng lên đến sáu bảy trăm người. Vào ngày 19 tháng 9 năm thứ 4 (839) đồng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi đời và 69 hạ lạp. Đệ tử từ pháp của ông có Hàng Châu Thiên Long (杭州天龍), Tân La Ca Trí (新羅迦智), Tân La Trung Sảng (新羅忠彦), v.v. Ông có lưu lại cuốn Minh châu Đại Mai Sơn Thường Thiền Sư Ngữ Lục (明州大梅山常禪師語錄) 1 quyển.
(大梅山常禪師語錄, Daibaizanjōzenjigoroku): xem Minh châu Đại Mai Sơn Thường Thiền Sư Ngữ Lục (明州大梅山常禪師語錄, Meishūdaibaizanjōzenjigoroku).
(s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒): tức Bồ Tát Di Lặc, âm dịch là Mai Đát Ma Da (梅怛魔耶), Mạt Đát Rị Da (末怛唎耶), Di Đế Lệ (彌帝隸), Di Đế Lễ (彌帝禮), Mai Để Lê (梅低梨), Mê Đế Lệ (迷諦隸), Mỗi Đát Rị (每怛哩); ý dịch là Từ Thị (慈氏), Từ Tôn (慈尊). Bên cạnh đó, Bồ Tát còn có tên là A Dật Đa (s, j: Ajita, 阿逸多), dịch là Vô Năng Thắng (無能勝); cho nên có tên A Dật Đa Bồ Tát (阿逸多菩薩). Hoặc A Dật Đa là họ, Di Lặc là tên. Theo Di Lặc Thượng Sanh Kinh (彌勒上生經), Di Lặc Hạ Sanh Kinh (彌勒下生經), Bồ Tát Di Lặc vốn sanh ra trong một gia đình Bà La Môn ở miền nam Thiên Trúc (天竺), sau theo làm đệ tử của Phật, được thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai. Hiện tại, ngài thường trú trên cung trời Đâu Suất (s: Tuṣita, p: Tusita, 兜率). Theo truyện kể rằng, do muốn thành thục các chúng sanh, vị Bồ Tát này phát tâm không ăn thịt; vì nhân duyên đó nên có tên là Từ Thị. Tương truyền sau khi đức Phật diệt độ khoảng 56 ức 7 ngàn vạn năm (có thuyết cho là 57 ức 6 ngàn vạn năm), từ trên cung trời, Bồ Tát Di Lặc hạ sanh xuống nhân gian, xuất gia học đạo, ngồi thành chánh giác dưới gốc cây Long Hoa (s: nāga-puṣpa, 龍華樹, Mesuna roxburghii Wigh, Mesuna ferrea) trong vườn Hoa Lâm (華林), Thành Xí Đầu (翅頭城), và thuyết pháp trước sau 3 lần. Đây được gọi là Long Hoa Tam Hội (龍華三會), Long Hoa Tam Đình (龍華三庭), Di Lặc Tam Hội (彌勒三會), Từ Tôn Tam Hội (慈尊三會), hay Long Hoa (龍華). Trong các kinh điển Đại Thừa, Bồ Tát Di Lặc được đề cập nhiều nơi. Tương truyền Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉) vẫn chưa nhập diệt, mà còn đang nhập định trong Kê Túc Sơn (s: Kukkuṭapādagiri, Kurkuṭapādagiri, p: Kukkuṭapadagiri, Kurkuṭapadagiri,雞足山) để chờ đợi Phật Di Lặc xuất hiện. Hay có truyền thuyết cho rằng Bồ Tát Di Lặc ở trên cung trời Đâu Suất, hạ sanh xuống cõi Ta Bà, thuyết Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論); cho nên, tư tưởng vãng sanh về cõi Đâu Suất trở nên thịnh hành và tín ngưỡng Di Lặc theo đó xuất hiện. Trong Mật Giáo, Di Lặc của Thai Tạng Giới ngự trên tòa sen, phương đông bắc của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院); còn Di Lặc của Kim Cang Giới thì ngự ở phương đông, mật hiệu là Tốc Tật Kim Cang (迅疾金剛). Ngoài ra, Bố Đại Hòa Thượng (布袋, ?-916) ở Huyện Phụng Hóa (奉化縣), Minh châu (明州), Triết Giang (浙江) được xem như là Di Lặc hóa thân. Trong Minh châu Định Ứng Đại Sư Bố Đại Hòa Thượng Truyện (明州定應大師布袋和尚傳) có thuật rõ hành trạng của Hòa Thượng. Ông có bài kệ nổi tiếng là: “Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lí du, thanh mục đổ nhân thiểu, vấn lộ bạch vân đầu (一鉢千家飯、孤身萬里遊、青目覩人少、問路白雲頭, bình bát cơm ngàn nhà, thân chơi muôn dặm xa, mắt xanh xem người thế, mây trắng hỏi đường qua).” Sau khi thâu thần tịch diệt, Hòa Thượng có để lại bài kệ tại Nhạc Lâm Tự (岳林寺), Huyện Phụng Hóa: “Di Lặc chơn Di Lặc, phân thân thiên bách ức, thời thời thị thời nhân, thời nhân tự bất thức (彌勒眞彌勒、分身千百億、時時示時人、時人自不識, Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân trăm ngàn ức, luôn luôn dạy mọi người, bấy giờ chẳng ai biết).” Từ đó, người ta tạc tượng Hòa Thượng để tôn thờ như là Phật Di Lặc. Trong Động Thượng Già Lam Chư Đường An Tượng Ký (洞上伽藍諸堂安像記) quy định trong 3 tôn tượng an trí tại Chánh Điện, có tượng Di Lặc, ghi rõ rằng: “Chi Na Thiên Đồng Sơn Phật Điện, an Thích Ca Di Đà Di Lặc, nhi ngạch ư Tam Thế Như Lai tứ tự dã. Nhật Bản Vĩnh Bình hiệu chi, Đông Sơn Tuyền Dũng Tự diệc thị dã; án Tuyền Dũng Tự điện đường sắc mục vân, Phật Điện giả an trí Thích Ca, Di Đà, Di Lặc, tam thế chi giáo chủ, dĩ vi nhất tự sùng ngưỡng chi bổn tôn dã. Đại Đường chư tự phổ giai như thử vân vân, y chi tắc an Tam Thế Như Lai giả, bất đản Thiên Đồng dư ? (支那天童山佛殿、安釋迦彌陀彌勒、而額於三世如來四字也。日本永平傚之、東山泉涌寺亦是也、案泉涌寺殿堂色目云、佛殿者安置釋迦彌陀彌勒三世之敎主、以爲一寺崇仰之本尊也。大唐諸寺普皆如此云云、依之則安三世如來者、不但天童歟, Điện Phật của Thiên Đồng Sơn ở Trung Quốc an trí Thích Ca, Di Đà và Di Lặc; trên biển đề bốn chữ 'Tam Thế Như Lai [Như Lai Ba Đời]'. Vĩnh Bình Tự của Nhật Bản bắt chước theo; Tuyền Dũng Tự ở vùng Đông Sơn cũng như vậy. Căn cứ bản danh mục các ngôi điện đường của Tuyền Dũng Tự, nơi Chánh Điện án trí các đức giáo chủ của ba đời là Thích Ca, Di Đà và Di Lặc, để làm các tôn tượng thờ phụng của chùa. Những ngôi chùa của nước Đại Đường [Trung Quốc] thảy đều như vậy, v.v.; nương theo đó mà an trí các đức Như Lai của ba đời, không phải chỉ có Thiên Đồng Sơn mà thôi đâu).” Tại Điện Di Lặc của Thủy Liêm Tự (水簾寺) ở Đồng Bá Sơn (桐柏山), Tỉnh Hà Nam (河南省) có câu đối tán dương Bồ Tát Di Lặc rằng: “Khai khẩu tiện tiếu tiếu cổ tiếu kim phàm sự phó chi nhất tiếu, đại đỗ năng dung dung thiên dung địa ư nhân hà sở bất dung (開口便笑笑古笑今凡事付之一笑、大肚能容容天容地於人何所不容, mở miệng là cười cười xưa cười nay mọi sự phó cho nụ cười, bụng lớn bao dung dung trời dung đất với người chỗ nào chẳng dung).”
(妙峰之善, Myōhō Shizen, 1152-1235): vị tăng của phái Dương Kì và Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), họ Lưu (劉). Năm 13 tuổi, ông xuất gia, tu học ở Tề Chính Viện (齊政院), Đức Thanh (德清) và kế thừa dòng pháp của Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) trên Dục Vương Sơn (育王山). Sau đó, ông lên Lô Sơn (廬山), ngồi nhìn vào vách tường trong suốt 10 năm nơi sườn núi Diệu Cao Phong (妙高峰), cho nên người đời gọi ông là Diệu Phong Thiền Sư (妙峰禪師). Ông khai đường thuyết pháp tại Năng Nhân Tự (能仁寺) ở Nhạn Sơn (雁山) và Huệ Nhân Tự (慧因寺). Từ đó trở về sau, ông chuyển đến sống tại một số chùa như Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Minh châu (明州), Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Hoa Tạng Tự (華藏寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 28 tháng 9 năm thứ 2 (1235) niên hiệu Đoan Bình (端平), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi đời và 71 hạ lạp. Trịnh Thanh Chi (鄭清之) soạn bia tháp cho ông.
(東谷妙光, Tōkoku Myōkō, ?-1253): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, còn gọi là Minh Quang (明光), hiệu Đông Cốc (東谷), pháp từ của Minh Cực Huệ Tộ (明極慧祚). Ông đã từng sống qua các chùa như Bản Giác Tự (本覺寺) ở Gia Hòa (嘉禾, Phủ Gia Hưng, Tỉnh Triết Giang), Linh Nham Tự (靈巖寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô) và Hoa Tạng Tự (華藏寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô). Ông xiển dương giáo pháp ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang) và nhận sắc phong trú trì A Dục Vương Tự (阿育王寺) ở Minh châu (明州, Tỉnh Triết Giang) cũng như Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu. Ông thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 12 năm đầu niên hiệu Bảo Hựu (寶祐).
(東陵永璵, Tōrei Eiyo, 1285-1365): vị tăng của Phái Hoằng Trí (宏智派) thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Đông Lăng (東陵), xuất thân Minh châu (明州, Phủ Ninh Ba, Tỉnh Triết Giang), pháp từ của Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫) ở Thiên Đồng Sơn (天童山) vùng Minh châu. Ông trú tại Thiên Ninh Tự (天寧寺) trong làng và đến năm thứ 2 (1351) niên hiệu Quán Ứng (觀應) thì sang Nhật Bản. Thể theo lời mời của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), ông sống qua một số chùa như Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), v.v. Vào năm thứ 4 (1365) niên hiệu Trinh Trị (貞治), ông thị tịch và được ban cho thụy hiệu là Diệu Ứng Quang Quốc Huệ Hải Huệ Tế Thiền Sư (妙應光國慧海慧濟禪師). Môn phái của ông được gọi là Đông Lăng Phái (東陵派). Trước tác của ông có Dư Đông Lăng Nhật Bản Lục (璵東陵日本錄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập