Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Mao đoan »»
(s: Vakkula, Bakkula, Bakula, Vakula, p: Bakkula, Bākula, 薄拘羅): còn gọi là Bạc Cự La (薄炬羅), Bạc Câu La (薄俱羅), Ba Cưu Lãi (波鳩蠡), Bà Câu La (婆拘羅), Ba Câu Lô (波拘盧), Phược Củ La (縛矩羅), v.v. Hán dịch là Thiện Dung (善容), Vĩ Hình (偉形), Trùng Tánh (重姓). Pháp Hoa Văn Cú (法華文句, tức Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú [妙法蓮華經文句, Taishō No. 1718]) quyển 2 cho biết rằng: “Bạc Câu La giả, thử phiên Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; nhiên nhi sắc mạo đoan chánh cố ngôn Thiện Dung dã; niên nhất bách lục thập tuế vô bệnh vô yểu, hữu ngũ bất tử báo (薄拘羅者、此翻善容、或偉形、或大肥盛、或楞鄧、或賣性、然而色貌端正故言善容也、年一百六十歲無病無夭、有五不死報, Bạc Câu La, Tàu dịch là Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; tuy nhiên vì có sắc mạo đoan chánh nên gọi là Thiện Dung; sống đến 160 tuổi, không bệnh, không chết yểu, nhờ quả báo của 5 điều bất tử).” Huyền Ứng Âm Nghĩa (玄應音義) quyển 22 lại giải thích rằng: “Bạc Câu La, Trung Quốc dịch là Thiện Dung, do trì giới không sát sanh mà được 5 điều bất tử.” Kinh Bạc Câu La (薄拘羅經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō No. 26) quyển 8 cho hay rằng: “Ngã ư thử chánh pháp, Luật trung học đạo dĩ lai bát thập niên, vị tằng hữu bệnh, nãi chí đàn chỉ đầu thống giả, vị tằng ức phục dược, nãi chí nhất phiến Ha Lê Lặc (我於此正法、律中學道已來八十年、未曾有病、乃至彈指頃頭痛者、未曾憶服藥、乃至一片訶梨勒, ta ở trong chánh pháp, Luật, học đạo đến nay đã 80 năm, mà chưa từng có bệnh, cho dù là đau đầu trong khoảng thời gian một cái khảy móng tay; chưa từng uống thuốc dù là một miếng Ha Lê Lặc).” Vì trong thời quá khứ của Tỳ Bà Thi Phật (s: Vipaśyin-buddha, p: Vipassin-buddha, 毘婆尸佛), Tôn Giả đã từng lấy thuốc Ha Lê Lặc dâng cúng cho một vị tăng chứng quả Bích Chi Phật. Từ đó đến nay, trãi qua 91 kiếp, ông đều được phước báo không bệnh tật, và không chết yểu. Hơn nữa, nhân hành trì giới không sát sanh, ông được quả báo 5 điều bất tử (không bị lửa thiêu đốt cháy chết, nước sôi không làm cho phỏng chín thân, không bị chết chìm trong nước, không bị cá cắn, không bị đao chém thây). Tương truyền lúc nhỏ, bà kế mẫu đã từng rắp tâm sát hại ông 5 lần mà không thành (tức 5 điều bất tử), do vì đời trước ông đã từng tinh tấn hành trì giới không sát sanh. Sau khi lớn lên xuất gia, chỉ trong 3 ngày, ông chứng quả A La Hán. Ông không bị quả báo khổ đau vì bệnh tật, thọ 160 tuổi, được xưng tụng là Trường Thọ Đệ Nhất. Theo A Dục Vương Kinh (阿育王經), A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) là người thâm tín Phật pháp, thi hành nhân chính, thống nhất thiên hạ, kiến lập vương triều Khổng Tước (孔雀). Có hôm nọ, nhà vua cùng với Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa (s: Upagupta, 優波笈多) tham bái các ngôi tháp, tiến hành bố thí cúng dường. Khi đến bên tháp của Bạc Câu La, Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa thưa nhà vua rằng đây là tháp của Bạc Câu La, nhà vua nên cúng dường. A Dục Vương bèn hỏi rằng vị Tôn Giả này có công đức thù thắng nào mà đáng cúng dường như vậy ? Ưu Ba Cấp Đa trả lời rằng vị Tôn Giả này là người không có bệnh tật số một trong các đệ tử của Phật, yên lặng tu hành, thiểu dục tri túc. Nghe vậy, nhà vua lấy một đồng tiền cúng dường nơi tháp. Tuy nhiên, đồng tiền kia lại bay đi, trở lại bên chân của A Dục Vương. Khi ấy, nhà vua bảo rằng: “Vị A La Hán này có năng lực công đức thiểu dục, cho đến khi chứng quả Niết Bàn mà vẫn không thọ nhận một đồng tiền.”
(慧安, Ean, 582-709): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Chi Giang (支江), Kinh Châu (荆州), họ Vệ (衛), còn gọi là Lão An (老安), Đạo An (道安), Đại An (大安), một trong 10 vị đệ tử lớn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍). Ông có dung mạo đoan nhã, không hề nhiễm bụi trần, các pháp môn tu học thảy đều thông suốt. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 605-616) nhà Tùy, ông tập trung dân chúng, khai thông cầu đường, bao nhiêu thức ăn xin được ông đem phát cho dân nghèo. Trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Quán (貞觀, 627-649) nhà Đường, ông đến tham yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai Sơn (黃梅山) và ngộ được huyền chỉ với vị này. Vào một đêm nọ của năm thứ 2 (699) niên hiệu Thánh Lịch (聖曆) đời Võ Hậu, mưa gió dữ tợn, ông truyền thọ Bồ Tát giới cho thần Tung Sơn. Đến năm thứ 2 (706) niên hiệu Thần Long (神龍) đời vua Trung Tông, vua ban Tử Y cho ông, kính trọng như thầy, thường mời vào cung nội cúng dường trong vòng 3 năm. Vào năm thứ 3 (709) niên hiệu Cảnh Long (景龍), ông từ khước trở về Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺) và đến ngày mồng 8 tháng 3 năm này, ông thị tịch, hưởng thọ 128 tuổi.
(s: Maudgalyāyana; p: Moggallāna, 目犍連): một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, còn gọi là Ma Ha Mục Kiền Liên (s: Mahāmaudgalyāyana, p: Mahāmoggallāna, 摩訶目犍連), Đại Mục Kiền Liên (大目犍連), Đại Mục Càn Liên (大目乾連), Đại Mục Liên (大目連), Mục Liên (目連, 目蓮), Mục Già Lược (目伽略), Vật Già La (勿伽羅), Mục Kiền Liên Diên (目犍連延), Mục Kiền La Dạ Na (目犍羅夜那), Một Đặc Già La (沒特伽羅); biệt danh là Câu Luật Đà (s: Kolita, 拘律陀), Câu Luật (拘律), Câu Ly Ca (拘離迦), Câu Lý Ca (拘理迦); ý dịch là Thiên Bão (天抱); được xem như là Thần Thông Đệ Nhất (Thần Thông Số Một). Ông sinh ra trong một gia đình Bà La Môn ở thôn Câu Luật Đà, ngoại Thành Vương Xá (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城) thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀). Vừa mới sanh ra, ông đã có tướng mạo đoan chánh, từ nhỏ rất thâm giao với Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗), người con của dòng họ Bà La Môn ở làng bên cạnh. Ban đầu, cả hai đều theo làm đệ tử của một trong 6 vị thầy ngoại đạo là San Xà Dạ (s: Sañjaya, 刪闍夜) và mỗi người đều có 250 đệ tử; thường cùng hẹn ước với Xá Lợi Phất rằng nếu ai giác ngộ giải thoát trước thì phải chỉ lại cho người kia; cho nên cả hai rất tinh tấn tu tập. Nhưng sau đó nhân nghe được lời thuyết pháp của đức Phật ở Thành Vương Xá, họ đã quy y theo Phật và Mục Kiền Liên trở thành vị đệ tử Thần Thông Đệ Nhất. Chỉ trong vòng một tháng, ông đã chứng quả A La Hán (s: arhat, p: arahant, 阿羅漢). Sau khi quy y với đức Phật, Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất trở thành các bậc thượng thủ trong đại chúng, thường xuyên hỗ trợ đức Phật trong việc giáo hóa chúng sanh. Theo Vu Lan Bồn Kinh (s: Ulambanasūtra, 盂蘭盆經), tương truyền chính ông đã cúng dường cho chúng tăng vào ngày Tự Tứ để cứu độ mẹ mình đang bị đọa lạc vào đường Ngạ Quỷ, nhân ngày rằm tháng 7 cúng dường mười phương Đại Đức chúng tăng vào ngày Tự Tứ (s: pravāraṇā, p: pavāraṇā, 自恣), và hình thành nên lễ hội Vu Lan Bồn sau này. Như trong Kinh Sở Tuế Thời Ký (荆楚歳時記) có đoạn: “Mục Liên kiến kỳ vong mẫu sanh Ngạ Quỷ trung, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực; Mục Liên đại khiếu, trì hoàn bạch Phật, Phật ngôn nhữ mẫu tội trọng, phi nhữ nhất nhân sở nại hà, đương tu thập phương chúng tăng uy thần chi lực, chí thất nguyệt thạp ngũ nhật, đương vi thất đại phụ mẫu ách nạn trung giả, cụ bách vị ngũ quả, dĩ trước bồn trung, cúng dường thập phương đại đức, Phật sắc chúng tăng, giai vi thí chủ, chúc nguyện thất đại phụ mẫu, hành Thiền định ý, nhiên hậu thọ thực; thị thời Mục Liên mẫu, đắc thoát nhát thiết ngạ quỷ chi khổ (目連見其亡母生餓鬼中、卽以缽盛飯、徃餉其母、食未入口、化成火炭、遂不得食、目連大叫、馳還白佛、佛言汝母罪重、非汝一人所奈何、當須十方眾僧威神之力、至七月十五日、當爲七代父母厄難中者、具百味五果、以著盆中、供養十方大德、佛敕眾僧、皆爲施主、祝願七代父母、行禪定意、然後受食、是時目蓮母、得脫一切餓鬼之苦, Mục Liên thấy mẹ mình sanh trong Ngạ Quỷ, liền lấy bát đựng đầy cơm, đến cho mẹ ăn, thức ăn chưa vào miệng, đã hóa thành than lửa, cuối cùng chẳng ăn được. Mục Liên khóc lớn, trở về thưa lại với Phật. Phật bảo rằng mẹ ông tội nặng, không phải một mình ông có thể gánh vác được, cần phải nhờ vào oai lực của mười phương chúng tăng; đến ngày rằm tháng 7, nên vì bảy đời cha mẹ đang bị ách nạn, chuẩn bị đầy đủ trăm vị và năm món quả, đem đựng trong cái bồn để cúng dường những vị có đức lớn trong mười phương; Phật dạy chúng tăng, tất cả đều vì thí chủ mà cầu nguyện cho cha mẹ bảy đời, hành Thiền định, sau đó mới thọ nhận món ăn. Lúc bấy giờ mẹ của Mục Liên, được thoát khỏi cảnh khổ của ngạ quỷ).” Vào cuối đời, trong khi ông đang đi khất thực trong Thành Vương Xá thì gặp nhóm Phạm Chí (梵志) cầm đao trượng, môn đồ Bà La Môn vốn đã từng oán hận, ganh ghét giáo đoàn đức Phật, ném ngói, đá làm ông tử vong. Việc này xảy ra trước khi đức Phật nhập Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃). Ngài dựng tháp thờ ông một bên cửa Tinh Xá Trúc Lâm (s: Veṇuvana-vihāra, 竹林精舍). Ngoài ra, trong Mật Giáo, Mục Kiền Liên được an trí ở phía bên phải của Phật Thích Ca Mâu Ni trong Hiện Đồ Thai Tạng Giới Mạn Trà La Thích Ca Viện (現圖胎藏界曼茶羅釋迦院). Hình tượng của ông là vị Sa Môn (沙門), ngồi trên tòa hoa sen đỏ.
(s, p: Nanda, 難陀): ý dịch là Hoan Hỷ (歡喜), Hỷ Lạc (喜樂), còn gọi là Nan Nỗ (難努), Nan Đồ (難屠), Nan Đề (難提), là em cùng cha khác mẹ với Đức Phật, vợ ông là Tôn Đà Lợi (s: Sundarī, 孫陀利), khác với Nan Đà Chăn Trâu (tức Mục Ngưu Nan Đà [牧牛難陀], ý dịch là Thiện Hoan Hỷ [善歡喜], tên của một vị Tỳ Kheo, nhân hỏi Phật về 11 việc thả trâu như thế nào; biết được Ngài là bậc Nhất Thiết Trí, sau theo Phật xuất gia, chứng quả A La Hán). Cha là vua Tịnh Phạn (s: Śudhodana, 淨飯), mẹ là Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī, 摩訶波闍波提). Tướng hảo của ông gần như Đức Phật, thân dài 1 trượng 5 tấc, tướng mạo đoan chính, có 30 tướng đẹp (chỉ thua đức Phật 2 tướng mà thôi). Chính vì có tướng hảo đoan nghiêm như vậy nên ông được gọi là Tôn Đà La Nan Đà (s: Sundarananda, 孫陀羅難陀) có nghĩa là Nan Đà đẹp như con gái. Tương truyền ông có tướng hảo đẹp như vậy là vì đời quá khứ thường lấy vàng ròng làm trang nghiêm các tượng Phật, rồi thắp đèn cúng Phật, nên có được quả báo như vậy. Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, ông trở về thăm cố hương Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛). Khi ấy, Nan Đà là Hoàng thái tử và đang chuẩn bị kết hôn với người đẹp số một trong nước là nàng Tôn Đà Lợi, nhưng Đức Phật lại dùng phương tiện để khuyến dụ ông xuất gia. Ngài đã hóa độ ông xuất gia tại vườn Ni Câu Luật (s: nyagrodha, p: nigrodha, 尼拘律). Sau khi xuất gia xong, do vì quá nhớ đến vợ, ông vẫn thường trở về nhà thăm vợ. Về sau, ông được đức Phật dùng phương tiện hóa độ, giúp ông đoạn trừ ái dục, chứng quả A La Hán. Trong số các đệ tử Phật, ngài được tôn xưng là điều phục các căn đệ nhất. Về câu chuyện đức Phật hóa độ Nan Đà. Tương truyền một hôm nọ, đức Phật cùng với Tôn Giả A Nan đến khất thực tại ngay trước cửa nhà của Nan Đà. Ông nghênh đón, chuẩn bị dâng cơm vào bát cúng đường đức Phật. Bỗng nhiên Ngài chuyển thân chạy đi và nói với A Nan là bảo Nan Đà đem thức ăn đến. Nan Đà nghe vậy đem cơm đến chỗ Phật. Lập tức đức Phật cho người cạo đầu Nan Đà; như vậy trong tình huống đó, ông bị buộc phải xuất gia. Ngày hôm sau, Ngài cùng với đại chúng ra ngoài khất thực; chỉ mình Nan Đà ở nhà mà thôi, với ý định trốn thoát. Biết vậy, đức Thế Tôn bảo ông quét dọn sạch các cửa khắp bốn phía. Ông quét sạch cửa này thì cửa kia nhớp, cứ như vậy không thể nào làm cho sạch hết tất cả được. Nhân đó ông nghĩ rằng, nếu lúc này không chạy trốn thì không biết khi nào mới thoát được. Vì vậy, ông trốn thoát ra khỏi Tinh Xá, chạy đến giữa đường thì thấy đức Phật từ xa đi đến, bèn nép mình trốn sau gốc cây, không ngờ cây đó bay bổng lên không trung, khiến cho hành tung Nan Đà bị bại lộ. Thấy vậy đức Phật hỏi ông vì sao chạy trốn. Ông trả lời rằng vì quá nhớ thương vợ con ở nhà. Đức Phật dạy rằng: “Trước khi về nhà, ta sẽ dẫn con đi chơi hai nơi.” Ngài bèn dẫn ông lên trên Trời, ông thấy các nàng Thiên nữ trên đó, liền thốt lên rằng: “Quả đẹp như tiên nữ.” Nghe vậy, đức Phật hỏi ông rằng: “Thế thì nếu so sánh tiên nữ kia với vợ con ông, ai là người đẹp hơn ?” Nan Đà trả lời ngay rằng: “Tiên nữ kia đẹp hơn vợ con cả ngàn lần.” Sau đó, đức Thế Tôn lại dẫn ông đến một cung điện khác, bên trong có vàng ngọc rực rỡ, một đàn tiên nữ đang ngồi quây quần bên bức tượng, chứ không thấy Thiên tử. Ông bèn hỏi nguyên do, một tiên nữ trả lời rằng: “Cung điện này sẽ được cấp cho bào đệ của Phật là Nan Đà. Người đó đang thọ hưởng phước lạc dưới dương thế, sau khi mạng chung sẽ tiếp tục lên đây hưởng phước.” Nghe vậy, Nan Đà vui mừng tột đỉnh, tự biết mình là người có phước báo lớn. Tiếp theo, đức Thế Tôn lại đưa ông xuống cõi Địa Ngục. Ông vô cùng xót xa khi thấy các tội nhân nơi đây phải chịu khổ hình thê thảm. chân tay ông rã rời, run sợ không muốn ở lại lâu nơi đó. Đức Phật lại đưa ông đến một nơi khác, thấy có hai người ngục tốt đang ngồi ngủ gà ngủ gậc; nước dầu trong chảo cũng lạnh ngắt; lửa dưới chảo dầu chưa đỏ cháy. Lấy làm lạ, ông bạo gan hỏi ngục tốt nguyên do vì sao. Người lính cai ngục bảo rằng: “Chảo dầu sôi này vốn để dành cho Nan Đà, em của đức Phật. Ông ấy hiện tại đang hưởng phước trên dương gian, sau khi qua đời sẽ được sanh lên cõi Trời, hưởng phước lần nữa. Khi phước trên cõi Trời đã hết, ông ấy phải đọa xuống đây để chị quả báo tội nghiệp của nhiều đời trước.” Nghe lời này xong, Nan Đà kinh hãi đến nỗi lông tóc dựng đứng, run sợ không kể xiết, cùng Phật trở về Tinh Xá, cầu xin Ngài cứu thoát ra khỏi cảnh khổ của Địa Ngục. Từ đó, Ngài giải thích cho Nan Đà biết rõ tầm quan trọng và ý nghĩa xuất gia. Cho nên ông mới thật sự phát tâm xuất gia.
(s, p: aṇu-raja, aṇu-rajas, 微塵): nhỏ như bụi trần, âm dịch là A Noa (阿拏), A Nậu (阿耨); gọi riêng là vi (微), trần (塵); tức là sắc lượng nhỏ nhất do Nhãn Căn nhận lấy được. Cực nhỏ là đơn vị nhỏ nhất tồn tại của sắc pháp được thuyết trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 10, 12. Lấy một cái cực nhỏ làm trung tâm, bốn phương trên dưới tụ tập đồng nhất cực nhỏ mà thành một khối, tức gọi là vi trần. Hợp 7 cực vi thì thành một vi trần, 7 vi trần thành một kim trần (金塵), 7 kim trần thành một thủy trần (水塵). Ngoài ra, các kinh luận cũng lấy vi trần tỷ dụ cho số lượng cực nhỏ, lấy số vi trần để dụ cho số cực lớn. Trong Bắc Tề Thư (北齊書), Truyện Phàn Tốn (樊遜傳), có đoạn: “Pháp vương tự tại, biến hóa vô cùng, trí thế giới ư vi trần, nạp Tu Di ư thử mễ (法王自在、變化無窮、置世界於微塵、納須彌於黍米, Pháp vương tự tại, biến hóa vô cùng, bỏ thế giới trong hạt bụi, gom Tu Di nơi hạt lúa).” Hay trong Phật Thuyết Thập Địa Kinh (佛說十地經, Taishō Tripitaka Vol. 10, No. 287) quyển 6 cũng có đoạn: “Ư nhất Mao đoan bách thiên ức, na dữu đa quốc vi trần số, như thị vô lượng chư như lai, ư trung an tọa thuyết diệu pháp (於一毛端百千億、那庾多國微塵數、如是無量諸如來、於中安坐說妙法, trên đầu mảy lông trăm ngàn ức, muôn vạn nước bụi trần số, như vậy vô lượng các Như Lai, trong đó an tọa thuyết pháp mầu).” Hoặc trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) có bài niệm hương rằng: “Thử nhất biện hương, bất tùng thiên giáng, khởi thuộc địa sanh, Lưỡng Nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung tắc, Tam Giới nhất khí, tài phân chi hậu, chi diệp biến mãn thập phương, siêu nhật nguyệt chi quang hoa, đoạt sơn xuyên chi tú lệ, tức Giới tức Định tức Tuệ, phi mộc phi hỏa phi yên, thâu lai tại nhất vi trần, tán xứ phổ huân pháp giới, nhiệt hướng lô trung, chuyên thân cúng dường, thường trú Tam Bảo, sát hải vạn linh, lịch đại Tổ sư, nhất thiết Thánh chúng, hà sa phẩm loại, u hiển Thánh phàm, tất trượng chơn hương, phổ đồng cúng dường (此一瓣香、不從天降、豈屬地生、兩儀未判之先、根源充塞、三界一氣、纔分之後、枝葉遍滿十方、超日月之光華、奪山川之秀麗、卽戒卽定卽慧、非木非火非煙、收來在一微塵、散處普薰法界、爇向爐中、專伸供養、常住三寶、剎海萬靈、歷代祖師、一切聖眾、河沙品類、幽顯聖凡、悉仗眞香、普同供養, một nén hương này, không từ trời xuống, sao thuộc đất sanh, Lưỡng Nghi [âm dương] chưa phân đầu tiên, nguồn căn đầy ắp, Ba Cõi một khí, mới chia sau đó, cành lá biến khắp mười phương, siêu trời trăng ấy rực sáng, vượt núi sông bao tú lệ, là Giới là Định là Tuệ, chẳng gỗ chẳng lửa chẳng khói, thâu vào trong một bụi trần, tan biến khắp xông pháp giới, rực hướng lò hương, thành tâm cúng dường, thường trú Tam Bảo, tất cả sinh linh, bao đời Tổ sư, hết thảy Thánh chúng, hà sa các loài, ẩn hiện Thánh phàm, đều nhờ chơn hương, cúng dường khắp cùng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập